Phương pháp kế thừa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại Thị trấn Lâm Bình - huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 32)

- Thu thập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu và số liệu về các vấn đề cần nghiên cứu.

- Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó có liên quan đến khu vực tiến hành nghiên cứu.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Sử dụng các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phòng Tài nguyên và Môi trường

- Tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí, internet của tỉnh, Thành phố.

3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Trực tiếp xuống tiếp cận thực tế quan sát thực trạng và phỏng vấn nhóm người dân.

Tiến hành phỏng vấn hai nhóm đối tượng nhóm cán bộ quản lý và các hộ dân trên địa bàn Thị trấn.

Cụ thể trong 70 phiếu điều tra có 20 cán bộ quản lý và 50 hộ dân. Sau khi tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu, dựa trên những nhận xét bước đầu chúng tôi tiến hành thành lập bộ câu hỏi phỏng

vấn, cố gắng tối đa trong việc đưa ra các câu hỏi phù hợp, dễ hiểu phát triển thêm các câu hỏi mới từ bộ câu hỏi có sẵn.

Sau khi thành lập bộ câu hỏi phỏng vấn chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn đối với các hộ gia đình và các cán bộ quản lý trên địa bàn Thị trấn Lâm Bình.

Tận dụng tối đa khả năng giao tiếp và sự giúp đỡ của chính quyền chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra .

3.4.4. Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường như các cán bộ tại cơ sở thực tập, cán bộ phụ trách môi trường tại khu vực nghiên cứu.

- Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dãn và các giáo viên trong nhà trường.

3.4.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê được ứng dụng để xữ lý các số liệu điều tra, thu thập được trong quá trình nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh

- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình cơ bản của Thị trấn Lâm Bình

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Lâm Bình là huyện miền núi phía bắc mới thành lập của tỉnh Tuyên Quang, theo Nghị quyết số 07/NĐ-CP ngày 28/01/2011 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Na Hang và huyện Chiêm Hóa để thành lập huyện Lâm Bình.

Huyện có tọa độ địa lý từ 21029'' đến 22042'' vĩ độ Bắc; từ 104053'' đến 1050 kinh độ Đông. Lâm Bình có 78.495,51 ha diện tích tự nhiên và 29.983 người. Toàn huyện có 08 đơn vị hành chính gồm các xã: Lăng Can, Thượng Lâm, Khuôn Hà, Phúc Yên, Xuân Lập, Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang.

Địa giới hành chính của huyện Lâm Bình:

- Phía Đông giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Tây giáp huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

- Phía Nam giáp huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện mang đặc trưng của vùng núi phía Bắc, bị chia cắt bởi đồi núi sông suối và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau: Địa hình núi cao hiểm trở; địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ cao phổ biến từ 200÷600 mét; độ dốc trung bình khoảng 20÷25o (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

.

Địa mạo Castơ: Là dạng địa mạo đặc trưng cho vùng núi đá vôi, tập trung hầu hết ở các xã trên địa bàn huyện.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa và chia làm hai mùa rõ rệt mang nhiều tính chất của miền Bắc thể hiện tác dụng của địa hình và hoàn lưu khí quyển. Đặc điểm mùa đông lạnh duy trì tình trạng khô hanh điển hình của khí hậu gió mùa, mùa hè nóng ẩm.

Mùa đông: Lạnh, khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ thấp cuối mùa Đông là 11oC vào tháng 01, có mưa phùn và ẩm ướt, có sương mù.

Mùa Hạ: Nóng, nhiệt độ cao có khi tới 35o

C (trung bình 31o÷30oC vào tháng 4 và tháng 5); ít chịu ảnh hưởng của bão. Thời gian mùa Hạ từ tháng 4 đến tháng 10.

Nhiệt độ mùa Đông thấp hơn vùng núi Tây Bắc 1÷2oC, thấp hơn vùng núi Đông Bắc 2oC, thấp hơn đồng bằng Bắc Bộ 1oC. Chế độ hanh khô trung bình 75%. Nhìn chung khí hậu trong lành mát mẻ cả năm.

4.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn

Điều kiện thủy văn của Lâm Bình phụ thuộc chủ yếu sông Gâm và một số suối khác, hướng sông chảy từ Tây Bắc sang Đông Nam, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Các sông suối ở đây có độ dốc và dòng chảy lớn nhưng hiện nay đã bị hạn chế do hồ thủy điện Tuyên Quang ngăn nước.

Hệ thống sông, suối, hồ, đập huyện Lâm Bình là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện không nhỏ. Song do độ dốc lớn, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh nên cũng thường gây nguy hiểm bất ngờ cho thuyền bè và gây lũ lụt ở nhiều vùng thấp.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai tính đến 1/1/2012, huyện Lâm Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 78.495,51 ha bao gồm:

- Đất nông nghiệp : 71.460,80 ha - Đất phi nông nghiệp : 5.751,21 ha - Đất chưa sử dụng : 1.283,50 ha

Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000 của huyện mới thực hiện, được phân loại theo phương pháp định lượng FAO - UNESCO - WRB trên địa bàn huyện Lâm Bình có 4 nhóm đất chính bao gồm:

Nhóm đất phù sa

- Đất phù sa glây nông, trung tính ít chua - Đất phù sa trung tính ít chua

Nhóm đất đen Nhóm đất xám

- Đất xám feralít giàu mùn - Đất xám feralít, nhiều sỏi sạn Đơn vị đất phụ:

+ Đất xám feralít sỏi sạn nông điển hình + Đất xám feralít sỏi sạn sâu điển hình Nhóm đất dốc tụ

- Đất dốc tụ glây

- Đất dốc tụ glây, nhiều sỏi sạn sâu.

Đánh giá chung:

Tài nguyên đất Lâm Bình có sự phong phú về nhóm, loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng với nhiều loại cây trồng như cây rừng, cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Các loại đất phù sa, đất dốc tụ

thường có độ dốc từ 0÷3o, rất thuận lợi cho sản xuất cây hàng năm, do đó cần ưu tiên bố trí sử dụng các loại đất trên vào sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là đất trồng cây hàng năm), hạn chế đến mức thấp nhất việc bố trí các loại đất này cho mục đích phi nông nghiệp.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt

Tài nguyên nước mặt của huyện khá phong phú, được cung cấp bởi lưu vực của sông Gâm và các suối, hồ (đặc biệt là hồ thuỷ điện Tuyên Quang), chứa khối lượng nước hàng tỷ m3/năm.

Nằm trong vùng có lượng mưa tương đối lớn (trung bình năm từ 1.500÷1.800 mm, số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm) và hệ thống sông suối khá nhiều. Nguồn nước này có vai trò quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn nước ngầm

Hiện tại tiềm năng nước ngầm trên địa bàn chưa được điều tra đánh giá kỹ, tuy nhiên theo các tài liệu hiện có thì lượng nước ngầm của huyện tương đối phong phú, các tầng chứa nước được phân bố dọc sông Gâm, và có quan hệ thủy lực với nước sông có chất lượng tốt, ngoài ra lượng nước này còn tập trung trong các khe nứt Kast. Nhìn chung nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện đáp ứng đủ điều kiện cho sinh hoạt và dễ dàng trong khai thác, đáp ứng đủ tiêu chuẩn là nguồn cung cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt.

4.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Huyện có một số loại khoáng sản, phân bố ở một số xã, số lượng và trữ lượng đã được thăm dò và đang tiến hành tổ chức khai thác như:

- Mangan đã phát hiện được một điểm như Lăng Can với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn.

- Điểm quặng vàng gốc Tát Tấu thuộc xã Lăng Can, một số điểm vàng sa khoáng thuộc xã Thổ Bình, và Bình An.

- Đá vôi có nhiều điểm mỏ đang được khai thác để xây dựng công trình. Đá vôi được phân bố rải rác khắp các xã trên địa bàn huyện.

- Cát sỏi, đất sét chủ yếu tập trung ở một số xã như: xã Lăng Can, Xuân Lập. Tuy nhiên, trữ lượng không nhiều, chất lượng chưa đảm bảo cho việc xây dựng các công trình cao tầng.

- Trên địa bàn huyện còn có một số mỏ vàng sa khoáng nhưng với trữ lượng không lớn.

4.1.2.4. Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai đến 1/1/2012 toàn huyện Lâm Bình có 68.969,78 ha đất lâm nghiệp với 2 loại rừng là đất rừng phòng hộ chiếm 62,13% và đất rừng sản xuất chiếm 25,73% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất rừng sản xuất có rừng tự nhiên sản xuất là 14.794,27 ha, đất có rừng trồng sản xuất là 671,71 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất là 1.331,25 ha và đất trồng rừng sản xuất là 3.401,11 ha.

4.1.2.5. Tài nguyên nhân văn và du lịch * Tài nguyên nhân văn:

Trên địa bàn huyện Lâm Bình có các dân tộc anh em cùng sinh sống chủ yếu là dân tộc Tày, Dao, Kinh, Mông... với 29.983 nhân khẩu. Nhân dân trong vùng có truyền thống cách mạng yêu nước, cần cù lao động. Cộng đồng các dân tộc trong huyện với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng với nhiều nét độc đáo.

* Tài nguyên du lịch:

Trên địa bàn huyện có nhiều di tích, danh thắng phục vụ cho du lịch. Các điểm du lịch đặc trưng của huyện Chùa Phúc Lâm Nà Tông gắn với thắng cảnh 99 ngọn núi, làng văn hóa Nà Tông; xưởng Quân khí H52; thác Nặm Me; hang Phia Vài; động Song Long; thác Khuổi Nhi, thác Khuổi

Slung; đền Pú Bảo (Lăng Can); làng văn hóa người Dao (Thổ Bình); làng văn hóa Pà Thẻn (Hồng Quang), là cơ sở rất quan trọng, thuận lợi để phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.

* Về giáo dục và đào tạo

Trên địa bàn Thị trấn có 3 trường học:

- Trường mầm non: là trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh.

- Trường tiểu học: Tham gia vào các phong trào, các cuộc thi của ngành giáo dục cấp huyện đều đạt giải cao.

- Trường THCS: Đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. * Về văn hoá-xã hội

- Công tác quản lý nhà nước về văn hoá được chú trọng.

+ Phối hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức tuyên truyền ở các cụm loa và lồng ghép vào các cuộc họp được 1.804 buổi.

+ Tổ chức và tham gia các giải bóng chuyền, cầu lông, cờ tướng, chọi gà do huyện tổ chức.

+ Tổ chức được 76 buổi văn nghệ và tham gia 9 buổi liên hoan giao lưu văn hoá-văn nghệ do huyện tổ chức.

+ Hoàn thành 145 chiếc băng zôn, khẩu hiệu phục vụ cho đại hội, các ngày lễ lớn.

* Về y tế

- Các cơ sở y tế trên địa bàn Thị trấn gồm: + Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Bình. + Trung tâm y tế huyện Lâm Bình.

- Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh được thực hiện có hiệu quả, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia.

4.1.3. Thực trạng môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là huyện có mật độ dân số không cao, diện tích rừng lớn trong khi đó các hoạt động sản xuất mang tính chất công nghiệp chưa phát triển mạnh,

việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp chưa nhiều nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai chưa nghiêm trọng.

Tuy nhiên với điều kiện địa hình bị chia cắt mạnh của vùng núi cao, kết hợp hợp với các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết như giông, lốc... đã gây ra không ít những tác động không tốt như: trượt, sạt lở, xói mòn, rửa trôi đất làm ách tắc giao thông hủy hoại hoa màu, cây trồng vật nuôi của nhân dân gây ra những thiệt hại đáng kể cho đời sống của nhân dân. Do đó cần có các biện pháp tăng cường hơn nữa trong việc quản lý khai thác khoáng sản, trồng, nâng cao chất lượng rừng và bảo vệ rừng, nâng cao giá trị của rừng đối với đời sống của nhân nhân để đảm bảo cân bằng khai thác và phục hồi các nguồn tài nguyên tối đa nhất.

4.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường môi trường

4.2.1. Những thuận lợi, lợi thế

- Tài nguyên đất đai có nhiều nhóm, loại đất và với các tiểu vùng khí hậu đặc thù của huyện thích hợp với nhiều loại cây trồng nhất là cây lâu năm thuận lợi cho phát triển nông lâm kết hợp.

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú, tuy không có trữ lượng lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt sản xuất vật liệu xây dựng, quặng...

- Tuy nhiên với đặc điểm là một huyện vùng sâu vùng xa địa hình hiểm trở mới được thành lập của tỉnh Tuyên Quang cơ sở hạ tầng chưa phát triển là một điều kiện khó khăn không nhỏ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

4.2.2. Những khó khăn, hạn chế

- Địa hình dốc và chia cắt mạnh gây khó khăn trong việc đầu tư khai hoang, cải tạo đồng ruộng và bố trí cơ sở hạ tầng.

- Về mùa khô hệ thống các sông, suối dốc, thảm thực vật suy giảm hạn chế đến khả năng điều tiết nguồn nước và bảo vệ rừng.

- Với diễn biến bất lợi của khí hậu trong những năm gần đây đã gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Chất lượng đất nhiều khu vực đang có tác động xấu do hiện tượng xói mòn, rửa trôi.

4.3. Đánh giá thực trạng môi trường của Thị trấn Lâm Bình

4.3.1. Môi trường nước

4.3.1.1. Thực trạng sử dụng nguồn nước và các công trình vệ sinh

Thực trạng sử dụng nuồn nước và các công trình vệ sinh của Thị trấn thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Thực trạng sử dụng nguồn nước và công trình hợp vệ sinh trên địa bàn Thị trấn Lâm Bình

Tên công trình Số lượng (%)

1. Nguồn nước 70 100,0

1.1 Giếng khơi hợp vệ sinh 33 47,1

1.2 Giếng khoan hợp vệ sinh 7 10,0

1.3 Giếng đào hợp vệ sinh 16 22,9

1.4 Nuồn nước khác 14 20,0

2. Công trình vệ sinh 70 100

2.1 Hố xí tự hoại 13 18,6

2.2 Hố xí thấm dội hợp vệ sinh 15 21,4

2.3 Hố xí hai ngăn hợp vệ sinh 27 38,6

2.4 Hố xí vệ không hợp vệ sinh 15 21,4

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng 4.1 cho thấy trong số 70 hộ gia đình sử dụng nguồn nước trên địa bàn Thị trấn Lâm Bình thì có 33 giếng khơi hợp vệ sinh chiếm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

47,1%; 7 giếng khoan hợp vệ sinh chiếm 10%; 16 giếng đào hợp vệ sinh chiếm 22,9% còn lại là 14 giếng chưa đạt vệ sinh chiếm 20%. Như vậy có thể thấy là phần lớn các hộ gia đình được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, tuy nhiên vẫn còn có 20% các hộ gia đình sử dụng các nguồn nước chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Bên cạnh đó là việc sử dụng các công trình vệ sinh. Qua bảng trên có

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại Thị trấn Lâm Bình - huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 32)