Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Mường Phăng huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. (Trang 27)

3.4.1. Phương pháp thu thp tài liu th cp

Thu thập các số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật, có liên quan đến hiện trạng môi trường và bảo vệ môi trường.

Thu thập các tài liệu thứ cấp của UBND xã Mường Phăng và Phòng tài nguyên và môi trường huyện Điện Biên.

Thu thập các tài liệu có liện quan đến thực địa, sách báo, ….

3.4.2. Phương pháp điu tra, phng vn

Nội dung điều tra, phỏng vấn: Điều tra phỏng vấn người dân về tình hình hiện trang môi trường, chất lượng đời sống của nhân dân.

Đối tượng phỏng vấn: Hộ gia đình và cá nhân.

Cách lấy phiếu: Mỗi thôn bản đại diện 5 phiếu, phỏng vấn 26/26 thôn bản.

Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi trong phiếu điều tra.

3.4.3. Phương pháp quan sát đánh giá

Đối tượng quan sát: Hiện trang cảnh quan những khu vực nông thôn có nhiều bức xúc về môi trường trên địa bàn xã.

Phương thức quan sát: Quan sát trực tiếp, chụp hình kết hợp tham vấn ý kiến cộng đồng tại khu vực quan sát.

3.4.4. Phương pháp x lý s liu

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội xã Mường Phăng huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên

4.1.1. Điu kin t nhin

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách trung tâm Thành phố Điện Biên khoảng 30 km về phía Đông Bắc, cách đường quốc lộ 279 Khoảng 10 Km về phía Đông. Đây là vùng căn cứ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đánh đuổi thực dân Pháp của quân đội ta. Điểm di tích lịch sử này đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và bảo vệ.

Có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc – Tây Bắc giáp:Xã Nà Tấu và Nà Nhạn huyện Điện Biên.

- Phía Nam – Đông Nam giáp: Xã Pu Nhi huyện Điện Biên Đông.

- Phía Đông giáp: Xã Ẳng Cang và xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng.

- Phía Tây – Tây Nam giáp:

Xã Pá Khoang huyện Điện Biên Hình 4.1. Bản đồ địa giới hành chính

xã Mường Phăng huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên

4.1.1.2. Đặc điểm địa thế, địa hình.

Địa hình xã Mường Phăng có độ cao từ 880 m đến 1.635 m so với mặt nước biển có 2 kiểu địa hình chính sau:

+ Kiểu địa hình núi trung bình: Đây là kiểu địa hình đặc trưng của xã gồm tòan bộ hệ thống núi đất có độ cao từ 880 m đến 1.635 m.

+ Kiểu địa hình thung lũng: Nằm xen với các dãy núi thuộc khu vực hồ Pá Khoang. tuy nhiên kiểu địa hình này diện tích không lớn.

Địa thế: Gồm những dãy núi cao tiếp giáp với huyện Điện Biên Đông và huyện Mường Ẳng có độ dốc từ 300

- 350. Những dãy núi này đã làm cho Mường Phăng thành thung lũng hẹp, thấp dần về phía Đông Bắc.

4.1.1.3. Thời tiết, khí hậu.

Xã Mường Phăng nằm trong vùng ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm được chia làm hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. thời tiết mùa này nóng ẩm mưa nhiều. + Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa này thường lạnh và khô hanh lượng mưa ít, lạnh nhất vào tháng 12 và tháng 1 năm sau.

+ Nhiệt độ bình quân trong năm 21,80

c. + Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 36,30

c. + Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 30

c.

+ Lượng mưa trung bình/năm từ 1.600 mm - 2.000mm.

+ Lượng mưa thấp nhất khoảng 20 - 30 mm/tháng. phân bố vào tháng 1 và tháng 12.

+ Lượng mưa cao nhất khoảng 400 mm/tháng. tập trung vào tháng 7, tháng 8.

Hướng gió thịnh hành của xã là gió Đông Bắc vào mùa lạnh và gió Đông Nam vào mùa nóng. vào các tháng 3, 4 trên địa bàn xã, thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (gió Lào) do đó thời tiết thường khô hanh. Nhiệt nhiệt độ trung bình thường thấp hơn các xã vùng lòng chảo Điện Biên làm ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển cây trồng, nhất là cây nông nghiệp, kéo dài thời vụ.

4.1.1.4. Thuỷ văn.

Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã gồm hệ thống suối sau:

Suối Nậm Phăng: Đây là suối chính chạy dọc xã bắt nguồn từ 2 khu vực: suối Lọng Luông và khu vực bản Nghịu rồi đổ vào hồ Pá Khoang tại bản Đông Mệt. Nguồn nước được cung cấp từ nhiều các khe nhỏ khác nhau chủ yếu phục vụ sản xuất.

Suối Nậm Điếng: bắt nguồn từ đỉnh núi cao tiếp giáp với huyện Điện Biên Đông, chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, qua địa phận bản Tân Bình, bản Khá rồi hợp với khe Phiêng Ma Lông đổ vào suối Nậm Phăng. Ngoài cung cấp nước cho sản xuất, còn cung cấp nước sinh hoạt cho các bản: Tân Bình, bản Khá.

Ngoài ra trên địa bàn xã còn nhiều khe suối khác như: Khe Tạc Điêng, khe Lọng Nghịu, khe Phiêng Ma Lông... cung cấp nguồn nước cho hồ Pá Khoang để điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất trên cánh đồng Mường Thanh và sinh hoạt sản xuất người dân trong xã đồng thời còn là nguồn cung cấp nước cho các công trình thủy điện, tạo cảnh quan để phát triển du lịch sinh thái.

(Nguồn:Báo cáo quy hoạch nông thôn mới xã Mường Phăng năm 2013)

4.1.1.5. Đất đai.

Đất đai khu vực xã Mường Phăng được hình thành và phát triển trên 2 nhóm đá mẹ chính:

+ Nhóm đá mẹ macma axit;

+ Nhóm đá mẹ biến chất; với các loại như Granit, phiến thạch sét và đá diệp thạch;

Qua kết quả khảo sát thực địa và kế thừa tài liệu kết quả điều tra xây dựng bản đồ lập địa của tỉnh Điện Biên xã Mường Phăng có những nhóm đất sau:

- Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi trung bình: Phân bố ở độ cao từ 950 m đến 1.600 m so với mặt nước biển, độ dốc bình quân > 250. Đá mẹ chủ yếu là nhóm đá macma axit và đá biến chất, có thành phần cơ giới trung bình hàm lượng mùn tương đối dày.

- Nhóm đất thung lũng (do quá trình bồi tụ): Phân bố tập trung chủ yếu ở ven suối, vùng đồi, thung lũng, có độ cao dưới 950 m so với mặt nước biển, có độ dốc nhỏ. Dạng đất này có tầng đất từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha, đất tơi xốp.

- Ngoài ra còn một số loại đất như: Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs), đất mùn vàng nhạt phát triển trên đá cát (Hq), đất mùn đỏ vàng trên đá sét. Tuy nhiên những loại đất này chiếm tỷ lệ không lớn và phân bố chủ yếu ở những đỉnh núi cao thuộc khu vực giáp ranh với huyện Điện Biên Đông;

(Nguồn:Báo cáo quy hoạch nông thôn mới xã Mường Phăng năm 2013)

4.1.2. Điu kin kinh tế -xã hi

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế.

a)Sản xuất Nông nghiệp

Theo số liệu “Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm; mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2013” đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Mường Phăng được tóm tắt qua những nét chính sau đây:

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp đạt: 988,19 ha, đạt

96,20 % kế hoạch, đạt 96,20% Nghị quyết kỳ họp thứ 6 HĐND xã giao. Diện tích cây lượng thực đạt: 323 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 2.160,44 tấn, vượt 9,52% so với kế hoạch huyện giao. Các cây trồng chủ yếu gồm:

+ Lúa chiêm xuân: 165 ha, năng suất 65,5 tạ/ha, sản lượng 1080,75 tấn, vượt 14,5% so với kế hoạch huyện giao.

+ Lúa mùa: 291 ha, năng suất 37 tạ/ha, sản lượng 1.079,66 tấn, vượt 10,01 % so với kế hoạch huyện giao.

+ Ngô cả năm: 32 ha năng suất ước đạt 35,8 tạ/ha,sản lượng ước đạt 1.145,6 tấn, vượt 34,52% so với kế hoạch huyện giao.

+ Cây công nghiệp ngắn ngày 38 ha, trong đó: Đậu tương 13,6 ha, năng suất 19,8 tạ/ha, sản lượng 26,93 tấn, vượt 1,35 % so với kế hoạch huyện giao. Lạc: 11,9 ha, năng suất 16 tạ/ha, sản lượng 19,04 tấn, vượt 1,23 % so với kế hoạch huyện giao.

+ Khoai lang: 9,2 ha, năng suất 12 tạ/ha, sản lượng 11,04 tấn, giảm 0,1 % so với kế hoạch huyện giao.

+ Sắn: 154,1 ha, năng suất 96 tạ/ha, sản lượng 1.479,36 tấn, vượt 1,17% so với kế hoạch huyện giao.

+ Dong giềng: 93 ha, năng suất 98,5 tạ/ha, sản lượng 916,05 tấn, vượt 3,89% so với kế hoạch huyện giao.

+ Chăm sóc cây công nghiệp dài ngày 2,0ha, trong đó: chăm sóc cây ca phe năm thứ nhất cây sinh trưởng và phát triển bình thường.

- Chăm nuôi: theo số liệu kiểm kê đến ngày 31 tháng 12 năm 2013:

+ Đàn trâu 969 con, không đạt 0,96% so với huyện giao. + Đàn bò: 314 con 0,80% so với kế hoạch huyên giao. + Đàn lợn: 3638 con, vượt 2,055% so với huyên giao. + Đàn dê: 400 con; đàn ngựa 27 con.

+ đàn gia cần các loại 43,839con, vượt 2,062% so với huyên giao. b)Công tác lâm nghiệp

- UBND xã thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chỉ thị, nghỉ quyết của Đảng và Nhà nước về công tác quản lí bảo vệ rừng như Nghị định số 23/2006 NĐ- CP, ngày 03/3/2006 của chính phủ thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số: 12/2003/CT- TTg, ngày 16/5/2003 của thủ tướng chính phủ về tăng cường các biệt phát cấp bách và phát triển rừng; Chỉ thị số 08/2006 CT- TTg, ngày 8/5/2006 của thủ tướng chính phủ về tăng cường các biện phát cấp bách ngăn trạng tình trạng chặt phá đốt rừng, khai thác rừng trái phép; Chỉ thịsố 15/2005 CTBNN, 13/2/2007 của bộ nông nghiệp PTNT về tăng cường quản lý công tác nương rẫy; Chỉ thị số 09 CT- UBND, ngày 21/5/2009 của uỷ bannhân dân tỉnh Điện Biên về việc chấn chỉ và tăng cường cong tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.

- UBND xã hàng năm kiện toàn và củng cố ban quan lý bảo vệ rừng, PCCC do đ/c Phó chủ tịch UBND xã phụ trách nông, lâm, nghiệp là trưởng ban; Đ/c Trưởng công an xã, Trưởng Quân sự xã làm phó ban thường trực; Trưởng các đoàn thể, Kiểm lâm địa bàn, các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn xã và Trưởng bản làm uỷ viên.

- Thường xuyên tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng đến tận các tổ chức, các hộ gia đình không phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản.

- Xây dựng quy ước, hương ước tại thôn bản về công tác quản lý bảo vệ rừng, quy định khu vực nương rẫy và thời gian đốt nương cho từng khu vực.

- Mở rộng hội nghị triển khai công tác QLBVR – PCCC tại UBND xã. Tổ chức cam giữa UBND xã với thôn bản, hộ gia đình thực hiện tốt quy ước, hương ước; Thành lập tổ bảo vệ rừng, tổ chức kiểm tra, tuyên truyền tác hại về việc phá rừng.

- Về tình hình chặt tỉa rừng, lấn chiếm đất rừng và khai thác vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn xã trong năm 2013. Tổng số vụ vi phạm toàn xã là 20 vụ

+ Phát rừng làm nương 01 vụ. + Cất dấu lâm sản 06 vụ.

+ Khai thác rừng trái phép 01 vụ.

+ Chặt hạ cây giải giác trong rừng trái pháp luật 11 vụ + Thu giữ cưa xăng 01 vụ.

Trong đó, cấp huyện xử lý gỗ vô chủ là 08 vụ và xã xử lý 12 vụ, tổng số tiền phạt nộp ngân sách xã có 08 vụ là 12.200.000 đồng và còn 04 vụ còn lại ( 01 thu cưa xăng và 03 vụ chặt hạ cây giải giác trong rừng) phạt 4.800.00 đồng nhưng chưa có tiền nộp do các hộ này là hộ nghèo không có tiền.

- Tỷ lệ che phủ rừng trên toàn xã là 39,63% c)Công tác thu chi ngân

- Tổng thu ngân sách đạt: 6.190.549.000 đồng, đạt 112%.Trong đó: +Thu ngân sách trên địa bàn 33.000.000 đồng, đạt 100%.

+ Phí và lệ phí: 21.000.000 đồng.

+ Quỹ An ninh quốc phòng: 5.000.000 đồng. + Thu khác: 7.000.000 đồng.

- Tổng chi ngân sách đạt: 6.190.549.000 đồng.

4.1.2.2. Điều kiện về xã hội

a)Văn hoá – Thể thao

- Xã Mường Phăng có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó: dân tộc thái chiến tỷ lệ cao nhất,

- Xã có 2 nhà văn hoá, có 6 thôn bản đạt danh hiệu bản làng văn hoá. - Hoạt động phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao với chủ đề mừng Đảng, mừng xuân và thông tin tuyên truyền, đặc biệt là trào mừng các

ngày sự kiện trong đại của đất nước được tổ chức đến các cở sở thôn bản. Trong năm 2013 xã đã kết hợp với Phòng văn hoá huyện Điện Biên tổ chức lễ hội cầu mưa tại bản văn hoá Che Căn.

- Thực hiện phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao tổ chức cho đoàn tham dư thi đấu tại cụm xã Mường Phăng +Nà Tấu+Nà Nhạn đạt được nhiều giải. Văn nghệ đạt: 01 giải nhất toàn đoàn, văn nghệ quần chúng gồm: 01 giải A, 01 giải B, 02 giải C. Thể dục thể thao đạt: 07 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba. Ngày 24/11/2013 tại Đại hội thể dục thể thao khối các xã trong huyện tổ chức tại xã Thanh Chăn đạt: 01 toàn đoàn khối xã vùng cao, 02 giải nhất, 02 giải ba.

- Tổ chức tuyên truyền về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Xây dựng quy ước, hương ước theo nếp sống mới 26/26 thôn bản. Khen thưởng thôn bản văn hoá và gia đình văn hoá 26/26 thôn bản.

b)Giao dục – Đào tạo

- Hoàn thành nhiện vụ năm học 2013 – 2014. Duy trì và giữ vững các tiêu chí đạt chuẩn về phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, giữ vững các trường đạt chuẩn Quốc gia được UBND tỉnh công nhận.

- Trong năm học 2013 – 2014, toàn xã có 5 trường học, 61 lớp, 1.387 học sinh. Trong đó: Cấp mần non 02 trường, 20 nhóm lớp, 382 cháu, cấp tiểu học 02 trường, 22 lớp, 545 học sinh, cấp trung học cơ sở: 01 trường, 19 lớp, 551 học sinh. (Theo số liệu thống kê của xã Mường Phăng, 2013)

c)Công tác lao động – Thương binh xã hội

- Xã có 02 thương binh, 02 bệnh binh và 03gia đình liệt sỹ. Việc thực hiện chính sách xã hội đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ, các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội thường xuyên được quan tâm, nhân dịp ngày lễ, tết nguyên đán xã tổ chức thăm và tặng quà động viên tinh thần các gia đình thương binh, bệnh binh và thân nhân gia đình liệt sỹ.

- Số người được hưởng trợ cấp hàng tháng là 82 người, trong đó: 52 người cao tuổi,24 người tàn tật, 04 người tâm thần, 01 không người nuôi dưỡng và 01 người cô đơn, việc thực hiện chi trả các chế độ đãi ngộ được kịp thời.

d)Y tế - Dân số - kế hoạch hoá gia đình - Y tế:

+ Trạm y tế có đội ngũ y tế gồm 08 nhân viên, trong đó: 02 y sỹ sản nhi, 02 y sỹ y học cổ truyền, 01 y sỹ đa khoa, 01 y tá sơ cấp, 01 nữ hộ sinh và 47 y tá sơ học bản. Thường xuyên thực hiên công tác khám, chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân luôn được chủ động, bám sát cơ sở trong năm 2013 không có dịch bệnh lớn xảy ra.

+ Kết quả khám, chữa bệnh đạt được như sau: Tổng số giường bệnh được giao 03 giường; Tổng số lần khám bệnh 11.094 lần (chỉ tiêu giao: 11.000 lần) đạtkế hoạch giao; Số lần điều trị nội trú 45 lần (chỉ tiêu giao: 80 lần) chưa đạt kế hoạch giao; Số kê đơn thuốc 9484 lần (chỉ tiêu giao: 8.000 lần) đạt kế hoạch giao; Số kê đơn thuốc trẻ em dưới 6 tuổi 1.999 lần.

- Dân số: Theo báo cáo UBND xã về thực hiện chương trình giảmTổng dân số 1002 hộ = 4671 nhân khẩu, trong đó: Nam: 2394 người. Nữ: 2277

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Mường Phăng huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)