Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại Thị trấn Lâm Bình - huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 42)

* Các hoạt động sản xuất - kinh doanh

Bảng 4.2: Các hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động đến nguồn nước STT Cơ sở lượng Số Khối lượng sử dụng (m3/ngày) Khối lượng thải ra (m3/ngày)

1 Cơ sở sản xuất – kinh doanh lớn 10 40 36

2 Cơ sở sản xuất – kinh doanh nhỏ 20 20 14

3 Nhà hàng – khách sạn 3 10 6

4 Quán ăn nhỏ 10 24 20

5 Chăn nuôi gia súc, gia cầm (<20 con/hộ)

27 54 50

Tổng 70 148 126

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Các hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động lớn đến nguồn nước thể hiện qua bảng 4.2.

Qua bảng 4.2 có thể thấy tổng lượng nước sử dụng tính trên một ngày của các cơ sở được điều tra là 148 m3/ngày và lượng nước thải ra 126 m3/ngày. Lượng nước sử dụng tính trên một ngày của 10 cơ sở hạt động

sản xuất - kinh doanh lớn là 24 m3/ngày, lượng nước thải ra là 20 m3

/ngày. Trong đó đặc biệt chú ý là nước sử dụng cho hoạt động chăn nuôi lợn khoảng 54 m3/ngày và lượng nước thải là 50m3/ngày. Lượng nước thải này chứa nhiều chất hữu cơ, phân, lông, máu, mùi hôi thối, v.v... gây ô nhiễm môi trường.

* Sinh hoạt của con người

Bên cạnh nguồn gây ô nhiễm môi trường nước do các hoạt động sản xuất kinh doanh thì nguồn gây ô nhiễm do sinh hoạt của người dân cúng gây ra nhiều ô nhiễm.

Trên địa bàn Thị trấn Lâm Bình, nước thải sinh hoạt được tạo thành từ các khu dân cư và các công trình công cộng. Đặc điểm của nước thải loại này là hàm lượng các chất hữu cơ cao, là môi trường tốt cho các loài vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong nước thải còn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, có khả năng gây hiện tượng phú dưỡng trong nguồn nước.

Ngoài nước thải sinh hoạt, nước mưa cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Nồng độ chất bẩn trong nước mưa phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố như cường độ mưa, thời gian mưa, thời gian không mưa, đặc điểm mặt phủ, độ bẩn đô thị và không khí v.v...

Nước thải và nước mưa đợt đầu chứa một lượng lớn vi khuẩn (hàng trăm triệu/cm3), trong số đó có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại Thị trấn Lâm Bình - huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên Quang. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)