môi trường xung quanh, nguồn nước sinh hoạt
Chăn nuôi là một hình thức sản xuất không thể thiếu của các hộ nông dân sống ở vùng nông thôn, phong tục tập quán cũng ảnh hưởng đến chăn nuôi của mỗi dân tộc. Xã Mường Phăng có 3 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có dân tộc Thái và Mông, có một số hộ vẫn còn sống theo nhữngthói quen vẫn lạc hậu cần phải thay đổi.
a)Đối với dân tộc Thái:
Người Thái được mọi người biết đến với những chiếc nhà sàn đẹp, gọn gằn thoáng mát. Tuy nhiên, trên địa bàn xã vẫn còn rất nhiều hộ phân bố khắp các bản người của dân tộc Thái trong xã, nhà vẫn còn nhốt gia súc, vật nuôi dưới gầm sàn, gây mùi hôi thối cho mọi người trong nhà và khu vực xung quanh, nhốt gia súc, vật nuôi dưới gầm sàn thì đã phổ biến từ rất lâu đời. Đối với người dân họ rất quý những con vật nuôi, luôn lo lắng sợ bị mất nên mỗi nhốt gia súc, vật nuôi dưới gầm sàn để các con vật nuôi của nhà được an toàn, tục nhốt gia súc dưới gầm sàn đã trở thành một thói quen của dân tộc Thái. Ông: Lò Văn Thanh – Chủ tịch UBND xã Mường Phăng cho biết: “Thói quen
nhốt các con vật dưới gầm sàn của dân tộc Thái là: Vì trước đây, thú dữ rất nhiều nếu không nhốt dưới gầm sàn thì ban đêm thú dữ sẽ về bắt các con vật nuôi của nhà làm môi, để các con vật nuôi được an toàn thì phải nhốt dưới gầm sàn mỗi không bị thú dữ bắt làm môi.Còn hiện nay trên địa bàn thì trộm cắp nhiềunếu không nhốt gia súc, vật nuôi dưới gầm sàn thì sễ bị trộm cắp lúc nào cũng không biết, mặc dù nhốt dưới gầm sàn rất mùi hôi thối cho các thành viên trong gia đình và mọi người xung quanh nhưng vẫn phải nhốt, như
thế thì gia súc, vật nuôi mới được an toàn”. Hơn nữa gầmnhà của dân tộc Thái cũng rộng, thoáng nên cũng sẽ là những nơi để cho các hộ dân chưa nhận thức được tác hại đến sức khoẻ của việc nhốt gia súc, vật nuôi dưới gầm nhà.
Việc nhốt gia súc, vật nuôi dưới gầm sàn của một số người dân đã dẫn tới gia súc, vật nuôi sẽ tuỳ tiện thải phân dưới gầm nhà. Như vậy, sẽ bốc mùi hôi thối lên trên nhà ảnh hưởng đến các thành viên trong nhà và sinh hoạt của gia đình, tạo điều kiện cho rồi, nhặng, mỗiphát triển, đây cũng chính là các
côn trùng trung gian truyền bệnh. Từ đó dễ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ các thành viên trong nhà và mọi người xung quanh, đồng thời làm mất mĩ quan cho gia đình, và dẽ dẫn đến mắc bệnh tập và dịch bệnh. Đây là một điều cần phải được thay đổi về nhận thức và ý thức cho người dân để bỏ những thói quen nhốt gia súc, vật nuôi dưới gầm sàn nhà, để người dân đưa gia súc, vật nuôi ra khỏi sàn nhà, bảo vệ chính cuộc sống của họ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Hình ảnh của các hộ dân trên địa bàn còn nhốt gia súc dưới gầm sàn.
Hình 4.3.Nhốt trâu bò dưới gầm sàn
Bảng 4.1. Tình hình nuôi, nhốt gia súc, vật nuôi của các hộ gia đình tại 22 thôn bản người Thái.
Vị trí nhốt Số hộ gia đình Tỷ lệ
Trong chuồng trại riêng không chung với nhà 68 61,82%
Dưới sàn nhà 35 31,82%
Xung quanh nhà 7 6,36%
Thả rong 0 0,00%
61,82% 31,82% 6,36% 0,00% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00%
Trong chuồng trại riêng
không chung với nhà
Dưới sàn nhà Xung quanh nhà Thả rong
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện tình hình nuôi, nhốt gia súc, vật nuôi của các hộ gia đình tại các bản người Thái.
b)Đối với dân tộc Mông:
Dân tộc Mông trên địa bàn xã Mường Phăng không nhiều chỉ có 4 thôn bản và ở sát nhau, nét sống văn hoá tương đồng, chủ yếu là nhóm Mông trắng, hoạt động chăn nuôi và sinh hoạt không có sự khác nhau nhiều giữa các thôn, nhà ở chủ yếu là nhà đất 4 mãi, chuồng trại thường được bố trí xung quanh nhà, xung quanh nhà ít có vườn rau, các cây hoa màu, có thì chủ yếu là cây ăn quả thân gỗ có kích thước lớn. Cách thức chăn nuôi của người Mông khác rất nhiều so với người Thái, người Mông gia súc, vật nuôi chủ yếu được thả rong xung quanh nhà, để tránh bị vật nuôi phá hoại thì xung quanh nhà, người Mông rất ít làm vườn rau.
Quan điểm của người Mông, thả rong là để cho vật nuôi tự đi kiến ăn, để ban ngày cả nhà còn có thời gian đi làm nương rẫy và không phải mất công cho vật nuôi ăn vào ban ngày, như vậy thì sẽ làm được nhiều nương rẫy và nhà sẽ được mùa, cả nhà sẽ không phải đói nghèo. Thói quen thả rong đã khiến cho các con vật nuôi tuỳ tiện thải phân ra khắp nơi xung quanh nhà. Vào những ngày nắng nóng mùi hôi thối sẽ bốc lên gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, vào những ngày mưa thì bị rửa trôi gây ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt và các mạch nước ngần, thả rong vật nuôi cũng là một điều kiện dễ lây lam và phát tán dịch bệnh gây nguy hiểm. Vì vậy, cần phải tuyên truyền cho người Mông về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn để một số
hộ dân còn chăn thả theo hình thức thả rong có ý thức hơn và không thả rong gia súc, vật nuôi nữa và có trách nhiệm hơn trong giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
Hình 4.5. Buộc gia súc gần nhà ở.
Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi của các hộ gia đình người Mông. Hình thức nuôi Số hộ gia đình Tỷ lệ
Trong chuồng trại riêng không chung với nhà 8 40%
Dưới sàn nhà 0 0% Xung quanh nhà 5 25% Thả rong 7 35% Tổng 20 100% 40% 0% 25% 35% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45%
Trong chuồng trại riêng
không chung với nhà
Dưới sàn nhà Xung quanh nhà Thả rong
Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện tình hình chăn nuôi của các hộ gia đình người Mông