suy giảm tài nguyên rừng trên địa bàn
Dân cư trên địa bàn xã chủ yếu là dân tộc thiểu số, với lỗi sống còn mang đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc, với những thói quen canh tác còn lạc hậu chưa khoa học, điểm hình là hình thức canh tác làm nương rẫy của đồng bào dân tộc Mông ở trên địa bàn xã. Trong thời bởi kinh tế ở vùng núi còn nhiều khó khăn, khai hoang tận dụng những vùng đất dốc vào sản xuất để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống là một hoạt động giải pháp tích cực.
Mặt khác, hoạt động sản xuất làm nương rẫy thường canh tác một vài vụ, khi đất bạc màu thì lại bỏ hoang đi tìm những vùng đất khác chưa được khai hoang để khai hoang canh tác, do không có đất để khai hoàng thì những vùng đất được khai hoang sẽ được canh tác trong nhiều năm liên tục và do địa hình dốc sẽ bị xói mòn, rửa trôi làm mất các thành phần kết cấu của đất, dinh dưỡng trong đất, dẫn đến không canh tác được, hoặc những vùng đất thuộc những khu quy hoạch rừng đặc dụng và rừng phòng hộ sẽ bị chặt phá để khai hoang sản xuất, từ đó rừng đặc dụng và rừng phòng hộ sẽ bị thu hẹp, tài nguyên rừng bị suy giảm.
Tuy nhiên, cho thấy hiện nay trên địa bàn trình độ dân trí vẫn còn thấp, chưa nắm vững hoặc chưa được tiếp thu các nền khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất thấp và đạt hiệu quả kinh tế thấp, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Qua quá trình nghiên cứu khảo sát hiện nay, bà con chủ yếu là trồng các loại cây như: Cây sắn, cây dong giềng, cây ngô, cây lúa là chủ yếu. Hơn nữa trồng các cây sắn, dong giềng trên đất dốc dễ làm cho đất bị bạc màu, xói mòn, dẫn đến không canh tác đươc.
Việc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ, trừ sâu trên nương rẫy ở những khu đầu nguồn rất đễ ngấm xuống nguồn nước. Khi phun xong, dụng cụ, bình phun được rửa và đổ tuỳ tiện, thậm trí đổ luôn vào nguồn nước, điều này gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sức khoẻ của người dân.Vì vậy, cần
phải nhận thức, thay đổi thói quen làm nương rẫy ở những khu đầu nguồn hoặc bỏ nương rẫy chuyển sang lao động các lĩnh vực khác.
Một số hình ảnh về nương rẫy trên địa bàn xã Mường Phăng:
(Khu rừng đầu nguồn bị chặt phá làm nương)
(Đất đồi bị chặt phá để trồng cây sắn)
(Đất đồi sau khi trồng cây sắn bị bỏ
hoang)
(Đất nương trồng cây rong giềng)
Hình 4.2. Một số hình ảnh đất làm nương rẫy trên địa bàn xã Mường Phăng
Về cụ thể, không có một số liệu nào thông kế của xã về tỷ lệ diện tích rừng bị chặt phá làm nương rẫy, nhưng qua thực tế cho thấy (trừ khu bảo tồn rừng nguyên sinh sở chỉ huy chiến dịch điện biên phủ và rừng ven Hồ Pá Khoang) thì trên địa bàn xã rừng cơ bản đã bị tàn phá. Do vậy, nhiện vụ đặt ra là phục hồi rừng, cải tạo đất là nhiện vụ cấp bách.