Công tác quản lỳ môi trường ở tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại Thị trấn Lâm Bình - huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 28)

Những năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủđộng tham mưu

cho UBND tỉnh trong việc từng bước nâng cao chất lượng công tác tuyên

truyền các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường; quy hoạch và xây dựng quy chế về bảo vệ môi trường; kế

hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học; quy định về thu phí bảo vệ môi

trường đối với nước thải...

Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động kiểm soát chặt chẽ, phát hiện các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất trên địa bàn lợi dụng những kẽ hở của hệ thống văn bản, gây ảnh hưởng đến môi trường; phối hợp tăng cường với các ban, ngành chức năng liên quan triển khai các hoạt động ra quân hưởng ứng ngày Quốc tế Đa dạng sinh học, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam, Ngày môi trường Thế giới.

Năm 2013, Sở đã triển khai tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường tới tổ chức và người dân trên địa bàn tỉnh, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đã phối hợp với các cơ quan tuyên truyền, phổ biến cho trên 500 tổ chức, gần 20.000 cá nhân; tổ chức 418 buổi mít tinh, cổ động, tập huấn, hội thảo, cuộc thi với các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường; các hoạt động truyền thông: Bài viết, phóng sự, tuyên truyền. Xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Triển khai thực hiện Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 6-9-2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013 - 2020 và định hướng đến năm 2030, Sở đã thẩm định 17 báo cáo và xác nhận 65 bản cam kết bảo vệ môi trường; thực hiện cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho 19 đơn vị. Tổ chức thực hiện các Dự án theo lộ trình quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh

Tuyên Quang đã được UBND tỉnh phê duyệt để phục vụ cho công tác quản lý trên địa bàn; đề án truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước; Thẩm định, trình UBND cấp phép cho 14 hồ sơ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, bao gồm 6 hồ sơ khai thác nước dưới đất, 5 hồ sơ xả nước thải vào nguồn nước; 3 hồ sơ khai thác, sử dụng nước mặt...

Cùng đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm tốt vai trò chủ trì, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức rà soát các cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tập trung vào các cơ sở có lượng chất thải lớn, chất thải độc hại; thường xuyên rà soát, phát hiện các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tăng cường vai trò của các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Trong giai đoạn tiếp theo, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức tự giác bảo vệ môi trường trong nhân dân; từng bước kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên trách; đổi mới, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho công tác này.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Môi trường đất, nước , không khí tại Thị trấn Lâm Bình - Quản lý nhà nước về môi trường

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Địa điểm : Trên địa bàn Thị trấn Lâm Bình, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

Thời gian: Từ ngày 23/01 đến ngày 30/04/2014

3.2. Nội dung nghiên cứu * Nội dung 1: * Nội dung 1:

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển tại Thị trấn Lâm Bình

- Điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý

+ Địa hình, địa mạo + Khí hậu

+ Chế độ Nhiệt

+ Các nguồn tài nguyên: Đất, nước, nhân văn + Hệ thống thủy văn...

- Điều kiện kinh tế

+ Cơ cấu kinh tế + Thu nhập

- Điều kiên văn hóa , xã hội

+ Dân số, lao động, việc làm + Chăm sóc sức khỏe, giáo dục

+ Cơ sở hạ tầng

* Nội dung 2:

Đánh giá khái quát thực trạng môi trường trên địa bàn Thị trấn Lâm Bình.

- Môi trường nước ngầm , nước mặt - Môi trường đất

- Môi trường không khí

- Thực trạng ô nhiễm do chất thải rắn

* Nội dung 3:

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại Thị trấn Lâm Bình.

- Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

- Đầu tư xây dựng và quản lý các công trình BVMT, các công trình có liên quan đến BVMT.

- Quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường và dự báo diễn biến môi trường.

- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành luật về BVMT, giải quyết các khiếu nại, tố cáo tranh chấp về BVMT

- Xây dựng đội ngũ cán bộ về khoa học và quản lý môi trường

- Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .

* Nội dung 4:

Khó khăn và đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho Thị trấn Lâm Bình.

- Khó khăn

- Giải pháp về nhân sự

- Truyên thông nâng cao nhận thức về môi trường - Giải pháp khoa học công nghệ

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp kế thừa

- Thu thập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu và số liệu về các vấn đề cần nghiên cứu.

- Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó có liên quan đến khu vực tiến hành nghiên cứu.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Sử dụng các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phòng Tài nguyên và Môi trường

- Tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí, internet của tỉnh, Thành phố.

3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Trực tiếp xuống tiếp cận thực tế quan sát thực trạng và phỏng vấn nhóm người dân.

Tiến hành phỏng vấn hai nhóm đối tượng nhóm cán bộ quản lý và các hộ dân trên địa bàn Thị trấn.

Cụ thể trong 70 phiếu điều tra có 20 cán bộ quản lý và 50 hộ dân. Sau khi tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu, dựa trên những nhận xét bước đầu chúng tôi tiến hành thành lập bộ câu hỏi phỏng

vấn, cố gắng tối đa trong việc đưa ra các câu hỏi phù hợp, dễ hiểu phát triển thêm các câu hỏi mới từ bộ câu hỏi có sẵn.

Sau khi thành lập bộ câu hỏi phỏng vấn chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn đối với các hộ gia đình và các cán bộ quản lý trên địa bàn Thị trấn Lâm Bình.

Tận dụng tối đa khả năng giao tiếp và sự giúp đỡ của chính quyền chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra .

3.4.4. Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường như các cán bộ tại cơ sở thực tập, cán bộ phụ trách môi trường tại khu vực nghiên cứu.

- Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dãn và các giáo viên trong nhà trường.

3.4.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê được ứng dụng để xữ lý các số liệu điều tra, thu thập được trong quá trình nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh

- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình cơ bản của Thị trấn Lâm Bình

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Lâm Bình là huyện miền núi phía bắc mới thành lập của tỉnh Tuyên Quang, theo Nghị quyết số 07/NĐ-CP ngày 28/01/2011 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Na Hang và huyện Chiêm Hóa để thành lập huyện Lâm Bình.

Huyện có tọa độ địa lý từ 21029'' đến 22042'' vĩ độ Bắc; từ 104053'' đến 1050 kinh độ Đông. Lâm Bình có 78.495,51 ha diện tích tự nhiên và 29.983 người. Toàn huyện có 08 đơn vị hành chính gồm các xã: Lăng Can, Thượng Lâm, Khuôn Hà, Phúc Yên, Xuân Lập, Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang.

Địa giới hành chính của huyện Lâm Bình:

- Phía Đông giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Tây giáp huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

- Phía Nam giáp huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện mang đặc trưng của vùng núi phía Bắc, bị chia cắt bởi đồi núi sông suối và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau: Địa hình núi cao hiểm trở; địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ cao phổ biến từ 200÷600 mét; độ dốc trung bình khoảng 20÷25o

.

Địa mạo Castơ: Là dạng địa mạo đặc trưng cho vùng núi đá vôi, tập trung hầu hết ở các xã trên địa bàn huyện.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa và chia làm hai mùa rõ rệt mang nhiều tính chất của miền Bắc thể hiện tác dụng của địa hình và hoàn lưu khí quyển. Đặc điểm mùa đông lạnh duy trì tình trạng khô hanh điển hình của khí hậu gió mùa, mùa hè nóng ẩm.

Mùa đông: Lạnh, khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ thấp cuối mùa Đông là 11oC vào tháng 01, có mưa phùn và ẩm ướt, có sương mù.

Mùa Hạ: Nóng, nhiệt độ cao có khi tới 35o

C (trung bình 31o÷30oC vào tháng 4 và tháng 5); ít chịu ảnh hưởng của bão. Thời gian mùa Hạ từ tháng 4 đến tháng 10.

Nhiệt độ mùa Đông thấp hơn vùng núi Tây Bắc 1÷2oC, thấp hơn vùng núi Đông Bắc 2oC, thấp hơn đồng bằng Bắc Bộ 1oC. Chế độ hanh khô trung bình 75%. Nhìn chung khí hậu trong lành mát mẻ cả năm.

4.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn

Điều kiện thủy văn của Lâm Bình phụ thuộc chủ yếu sông Gâm và một số suối khác, hướng sông chảy từ Tây Bắc sang Đông Nam, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Các sông suối ở đây có độ dốc và dòng chảy lớn nhưng hiện nay đã bị hạn chế do hồ thủy điện Tuyên Quang ngăn nước.

Hệ thống sông, suối, hồ, đập huyện Lâm Bình là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện không nhỏ. Song do độ dốc lớn, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh nên cũng thường gây nguy hiểm bất ngờ cho thuyền bè và gây lũ lụt ở nhiều vùng thấp.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai tính đến 1/1/2012, huyện Lâm Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 78.495,51 ha bao gồm:

- Đất nông nghiệp : 71.460,80 ha - Đất phi nông nghiệp : 5.751,21 ha - Đất chưa sử dụng : 1.283,50 ha

Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000 của huyện mới thực hiện, được phân loại theo phương pháp định lượng FAO - UNESCO - WRB trên địa bàn huyện Lâm Bình có 4 nhóm đất chính bao gồm:

Nhóm đất phù sa

- Đất phù sa glây nông, trung tính ít chua - Đất phù sa trung tính ít chua

Nhóm đất đen Nhóm đất xám

- Đất xám feralít giàu mùn - Đất xám feralít, nhiều sỏi sạn Đơn vị đất phụ:

+ Đất xám feralít sỏi sạn nông điển hình + Đất xám feralít sỏi sạn sâu điển hình Nhóm đất dốc tụ

- Đất dốc tụ glây

- Đất dốc tụ glây, nhiều sỏi sạn sâu.

Đánh giá chung:

Tài nguyên đất Lâm Bình có sự phong phú về nhóm, loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng với nhiều loại cây trồng như cây rừng, cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Các loại đất phù sa, đất dốc tụ

thường có độ dốc từ 0÷3o, rất thuận lợi cho sản xuất cây hàng năm, do đó cần ưu tiên bố trí sử dụng các loại đất trên vào sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là đất trồng cây hàng năm), hạn chế đến mức thấp nhất việc bố trí các loại đất này cho mục đích phi nông nghiệp.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt

Tài nguyên nước mặt của huyện khá phong phú, được cung cấp bởi lưu vực của sông Gâm và các suối, hồ (đặc biệt là hồ thuỷ điện Tuyên Quang), chứa khối lượng nước hàng tỷ m3/năm.

Nằm trong vùng có lượng mưa tương đối lớn (trung bình năm từ 1.500÷1.800 mm, số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm) và hệ thống sông suối khá nhiều. Nguồn nước này có vai trò quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

Nguồn nước ngầm

Hiện tại tiềm năng nước ngầm trên địa bàn chưa được điều tra đánh giá kỹ, tuy nhiên theo các tài liệu hiện có thì lượng nước ngầm của huyện tương đối phong phú, các tầng chứa nước được phân bố dọc sông Gâm, và có quan hệ thủy lực với nước sông có chất lượng tốt, ngoài ra lượng nước này còn tập trung trong các khe nứt Kast. Nhìn chung nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện đáp ứng đủ điều kiện cho sinh hoạt và dễ dàng trong khai thác, đáp ứng đủ tiêu chuẩn là nguồn cung cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt.

4.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Huyện có một số loại khoáng sản, phân bố ở một số xã, số lượng và trữ lượng đã được thăm dò và đang tiến hành tổ chức khai thác như:

- Mangan đã phát hiện được một điểm như Lăng Can với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn.

- Điểm quặng vàng gốc Tát Tấu thuộc xã Lăng Can, một số điểm vàng sa khoáng thuộc xã Thổ Bình, và Bình An.

- Đá vôi có nhiều điểm mỏ đang được khai thác để xây dựng công trình. Đá vôi được phân bố rải rác khắp các xã trên địa bàn huyện.

- Cát sỏi, đất sét chủ yếu tập trung ở một số xã như: xã Lăng Can, Xuân Lập. Tuy nhiên, trữ lượng không nhiều, chất lượng chưa đảm bảo cho việc xây dựng các công trình cao tầng.

- Trên địa bàn huyện còn có một số mỏ vàng sa khoáng nhưng với trữ lượng không lớn.

4.1.2.4. Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai đến 1/1/2012 toàn huyện Lâm Bình có

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại Thị trấn Lâm Bình - huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)