Định tính bằng sắc ký lớp mỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất phân lập alcaloid từ cây ô đầu ( aconitum sp ) trồng ở tỉnh hà giang (Trang 34)

- Dịch chiết toàn phần rễ củ Ô đầu: Hòa tan cắn bằng 1-2 ml EtOH.

- Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20mg Aconitin (latoxan-pháp) trong 10 ml MeOH.

- Bản mỏng Silicagel GF245: Hoạt hóaở 110oC trong 1 giờ.

- Khai triển sắc ký: Tiến hành chấm riêng biệt dịch chiết dược liệu và dịch Aconitin đối chiếu lên bản mỏng, khai triển sắc ký với 3 hệ dung môi sau:

Hệ I: Cloroform-Methanol (9:1), [3]

Hệ II: Cloroform-Methanol-Amoniac(50:9:1) Hệ III: Cloroform-Aceton-Acid formic (5:2:1)

- Sau khi khai triển sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô, quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254nm và 366nm. Hiện màu bằng thuốc thử Dragendorff.

- Sắc ký đồ cho thấy với hệ I các vết dính nhau không tách, cả 2 hệ II và III đều tách vết rõ, số lượng vết nhiều tuy nhiên hệ II không ổn định bằng hệ III do có Amoniac trong hệ bay hơi mạnh ảnh dễ hưởng đến vết sắc ký.

- Kết quả sắc ký lớp mỏng khai triển với hệ dung môi III: Cloroform-Aceton- Acid formic (5:2:1), sau khi hiện màu bằng thuốc thử Dragendorff được trình bày ở sắc ký đồ (hình 3.11).

UV 366 UV 254 TT Dragendorff Chú thích:

DL: Dịch chiết toàn phần rễ củ Ô đầu ĐC: Dịch Chiết Aconitin đối chiếu

UV 366: Sắc ký đồ chụp ở bước sóng UV 366nm UV 254: Sắc ký đồ chụp ở bước sóng UV 254nm

TT: Sắc ký đồ chụp sau khi hiện màu bằng thuốc thử Dragendorff.

Hình 3.11. Ảnh chụp sắc ký lớp mỏng dịch chiết toàn phần từ củ Ô đầu Hà Giang.

Nhận xét: Trên hình ảnh sắc ký đồ của dịch chiết toàn phần rễcủ Ô đầusau khi phun thuốc thử Dragendorff có 10 vết alcaloid tách rõ và trên sắc ký đồ cũng có vết tương ứng cùng màu và cùng giá trị Rf với vết Aconitin chuẩn

của dung dịch đối chiếu. Như vậy, trong dịch chiết toàn phần của Ô đầu có Aconitin.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất phân lập alcaloid từ cây ô đầu ( aconitum sp ) trồng ở tỉnh hà giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)