Những kết quả nghiên cứu bước đầu về bài thuốc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ tác DỤNG TRÊN mô HÌNH gây sỏi TIẾT NIỆU IN VIVO và độc TÍNH của bài THUỐC gồm BA vị dược LIỆU ý dĩ, bồ đề, xấu hổ (Trang 25)

Bài thuốc gồm ba vị dược liệu: Ý dĩ, Bồ đề, Xấu hổ bước đầu đã được nghiên cứu in vitro bởi Trần Thúy Ngần và cộng sự trong đề tài: “Nghiên cứu tác dụng ức chế hình thành sỏi tiết niệu in vitro của một bài thuốc và các dược liệu thành phần trên mô hình tạo sỏi ở bản nhọn 96 giếng” [14]. Kết quả nghiên cứu từng vị dược liệu cho thấy, dịch chiết nước ở độ pha loãng 1/4 của Ý dĩ có tác dụng ức chế số lượng tinh thể tạo thành và làm tăng tỷ lệ COD/COM. Tuy nhiên, lượng tinh thể COM tạo thành còn nhiều và kích thước tinh thể COD tạo thành tương đối lớn, tác dụng của Ý dĩ phụ thuộc vào nồng độ. Dịch chiết nước ở độ pha loãng 1/3 của Bồ đề ức chế mạnh số lượng tinh thể tạo thành, tác dụng của Bồ đề không phụ thuộc vào nồng độ dịch chiết. Tuy nhiên, có sự phụ thuộc giữa tỷ lệ COD/COM với nồng độ dịch chiết Bồ đề, tỷ lệ COD/COM tăng khi nồng độ tăng. Dịch chiết nước ở độ pha loãng 1/4 của Xấu hổ không có tác dụng ức chế lượng sỏi tạo thành, ngược lại ở nồng độ cao dịch chiết Xấu hổ làm tăng số lượng tinh thể tạo thành. Tuy nhiên, dịch chiết Xấu hổ thể hiện khá tốt khả năng ức chế sự chuyển dạng từ COD sang COM. Nghiên cứu trên bài thuốc, dịch chiết nước ở độ pha loãng 1/4 của bài thuốc không thể hiện tác dụng ức chế số lượng tinh thể sỏi tạo thành. Tuy nhiên, bài thuốc cũng thể hiện tác dụng ức chế sự chuyển dạng từ COD thành COM và ức chế sự lớn lên của tinh thể. Dưới tác dụng của dịch chiết nước ở độ pha loãng 1/4 của bài thuốc, hầu hết tinh thể tạo thành ở dạng COD với kích thước tinh thể tạo thành tương đối nhỏ. Những kết quả bước đầu này là tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo trên động vật thí nghiệm.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ tác DỤNG TRÊN mô HÌNH gây sỏi TIẾT NIỆU IN VIVO và độc TÍNH của bài THUỐC gồm BA vị dược LIỆU ý dĩ, bồ đề, xấu hổ (Trang 25)