Tỷ lệ gặp ADR theo từng phác đồ điều trị

Một phần của tài liệu Kết quả bước đầu hoạt động thí điểm theo dõi chủ động phản ứng có hại của thuốc ARV tại các cơ sở điều trị trọng điểm trong chương trình HIV AIDS tại việt nam (Trang 29)

 Tỷ lệ bệnh nhân gặp ADR theo từng phác đồ (không tính yếu tố thời gian) Số lượng, tỷ lệ bệnh nhân gặp ADR khi điều trị thuốc ARV nói chung và riêng cho từng phác đồ được thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân gặp ADR theo từng phác đồ

Phác đồ Số BN* điều trị Số BN* gặp ADR Tỷ lệ BN* gặp ADR Số ADR Số ADR trung bình trên mỗi BN* gặp ADR 1a=d4T/3TC/NVP 38 19 50,0% 33 1,7 1b=d4T/3TC/EFV 33 13 39,4% 23 1,8 1c=AZT/3TC/NVP 142 73 51,4% 94 1,3 1d=AZT/3TC/EFV 76 29 38,2% 50 1,7 1e=TDF/3TC/NVP 77 24 31,2% 32 1,3 1f=TDF/3TC/EFV 339 126 37,2% 238 1,9 1g=AZT/3TC/TDF 14 11 78,6% 17 1,6 TDF/3TC/LPV/r 3 1 33,3% 1 1,0 AZT/3TC/ABC 2 1 50,0% 1 1,0 TDF/D4T/3TC 3 0 0,0% 0 0,0 ABC/3TC/NVP 1 0 0,0% 0 0,0 Tổng 588 255 43,4% 489 1,9 Ghi chú: * BN: bệnh nhân

Như vậy, tỷ lệ bệnh nhân gặp ADR là 255 chiếm tỷ lệ 43,4% tổng số bệnh nhân theo dõi với số ADR trung bình trên 1 bệnh nhân là 1,9 ADR. Trong 15 tháng tuyển chọn và theo dõi bệnh nhân, có tất cả 9 phác đồ điều trị đã được sử dụng gây phản ứng có hại, trong đó phác đồ 1f (TDF/3TC/NVP) và phác đồ 1c (AZT/3TC/NVP) được sử dụng nhiều nhất với số lượng bệnh nhân lần lượt là 339 người (57,7%) và 142 người (24,1%). Tuy nhiên, các phác đồ có tỷ lệ gây ra ADR cao nhất là phác đồ 1g (AZT/3TC/TDF) với tỷ lệ 78,6%, tiếp đến là phác

đồ 1c (AZT/3TC/NVP) và 1a (d4T/3TC/NVP) với tỷ lệ xuất hiện ADR tương ứng là 51,4% và 50%. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng phác đồ bậc 2 rất thấp (9/588 bệnh nhân tương đương với tỷ lệ 1,5%), trong đó chỉ có 2 bệnh nhân gặp ADR với 2 phác đồ tương ứng là TDF/3TC/LPV/r và AZT/3TC/ABC.

Số ADR trung bình trên mỗi bệnh nhân gặp ADR là 1,9, trong đó phác đồ 1f (TDF/3TC/EFV) tuy tỷ lệ bệnh nhân gặp ADR (37,2%) thấp hơn các phác đồ 1g (AZT/3TC/TDF), 1a (d4T/3TC/NVP), 1b (d4T/3TC/EFV), 1c (AZT/3TC/NVP), 1d (AZT/3TC/EFV) nhưng số ADR trung bình trên mỗi bệnh nhân lại cao nhất (1,9 ADR/1 bệnh nhân), tiếp đến là phác đồ 1b (d4T/3TC/EFV) (1,8 ADR/1 bệnh nhân).

 Xác suất gặp ADR tích lũy theo thời gian điều trị

Ước tính tỷ lệ gặp ADR trên tổng số bệnh nhân theo dõi trong bảng 3.5, chúng ta chưa tính đến yếu tố thời gian, đặc biệt trong nghiên cứu này thời gian theo ở bệnh nhân là khác nhau, số lượng bệnh nhân tử vong, chuyển đi và bỏ trị chiếm tỷ lệ không nhỏ (7,3%). Vì vậy, để tính tỷ lệ gặp ADR chính xác hơn sau khoảng thời gian theo dõi, chúng tôi sử dụng mô hình phân tích Kaplan-Meier để tính xác suất gặp ADR tích lũy ở bệnh nhân theo thời gian điều trị.

Đồ thị xác suất gặp ADR tích lũy ở bệnh nhân điều trị ARV theo thời gian trong hình 3.1 sẽ cho hình ảnh cụ thể hơn về xác suất gặp ADR ở các thời điểm khác nhau.

Hình 3.1. Đồ thị xác suất gặp ADR tích lũy theo thời gian

Trong khoảng thời gian 4 tuần đầu điều trị, độ dốc của đồ thị khá cao, nên có thể khẳng định ADR có mật độ xuất hiện “dồn dập” trong khoảng 4 tuần đầu điều trị và nhiều bệnh nhân gặp ADR trong khoảng thời gian này. Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 4-28 độ dốc của đồ thị không cao như trong 4 tuần đầu nhưng thời gian kéo dài, nhiều bệnh nhân cũng gặp ADR trong khoảng thời gian này. Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 64, độ dốc của đồ thị khá ít nên ADR xuất hiện với mật độ thấp, ít bệnh nhân gặp ADR trong khoảng thời gian này. Ước tính đến tuần thứ 64 thì tỷ lệ bệnh nhân gặp ADR là cỡ 50%. Con số chính xác từ bảng Kaplan- meier cho thấy:

- Sau 4 tuần điều trị (1 tháng) xác suất gặp ADR ở bệnh nhân là 18,4% (±1,6%).

- Sau 8 tuần điều trị (2 tháng) xác suất gặp ADR ở bệnh nhân là 24,0% (±1,8%).

-Sau 24 tuần điều trị (6 tháng) xác suất gặp ADR ở bệnh nhân là 35,0% (±2,3%).

- Sau 64 tuần điều trị (16 tháng, thời điểm kết thúc nghiên cứu) xác suất gặp ADR ở bệnh nhân là 50,2% (±3,0%).

Con số này cao hơn tỷ lệ gặp ADR đã đề cập ở trong bảng 3.5 (43,4%), sở dĩ như vậy vì trong nghiên cứu này thời gian theo dõi điều trị của bệnh nhân rất khác nhau và trong quá trình điều trị có bệnh nhân tử vong, chuyển đi, bỏ trị mà thuật toán thông thường không cho ta ước tính một cách hợp lý.

Cũng từ đồ thị này ta có thể ước lượng xác suất gặp ADR ở bệnh nhân điều trị ARV sau 24 tuần (6 tháng) xấp xỉ 35%, trong khi xác suất tích lũy sau 64 tuần (16 tháng) là xấp xỉ 50%, tức là có đến 70% số bệnh nhân gặp ADR trong nghiên cứu này đều xuất hiện ADR trong 24 tuần (6 tháng) điều trị đầu tiên.

Ở các phác đồ điều trị khác nhau thì xác suất gặp ADR theo thời gian cũng khác nhau. Trong toàn bộ quá trình điều trị của 588 bệnh nhân thì có tới 11 phác đồ điều trị đã được sử dụng, tuy nhiên số lượng bệnh nhân điều trị các phác đồ bậc 2 rất ít, tính toán tỷ lệ và xác suất gặp ADR ở những bệnh nhân điều trị các phác đồ này sẽ không có tính khái quát cao. Vì vậy, đề tài chỉ tập trung ước lượng xác suất gặp ADR ở các phác đồ điều trị bậc 1 với số lượng bệnh nhân lớn bao gồm phác đồ 1a, 1b, 1c, 1d, 1e, 1f. Theo tính toán chỉ có khoảng 5% trên tổng số 588 bệnh nhân thay đổi phác đồ trong quá trình điều trị mà lý do không phải do ADR, như vậy có khoảng 95% số bệnh nhân tiếp tục điều trị phác đồ ban đầu hoặc là thay đổi phác đồ vì ADR của thuốc. Nếu sử dụng mô hình phân tích Kaplan-Meier để tính xác suất bệnh nhân gặp ADR theo thời gian với thời điểm “cắt-loại” là lúc bệnh nhân gặp ADR, thì có thể coi hàm mật độ xác suất gặp ADR theo thời gian của phác đồ điều trị ban đầu gần đúng với hàm mật độ xác suất gặp ADR của phác đồ đó khi nghiên cứu riêng rẽ trên nhóm bệnh nhân chỉ dùng phác đồ đó.

Kết quả từ phân tích Kaplan-Meier cho ta đồ thị xác suất gặp ADR tích lũy của những phác đồ điều trị ban đầu 1a, 1b, 1c, 1d, 1e, 1f (phác đồ

TDF/3TC/LPV/r chỉ có 1 bệnh nhân được điều trị, nên không xét) được trình bày trong hình 3.2.

Hình 3.2. Đồ thị xác suất gặp ADR tích lũy theo thời gian của từng phác đồ điều trị ban đầu

Đồ thị trên cho thấy xác suất gặp ADR cao nhất ở bệnh nhân điều trị phác đồ 1a và 1c, thấp nhất ở bệnh nhân điều trị phác đồ 1d và 1e. Kết quả này có khác với kết quả từ bảng 3.5 nhưng điều này có thể lý giải được vì phương pháp phân tích Kaplan-Meier tính toán đến yếu tố thời gian và tính xu hướng còn phương pháp tính tỷ lệ thông thường chỉ thống kê cắt ngang tại thời điểm kết thúc nghiên cứu.

Cũng từ đồ thị trên cho thấy thời gian xuất hiện ADR ở các phác đồ khác nhau có sự khác nhau đáng kể. Ở phác đồ 1a, 1c, 1e, 1f có mật độ xuất hiện ADR cao trong khoảng thời gian khoảng 4 tuần đầu, điều này có thể lý giải được vì ở các phác đồ này có một tỷ lệ lớn bệnh nhân gặp ADR sớm trên da và mô dưới da.

Ở phác đồ 1d thì mật độ gặp ADR không cao trong khoảng thời gian 4 tuần đầu vì các ADR gặp chủ yếu là rối loạn hồng cầu máu đều xuất hiện muộn hơn. Ở tất cả các phác đồ đều có những có khoảng thời gian từ tuần thứ 8-64 (tháng thứ 2- 16) với xác suất gặp ADR tăng đều nhưng không cao do sự xuất hiện của các ADR trên hệ gan mật.

Một phần của tài liệu Kết quả bước đầu hoạt động thí điểm theo dõi chủ động phản ứng có hại của thuốc ARV tại các cơ sở điều trị trọng điểm trong chương trình HIV AIDS tại việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)