hình gây sỏi tiết niệu in vivo
3.1.4.1. Về số lượng tinh thể niệu
Quan sát tinh thể niệu dưới kính hiển vi và đánh giá theo thang điểm, kết quả được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Điểm đánh giá về tinh thể niệu của các lô chuột
(g/kg) COD COM chung Chứng trắng (n=6) − 0 0 0 Chứng bệnh (n=6) − Lô nhận DC1 (n=6) 2,52 Lô nhận DC2 (n=6) 5,04 Lô nhận DC3 (n=6) 10,08
a, p<0,05 khi so sánh với lô chứng trắng b, p<0,05 khi so sánh với lô chứng bệnh Nhận xét:
Số lượng tinh thể niệu ở lô chứng bệnh cao hơn lô chứng trắng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Số lượng tinh thể niệu ở các lô uống chế phẩm thử đều thấp hơn khi so sánh với lô chứng bệnh (p<0,05). Trong đó, tinh thể niệu COD ở lô chứng bệnh và các lô uống chế phẩm thử không có sự khác biệt. Đối với tinh thể niệu COM ở ba lô uống chế phẩm thử đều thấp hơn khi so sánh với lô chứng bệnh, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
(a)
(b) (c)
(d)
Hình 3.3: Hình ảnh tinh thể niệu của chuột cống trắng
(sử dụng kính hiển vi điện tử, vật kính x 40)
(a): Lô chứng trắng (b): Lô chứng bệnh (c): Lô thử liều 2,52g/kg (d): Lô thử liều 5,04g/kg (e): Lô thử liều 10,08g/kg Nhận xét:
Ở lô chứng trắng không thấy xuất hiện tinh thể niệu.
Ở lô bệnh chứng các tinh thể niệu số lượng nhiều, kích thước to, xu hướng tụ lại thành đám.
Ở lô thử dịch chiết dược liệu, với liều 2,52g/kg tinh thể niệu nhỏ hơn và số lượng ít, với liều 5,04g/kg tinh thể niệu nhỏ, số lượng lớn hơn. Nhưng ở lô thử liều 10,08 g/kg số lượng tinh thể nhiều, kích thước lớn.