Ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu đến một số chỉ tiêu sinhlý ở ngô 1 Tỉ lệ nảy mầm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu đến một số chỉ tiêu sinh lý, hoá sinh giai đoạn nảy mầm của Ngô (Zea mays.L0 (LV00713) (Trang 33 - 35)

C: lượng tinh bột bị thủy phân 1000: hệ số chuyể n mg thành g

6) Xác định hoạt độ enzym peroxidase bằng phương pháp so màu [58]

3.1. Ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu đến một số chỉ tiêu sinhlý ở ngô 1 Tỉ lệ nảy mầm

3.1.1. Tỉ lệ nảy mầm

Bảng 3.1. Tỉ lệ nảy mầm của hai giống ngô LVN 66 và LVN 81 trong điều kiện áp suất thẩm thấu môi trường khác nhau

Đơn vị: % Công thức Ngày theo dõi LVN 66 LVN 81 P0 P2 P4 P6 P8 P10 P0 P2 P4 P6 P8 P10 Ngày 3 20 10 2 0 0 0 18 8 0 0 0 0 Ngày 4 44 36 30 30 6 6 24 20 5 0 0 0 Ngày 5 84 78 58 42 28 26 67 52 28 9 4 2 Ngày 6 92 86 86 76 46 38 88 80 32 24 12 4 Ngày 7 96 90 88 76 46 38 94 82 42 28 14 4

Hình 3.1. Biểu đồ tỉ lệ nảy mầm của hai giống ngô LVN 66 và LVN 81 trong điều kiện áp suất thẩm thấu môi trường khác nhau

0 20 40 60 80 100 120 P0 P2 P4 P6 P8 P10 P0 P2 P4 P6 P8 P10 LVN 66 LVN 81 Sau 3 ngày Sau 4 ngày Sau 5 ngày Sau 6 ngày Sau 7 ngày

Kết quả phân tích bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy điều kiện áp suất thẩm thấu môi trường khác nhau có ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm của hai giống ngô LVN 66 và LVN 81 theo xu hướng khi áp suất thẩm thấu của môi trường tăng lên thì tỉ lệ nảy mầm của hai giống đều giảm xuống rõ rệt. Giai đoạn đầu từ ngày 3 đến ngày 4 tỉ lệ nảy mầm của cả hai giống đều tăng chậm. Chứng tỏ áp suất thẩm thấu đã ảnh hưởng và kìm hãm hút nước làm nó khó nảy mầm .Giai đoạn từ ngày 4 đến ngày 5, ngày 6 tỉ lệ nảy mầm của cả hai giống đều tăng rất cao. Như vậy chứng tỏ đã có cơ chế phản ứng hoặc một cơ chế nào đó tác động vào giai đoạn này giúp chúng hút nước mạnh hơn để nảy mầm tốt hơn. Ở giai đoạn cuối ngày 6 đến này 7 tỉ lệ này mầm tăng thấp có thể do số mầm này đã quá cao mà không cao hơn được nữa.

Tỉ lệ nảy mầm của hai giống không giống nhau trong cùng một điều kiện áp suất thẩm thấu. Giống LVN 66 hạt nảy mầm tốt ở công thức P2, P4 khá ở công thức P6.Đến công thức P8 tỉ lệ nảy mầm giảm mạnh so với công thức P6. Đến công thức P10 tỉ lệ nảy mầm giảm nhẹ so với công thức P8. Giống LVN81 hạt chỉ nảy mầm tốt ở công thức P2. Ở công thức P4 tỉ lệ nảy mầm giảm rất mạnh so với công thức P2, đến công thức P6 tỉ lệ nảy mầm giảm khá mạnh so với công thức P4, đến công thức P8 và công thức P10 tỉ lệ nảy mầm giảm nhẹ so với công thức P6.

Qua kết quả thấy rằng áp suất thẩm thấu càng thấp thì tỉ lệ nảy mầm càng cao. Tỉ lệ nảy mầm cao hay thấp thể hiện khả năng thích ứng với điều kiện thiếu nước (điều kiện áp suất thẩm thấu cao) của hạt ngô. Khi áp suất thẩm thấu cao hạt nảy mầm yếu, ở công thức P10 nhiều hạt có hiện tượng bị hỏng, nguyên nhân là khi gieo hạt ở điều kiện áp suất thẩm thấu cao, sự hút nước của hạt bị cản trở dẫn đến thiếu nước trong hạt, các chất sẽ không đuợc hoạt hoá, do vậy hạt khó nảy mầm. Điều này cũng chứng tỏ rằng áp suất thẩm thấu sẽ ức chế hoạt động sinh lí, sinh hoá nhất là ức chế hoạt động các enzyme phân huỷ có trong hạt và nếu áp suất thẩm thấu càng cao hạt càng bị ức chế mạnh.

Từ kết quả cũng thấy rằng giống LVN66 có tỉ lệ nảy mầm cao hơn và sớm hơn so với giống LVN81 và cũng chứng tỏ rằng giống LVN66 có khả năng chịu đựng được trong điều kiện thiếu nước tốt hơn so với giống LVN81.

Từ kết quả của thí nghiệm sự nảy mầm của hạt ngô trong các môi trường có áp suất thẩm thấu khác nhau, chúng tôi lựa chọn các công thức P0, P2, P4 và P6 để

tiến hành các thí nghiệm xác định chỉ tiêu khác. Các công thức còn lại do tỉ lệ nảy mầm thấp không đủ mẫu để nghiên cứu, đặc biệt là ở giống LVN 81.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu đến một số chỉ tiêu sinh lý, hoá sinh giai đoạn nảy mầm của Ngô (Zea mays.L0 (LV00713) (Trang 33 - 35)