C: lượng tinh bột bị thủy phân 1000: hệ số chuyể n mg thành g
6) Xác định hoạt độ enzym peroxidase bằng phương pháp so màu [58]
3.1.2.2. Sinh trưởng thân mầm của ngô
Thân mầm cùng với rễ mầm là hai bộ phận quan trọng của cây con cũng như cây trưởng thành, sự sinh trưởng của thân mầm và lá mầm là điều kiện cần thiết giúp cho chúng có thể đảm nhận chức năng quang hợp để nuôi sống cây. Kết quả sinh trưởng thân mầm của hai giống ngô LVN 66 và LVN 81 dưới điều kiện áp suất môi trường khác nhau để thể hiện ở bảng 3.3, hình 3.4, hình 3.5. Phân tích kết quả cho thấy, trong cùng một ngày khi áp suất thẩm thấu của môi trường tăng lên thì sự sinh trưởng của thân mầm giảm xuống ở tất cả các giống.
Giống LVN66 vào ngày 3 khảo sát, ở công thức P0 sinh trưởng của thân mầm phát triển mạnh đạt 23,4mm nhưng đến công thức P2 sinh trưởng của thân mầm giảm (15,4mm). Đến công thức P4 sinh trưởng của thân mầm giảm mạnh đạt (9,2mm) và ở công thức P6 sinh trưởng thân mầm giảm rất mạnh. Giống LVN81 cũng vào ngày 3 theo dõi sinh trưởng thân mầm chỉ đạt 11,6mm ở công thức P0, thấp hơn so với công thức P0 của giống LVN66. Tuy nhiên chiều dài thân mầm ở các công thức P0, P2 và P4 lại không có sự khác biệt nhau chứng tỏ sự sinh trưởng chiều dài thân mầm của giống LVN81 ít chịu ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu hơn so với giống LVN66. Sự ảnh hưởng áp suất thẩm thấu vào sự sinh trưởng của mầm ngô ở ngày 4 và ngày 5 của cả hai giống đều như vậy. Nhưng cho đến ngày 6 giống LVN81 mới có sự ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu một cách rõ ràng.
Tuy nhiên ở giống LVN66 ở công thức P0 chiều dài thân mầm đạt cao nhất 29,0mm (ngày thứ 6) các công thức còn lại P2, P4 và P6 thì chiều dài thân mầm giảm dần và thấp nhất ở công thức P6 có chiều dài thân mầm đạt 5,4mm. Chiều dài thân mầm của giống LVN81 cũng giảm xuống khi áp suất thẩm thấu của môi trường tăng lên. Chiều dài thân mầm cao nhất ở công thức P0 đạt 23,9mm và thấp nhất ở công thức P6 đạt 1,2mm. Điều này cho thấy trong môi trường có áp suất thẩm thấu cao sự sinh trưởng của mầm gặp nhiều khó khăn do hạt không hút đủ nước để kích hoạt cho các enzym hoạt động, phục vụ cho sự nảy mầm nên sự gia tăng chiều dài thân mầm bị kìm hãm, làm cho quá trình sinh trưởng thâm mầm bị giảm.
Sự sinh trưởng thân mầm của hai giống ngô tăng dần qua các ngày thí nghiệm ở cả mẫu đối chứng và mẫu thí nghiệm. Đối với giống LVN66 ở công thức P0 ngày 3, chiều dài thân mầm là 23,4mm; ngày 4 đạt 23,5 mm; ngày 5 đạt 25,7 mm; ngày 6 đạt 29,0 mm. Đối với giống LVN81 ở cùng công thức và cùng ngày đạt các giá trị tương ứng là 11,6mm ngày 3; 13,4mm ngày 4; 18,8mm ngày 5; 23,9 ngày 6.
Ở cả hai giống so các ngày với nhau ở công thức P0 giai đoạn đầu ngày 3, ngày 4, ngày 5 sinh trưởng thân mầm ngô tăng chậm nhưng đến ngày cuối của công thức này sinh trưởng thân mầm ngô tăng nhanh.
Trong các công thức thí nghiệm P2, P4, P6 cả hai giống đều có sự sinh trưởng chiều dài thân với tốc độ chậm hơn so với công thức P0 qua các ngày. Đặc biệt là ở công thức P6 (ngày 6) tốc độ tăng chiều dài thân rất chậm. Điều này chứng tỏ áp suất thẩm thấu kìm hãm sự hút nước của hạt đã tác động làm cho thân mầm phát triển chậm.
Qua phân tích ở trên có thể thấy sự sinh trưởng của thân mầm của giống LVN 81 ở công thức P6 rất thấp so với chiều dài thân mầm của giống LVN 66 ở cùng điều kiện, mặc dù sự sinh trưởng thân mầm của giống LVN81 ít chịu tác động của áp sất thẩm thấu hơn so với giống LVN66 song sinh trưởng thân mầm của giống LVN 66 vẫn cao hơn và lợi thế so với giống LVN 81.
Bảng 3.3. Chiều dài thân mầm của hai giống ngô LVN 66 và LVN 81 trong điều kiện áp suất thẩm thấu môi trường khác nhau
Đơn vị: mm Công thức Ngày Theo dõi LVN 66 LSD0,05 LVN 81 LSD0,05 P0 P2 P4 P6 P0 P2 P4 P6 Ngày 3 23,4 ± 4,29a 15,4 ± 5,09b 9,2 ± 2,20c 3,0 ± 2,45d 3,19 11,6 ± 6,91a 9,2 ± 6,15ab 6,0 ± 4,83b 0,5 ± 0,97c 4,83 Ngày 4 23,5 ± 8,38a 17,2 ± 5,92b 11,2 ± 6,33c 3,5 ± 2,50d 4,53 13,4 ± 7,96a 10,3 ± 5,73a 9,2 ± 3,36a 0,7 ± 2,21b 4,68 Ngày 5 25,7 ± 3,62a 19,2 ± 4,35b 12,1 ± 6,19c 5,5 ± 2,52d 5,35 18,8 ± 6,44a 12,5 ± 4,39b 9,6 ± 3,80c 0,7 ± 2,21d 5,44 Ngày 6 29,0 ± 7,90 a 24,2 ± 5,61ab 15,1 ± 4,2c 5,4 ± 2,67d 4,94 23,9 ± 4,55 a 13,7 ± 3,36b 10,1 ± 6,48c 1,2 ± 1,61d 3,92
Hình 3.4. Sinh trưởng thân mầm của giống LVN 66 trong điều kiện áp suất thẩm thấu môi trường khác nhau
Hình 3.5. Sinh trưởng thân mầm của giống LVN 81 trong điều kiện áp suất thẩm thấu môi trường khác nhau
0 5 10 15 20 25 30 35 P0 P2 P4 P6 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 mm (atm) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 P0 P2 P4 P6 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 mm (atm)