Nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại Thị trấn Lâm Bình - huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 43)

* Ô nhiễm nguồn nước do sinh hoạt của con người

Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của khu dân cư được thải trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước mà không qua xử lý. Từ các cống thoát nước này nước thải tập trung thải vào đầm, cách khu dân cư khoảng 100m gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người dân. Đặc biệt là khi mưa to, nước chảy tràn vào ruộng, các vườn rau của nhân dân.

- Hoạt động nông nghiệp của người dân trên địa bàn: 80% người dân sản xuất nông nghiệp, sử dụng thuốc trừ sâu nhưng vỏ thuốc trừ sâu lại không được sử lý theo đúng quy định. Đa số người dân tự sử lý băng biện pháp đốt. Ngoài ra còn lạm dụng thuốc dung vượt quá nông độ thuốc trừ sâu cho phép gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như nguồn nước xunh quanh.

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Trong đó phần lớn các vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng các vi khuẩn gây bệnh (tả, lị, thương hàn…).Việc sử dụng cống thải để dẫn nước thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn.

Bảng 4.3: Tỉ lệ hộ gia đình có các loại cống thải

Loại cống thải Hộ gia đình Tỷ lệ

(%) Nơi tiếp nhận

Cống thải lộ thiên 21 30,0 Mương, kênh, rãnh nước…

Không có cống thải 15 21,4 Ao, vườn, ruộng,đất...

Cống thải có nắp đậy 34 48,6 Cống thải

Tổng 70 100,0

(Nguồn: Phiếu điều tra )

Qua bảng 4.3 trên ta thấy tỉ lệ các gia đình có cống thải chiếm 78,6% đây là đáng mừng là người dân cũng đã có ý thức bảo vệ môi trường, mặc dù công thải chủ yếu chỉ là cống thải lộ thiên hoặc các rãnh nhỏ dẫn nước thải ra ruộng, vườn và các con suối nhỏ,.... Tuy nhiên, tỉ lệ các hộ gia đình không có cống thải vẫn chiếm tỉ lệ rất cao 21,4%, đây cũng là một điều đáng lo ngại cho môi trường, những nơi tiếp nhận nguồn nước thải này luôn ẩm ướt, gây mùi hôi thối, đây là nơi thuận lợi cho một số loại vi khuẩn và côn trùng gây bệnh phát triển. Mặt khác, đã có một phần nhỏ các hộ gia đình đã có công thải có nắp đậy chiếm 48,6%, mặc dù đã có cống thải có

nắp đậy và cống thải chung nhưng nguồn nước thải vẫn chưa được xử lý trước khỉ sả thải ra môi trường mà đổ trực tiếp ra các con suối nhỏ xung quanh khu vực dân cư. Do đó, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời về lâu dài đây cũng chính là một vẫn đề gây ô nhiễm môi trường không thể tránh khỏi, các dịch bệnh phát sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc gia cầm.

Qua đó để đánh giá tác động lâu dài của nước thải cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp sinh thái học ( nội dụng của phương pháp này là đánh giá ttổng hợp chất lượng nguồn nước lâu dài của nước thải gây nên theo tất cả các chỉ tiêu vật lý, thủy học, thủy sinh trong nước và lớp bùn đáy).

* Ô nhiễm nguồn nước do hoạt động sản xuất

Thị trấn Lâm Bình là trung tâm kinh tế của huyện Lâm Bình, là nơi tập trung các hoạt động sản xuất - kinh doanh với trên 100 cơ sở lớn, nhỏ. Bên cạnh đó là các hoạt động chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp.

Đặc biệt chú ý là Thị trấn Lâm Bình có tiểu khu Thọ Lâm, là nơi tập trung chăn nuôi và giết mổ gia súc cung cấp cho huyện và toàn bộ Thị trấn. Với số lượng chăn nuôi khoảng trên 600con lợn, 4.000con gà; số lượng gia súc, gia cầm giết mổ khoảng 160 con/ngày. Tuy nhiên, việc chăn nuôi và giết mổ gia súc quy mô hộ gia đình nên đa số không có biện pháp xử lý nước thải. Trong số 70 hộ được điều tra chỉ có 10 hộ gia đình xây dựng hầm biogas cho việc xử lý phân và nước thải chăn nuôi, giết mổ gia súc. Còn lại lượng nước thải do chăn nuôi và giết mổ gia súc thải trực tiếp ra hệ thống mương thuỷ lợi gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, vào những ngày nắng, nóng gây mùi hôi thối rất khó chịu, vào ngày mưa to thì nước tràn ra ruộng, suối Nà Noong gây ô nhiễm môi trường, là nguồn lây lan dịch bệnh rất nguy hiểm.

Bảng 4.4: Biện pháp xử lý nước thải trong chăn nuôi của một số hộ gia đình Biện pháp xử lý Số hộ Tỷ lệ (%) Thải thẳng ra ao, hồ 10 27,02 Có bể chứa chống thấm 17 45,96 Có hầm bioga 10 27,02 (Nguồn: Số liệu điều tra)

Theo kết quả điều tra, thông kê được các biện pháp xử lý nước thải trong chăn nuôi của một số hộ gia đình được thể hiện dưới bảng 4.4

Qua bảng 4.4 cho thấy trong 70 hộ được phỏng vấn thì co 37 hộ chăn nuôi. Có 10 hộ xử lý nước thải bằng biện pháp đổ thẳng ra môi trường, chiếm 27,02 %; 17 hộ sử dụng bể chứa có chống thấm, chiếm 45,96% và 10 hộ sử dụng hầm bioga hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại Thị trấn Lâm Bình - huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)