Thực trạng môi trường đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại Thị trấn Lâm Bình - huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 49)

Bảng 4.7: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp 71.460,80 48,5

2 Đất lâm nghiệp 68.969,78 46,7

3 Đất chuyên dung 5.751,21 3,9

4 Đất chưa sử dụng 1.283,50 0,9

Tổng 147.465,29 100,0

(Nguồn: Báo cáo định hường quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012-2015)

Môi trường đất chưa bị ô nhiễm chưa có tác động nhiều.

Nhìn chung, diện tích đất tự nhiên của Thị trấn là khá lớn và đang dần được đưa vào sử dụng với những mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, đất ở và các công trình công cộng. Mặc dù vậy, do Thị trấn là trung tâm văn hóa, chính trị của huyện nên dân cư tập trung đông, đây cũng chính là điều đáng ngại cho môi trường đất của huyện. Với những phần đất được sử dụng làm nhà ở, công trình công cộng, xưởng sản xuất vấn đề đáng lo là rác thải và nước thải sinh hoạt. Do chưa có hệ thống cống thoát nước thải hoàn thiện, và việc thu gom rác vẫn còn nhiều hạn chế nên nước thải và nước rỉ rác ngấm trược tiếp vào đất ảnh

hưởng xấu đến môi trường đất. Hiện tại thì môi trường đất của Thị trấn chưa có biểu hiện bị ô nhiễm nhưng trong tương lai, với tình trạng như hiện nay môi trường đất đang bị đe dọa.

4.3.5. Thực trạng môi trường không khí

Để đánh giá hiện trạng môi trường không khí trong khu vực, ở đây

ta có thể đánh giá bằng cảm nhận trực quan và tham khảo thêm ý kiến của người dân đang sinh sống trong khu vực. Các yếu tố như chuồng trâu, bò, lợn, gà, nhà vệ sinh, bãi rác, thuốc bảo vệ thực vật…ta sẽ dựa vào đó để đánh giá không khí trong vùng.

Là vùng nông thôn miền núi, sở hữu một địa hình dốc, vì vậy tình trạng chất thải từ chuồng trại chảy tràn lan là không tránh khỏi, nhà vệ sinh không đảm bảo tiêu chuẩn, rác thải không được thu gom xử lí, gặp thời tiết bất lợi như mưa, gió…sẽ bị bốc mùi, hay do gà đào bới, xác gia cầm không được xử lí sẽ bị thối rữa,… điều đó đã ảnh hưởng đến không khí.

Bảng 4.8: Các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí

Nguồn Số phiếu Tỷ lệ (%)

Chuồng gia súc, gia cầm 20 28,6

Giao thông 50 71,4

Khai thác khoáng sản 10 14,3

Nhà vệ sinh 30 42,8

Các nguồn khác 15 21,4

(Nguồn: Phiếu điều tra )

Qua bảng 4.8 trên thì nguồn gây ô nhiễm không khí chính là do giao thông chiếm đến 71,4%. Do nhu cầu đi lại vận chuyển và sự đòi hỏi phát triển kinh tế của Thị trấn môi trường không khí đang dần bị ô nhiễm, đây cũng chính là nguyên nhân gây nên các bệnh về hô hấp ở người.chính vì vậy, chính quyền địa phương cần có các biên pháp xử lý và khắc phục kịp thời.

Qua bảng trên ta thấy chất lượng môi trường không khí khu vực thi trấn vẫn còn tương đối trong lành.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại Thị trấn Lâm Bình - huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 49)