Tình hình cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình của NH NNo&PTNT Agribank

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn agribank chi nhánh sơn trà đà nẵng (Trang 41)

Agribank chi nhánh Sơn Trà – Đà Nẵng

2.2.3.1 Tình hình chung cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình

Bảng2.4 Tình hình cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình trong tổng cho vay giai đoạn 2012-2014

ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012

Chênh lệch 2014/2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng DSCV 98.703 100 116.665 100 131.256 100 17.962 18,2 14.591 12,51 DSCV MUA SẮM TTBGĐ 9.457 9,6 11.832 10,14 16.591 12,64 2.375 25,11 4.759 40,22 Tổng DSTN 70.220 100 95.641 100 124.143 100 25.421 36,2 28.502 29,8 DSTN MUA SẮM TTBGĐ 6.186 8,8 8.951 9,36 13.564 10,93 2.765 44,70 4.613 51,54 Tổng dư nợ 158.294 100 179.318 100 186.431 100 21.024 13,28 7.113 4,00 Dư nợ mua sắm TTBGĐ 4.793 3,03 7.674 4,28 10.701 5,74 2.881 60,11 3.027 39,44 Tổng Nợ xấu 4.241 100 4.835 100 5.800 100 594 14,01 965 19,96 Nợ xấu mua sắm TTBGĐ 121 2,85 207 4,28 294 5,07 86 71,07 87 42,03 Tỷ lệ nợ xấu(%) 2,68 100 2,70 100 3,11 100 0,02 0,41 Tỷ lệ nợ xấu mua sắm TTBGĐ(%) 2,52 2,70 2,75 0,18 0,05

(Nguồn: NHNo&PTNT Agribank chi nhánh Sơn Trà –Đà Nẵng)

Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình có xu hướng tăng đều qua 3 năm. Cụ thể là năm 2013, DSCV mua sắm trang thiết bị gia đình đạt 11.832 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 2.375 triệu đồng tương ứng với 25,11%. Và đạt cao nhất vào năm 2014 với số tiền là 16.591 triệu đồng chênh lệch so với năm 2013 là 40,22% trong tổng DSCV. Có thể thấy rằng nhu cầu mua sắm của khách hàng ngày càng tăng cao qua 3 năm gần đây.

DSTN mua sắm trang thiết bị gia đình của chi nhánh liên tục tăng trong 3 năm vừa qua. Năm 2013 là 8.951 triệu đồng, tăng 2.765 triệu đồng tỷ lệ tương ứng 44,70% so với năm 2012. Năm 2014 DSTN mua sắm trang thiết bị gia đình đạt 13.564 triệu đồng tăng 4.613 triệu đồng tỷ lệ tương ứng với 51,54% so với năm 2013. Có thể thấy việc hoạt động của cán bộ tín dụng trong việc đôn đốc khách hàng là rất tốt.

Ta thấy tốc độ của tổng dư nợ giảm dần trong năm 2014 chỉ tăng 7.113 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 4% so với năm 2013. Trong khi trong năm 2013 việc tổng dư nợ tang 21.024 triệu đồng với tỷ lệ 13,28% so với năm 2012. Điều này có thể thấy nguyên nhân là do nợ xấu năm 2013 tăng lên đáng kể từ mức 4.241 triệu đồng năm 2012 đến năm 2013 tăng lên 4.835 triệu đồng. Nhằm tránh rủi ro cho và nợ xấu tang cao nên năm 2014 chi nhánh đã dè chừng và giam mức cho vay đối với các thành phần kinh tế có nguy cơ phát sinh nợ xấu tăng cho nên tốc độ cho vay giảm dần vào năm 2014.

Việc DSCV tăng qua các năm cũng có thể biết rằng dư nợ cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình cũng sẽ tăng qua các năm. Trong năm 2013 dư nợ mua sắm trang thiết bị gia đình đạt 7.674 triệu đồng tăng gần 2.881triệu đồng tỷ lệ tương ứng 60,11% so với năm 2012. Năm 2014 dư nợ đạt 10.701triệu đồng, tăng 39,44% so với năm 2013 tương ứng 3.027 triệu đồng. Việc dư nợ vay mua sắm trang thiết bị gia đình tăng đều qua các năm nên CBTD cũng cần cân nhắc kỹ về những khoản vay nhằm tránh ảnh hưởng tới việc kinh doanh của chi nhánh.

Việc

Nợ xấu tăng qua 3 năm do dư nợ đều tăng. Năm 2013, Nợ xấu đạt 207 triệu đồng, tăng 71,07% so với năm 2012. Năm 2014, Nợ xấu vẫn tiếp tục tăng lên 294 triệu đồng, ứng với mức tăng 42,03% so với năm 2013. Việc nợ xấu tăng đều qua các năm với mức tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 2,52%,2013(2,70%) và đạt cao nhất vào năm 2014 với tỷ lệ 2,75%. Để đảm bảo cho việc tăng trưởng tín dụng và hiệu quả cho vay của NH, công tác thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng nên được tiến hành chặt chẽ hơn nữa nhằm giảm thiểu dư nợ . Qua những con số này, ban lãnh đạo chi nhánh cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát một cách hiệu quả và nghiêm ngặt, nâng cao hơn nữa năng lực làm việc của CBTD để hoạt động cho vay của NH được duy trì và phát triển tốt.

2.2.3.2. Tình hình cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình theo thời hạn vay

Bảng 2.5 Tình hình cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình theo thời hạn vay

(Nguồn: NHNo&PTNT Agribank chi nhánh Sơn Trà –Đà Nẵng)

Theo số liệu trên, ta thấy DSCV mua sắm trang thiết bị gia đình ngắn hạn tăng dần qua các năm, vẫn chiếm phần lớn trong tổng DSCV ( cao nhất là 75,52% DSCV) và tốc độ tăng trưởng DSCV ngắn hạn của chi nhánh năm 2014 cao hơn các năm trước, tăng 49,88% so với năm 2013 tương ứng 4.170 triệu đồng, do ngân hàng về cơ bản đã ổn định được hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, cho vay

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DSCV MUA SẮM TTBGĐ 9.457 100 11.832 100 16.591 100 2.375 25,11 4.759 40,22 Ngắn hạn 6.359 67,24 8.360 70,66 12.530 75,52 2.001 31,47 4.170 49,88 Trung Dài hạn 3.098 32,76 3.472 29,34 4.061 24,48 374 12,07 589 16,96 DSTN MUA SẮM TTBGĐ 6.186 100 8.951 100 13.564 100 2.765 44,70 4.613 51,54 Ngắn hạn 4.213 68,11 6.557 73,25 10.578 77,99 2.344 55,64 4.021 61,32 Trung Dài hạn 1.973 31,89 2.394 26,75 2.986 22,01 421 21,34 592 24,73 Dư nợ mua sắm TTGĐ 4.793 100 7.674 100 10.701 100 2.881 60,11 3.027 39,44 Ngắn hạn 3.757 78,39 5.560 72,45 7.512 70,20 1.803 47,99 1.952 35,11 Trung Dài hạn 1.036 21,61 2.114 27,55 3.189 29,80 1.078 104,05 1.075 50,85 Nợ xấu mua sắm TTGĐ 121 100 207 100 294 100 86 71,07 87 42,03 Ngắn hạn 103 85,12 164 79,23 226 76,87 61 59,22 62 37,80 Trung Dài hạn 18 14,88 43 20,77 68 23,13 25 138,8 25 58,14 Tỷ lệ nợ xấu mua sắm TTBGĐ(%) 2,52 2,70 2,75 0,18 0,05 Ngắn hạn(%) 2,74 2,95 3,01 0,21 0,06 Trung Dài hạn(%) 1,74 2,03 2,13 0,29 0,1

trung dài hạn có xu hướng tăng chậm và tỷ trọng qua các năm giảm xuống, cụ thể năm 2013 là 3.472 triệu đồng, chiếm 29,34% DSCV của mua sắm trang thiết bị gia đình. Tuy nhiên, năm 2014 doanh số này tăng 4.061 triệu đồng, chỉ chiếm 24,48% DSCV của mua sắm trang thiết bị gia đình. Nguyên nhân là do người dân muốn vay theo hình thức ngắn hạn để mua sắm và dựa vào khoản thu nhập của mình để trả trong thời gian ngắn cho ngân hàng. Mặt khác, về phía NH, không muốn cho vay trung dài hạn do hoạt động cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình còn nhiều bất cập, ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động của NH.Vì vậy, với NH việc giảm thiểu cho vay trung dài hạn đối với cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình luôn gắn liền với lợi ích của NH.

DSTN của cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình có chiều hướng tăng cùng với DSCV của cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình, cụ thể là tổng DSTN đối với cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình đến năm 2013 đạt 8.951 triệu đồng tăng 44,70 % so với năm 2012, trong đó DSTN ngắn hạn đạt 6.557 triệu đồng tăng 55,64% so với năm 2012 và DSTN trung dài hạn đạt 2.394 triệu đồng tăng 21,34% so với năm 2012. Các con số đạt được năm 2013 là rất ấn tượng của NH. Cũng theo bảng ta thấy, NH có chủ trương cho vay ngắn hạn, bởi vì tình hình kinh tế có nhiều biến động sâu sắc, khó dự đoán. Chi nhánh chỉ khuyến khích các khoản vay ngắn hạn để giảm rủi ro về thu hồi nợ và rủi ro về biến động lãi suất. Cụ thể năm 2013, tỷ trọng thu nợ ngắn hạn là 73,25%, còn năm 2014 tỷ trọng thu nợ ngắn hạn là 77,99%. Mặt khác, cũng có những khoản cho vay trung và dài hạn chưa đến hạn nên DSTN trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ.

Qua 3 năm, DSTN của chi nhánh chủ yếu từ nguồn ngắn hạn. DSTN của các khoản cho vay ngắn hạn đảm bảo tốt do khách hàng thực hiện đúng quy định của ngân hàng. Tuy nhiên việc các khoản vay trung dài hạn chưa đến hạn thanh toán sẽ là bất lợi với NH nếu nhu cầu vay vốn trung dài hạn gia tăng. Để đảm bảo được yêu cầu của khách hàng chi nhánh cần có các biện pháp huy động các nguồn trung dài hạn để cho vay.

Hình 2.3 : Tình hình dư nợ MSTTBGĐ theo thời hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Sơn Trà Đà Nẵng.

ĐVT:Triệu đồng

(Nguồn: NHNo&PTNT Agribank chi nhánh Sơn Trà –Đà Nẵng)

Tình hình dư nợ của cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình tại chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Chi nhánh vẫn tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn, với tỷ lệ dư nợ này ở mức cao và ít biến động, luôn chiếm tỷ trọng trên 70% tổng dư nợ đối với hoạt động cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình. Trong năm 2013, dư nợ trung – dài hạn đạt 2.114 triệu đồng, tăng 1.078 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 104,05% so với năm 2012, dư nợ ngắn hạn tăng 1.803 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 47,99% so với năm 2012. Trong năm 2014, cùng với đà phục hồi của kinh tế dư nợ ngắn hạn và trung – dài hạn đều tăng trưởng tốt.

Hình 2.4 Tình hình nợ xấu cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình theo thời hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Sơn Trà Đà Nẵng.

(Nguồn: NHNo&PTNT Agribank chi nhánh Sơn Trà –Đà Nẵng)

Nợ xấu của cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình của chi nhánh năm 2014 là 294 triệu đồng , tăng 42,03% so với năm 2013 tương ứng tăng 87 triệu đồng, nhưng năm 2013 lại tăng cao, tăng 71,07% so với năm 2012 tương ứng 86 triệu đồng. TLNX tăng dần qua các năm. Từ năm 2012 từ 2,52% đến năm 2014 lên đến 2,75%. Nhìn chung TLNX có biến động nhưng sự biến động xoay quanh mức dưới 3%.

Nợ xấu trung – dài hạn luôn chiếm tỷ trọng dưới 25% tổng nợ xấu cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình. Nợ xấu trung-dài hạn năm 2013 là 164 triệu đồng, tăng 61 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 59,22% so với năm 2012 và năm 2014 là 226 triệu đồng, tăng 62 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 37,80% so với năm 2013. Trong năm 2012- 2014,tình hình kinh tế bị khủng hoảng, ảnh hưởng tới người dân gây rất nhiều gây khó khăn trong việc trả nợ, ngoài ra đặc thù chung của loại hình cho vay trung-dài hạn,khi thời hạn càng dài,rủi ro vốn vay sẽ cao hơn vì vậy TLNX trung-dài hạn tăng lên. Nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với nợ xấu trung-dài hạn.Cụ thể như năm 2013 là 164 triệu đồng, chiếm 79,23% tổng nợ xấu của cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình,tăng 59,22% so với năm 2012. Năm 2014, nợ xấu ngắn hạn là 226 triệu đồng ,chiếm 76,87% tổng nợ xấu cho vay và tăng 37,80% so với năm 2013.

Trong năm 2012 thì tình hình kinh tế khó khăn đã khiến thu nhập người dân trở nên hạn chế, dẫn đến không trả được nợ vay cho ngân hàng và các khoản nợ này chuyển sang nợ quá hạn, điển hình theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 của chi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhánh, nợ xấu tăng cao đạt 164 triệu đồng ở khoản vay ngắn hạn. Qua năm 2014 thì tình hình nợ xấu vẫn tăng cao nguyên nhân là xuất hiện nhiều khoản vay chay lỳ nợ quá hạn ko chịu trả nợ. Cần phải khắc phục trong công tác thẩm định và sát sao hơn để góp phần cải thiện nợ xấu xuống mức thấp nhất.

Bên cạnh đó,TLNX ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng qua các năm. Cụ thể tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tăng từ 2,74% đến 3,01% vào năm 2014. Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn tăng từ 1,74% đến 2,13% vào năm 2014. So với mặt bằng chung thì tỷ lệ này còn rất cao, NH cần có những biện pháp khắc phục bổ sung nhằm giảm thiệt hại về tài chính có thể gây ảnh hưởng xấu cho NH đặc biệt là cho vay ngắn hạn.

2.2.3.3. Tình hình cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình theo hình thức đảm bảo

Bảng2.6 Tình hình cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình theo hình thức đảm bảo

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DSCV MUA SẮM TTBGĐ 9.457 100 11.832 100 16.591 100 2.375 25,11 4.759 40,22 ĐB bằng TS 8.389 88,71 9.860 83,3 13.725 82,73 1.471 17,53 3.865 39,20 ĐB không bằng TS 1.068 11,29 1.972 16,7 2.866 17,27 904 84,64 894 45,33 DSTN MUA 6.186 100 8.951 100 13.564 100 2.765 44,70 4.613 51,54

SẮM TTBGĐ ĐB bằng TS 5.354 86,55 7.500 83,79 11.217 82,70 2.146 40,08 3.717 49,56 ĐB không bằng TS 832 13,45 1.451 16,21 2.347 17,30 619 74,40 896 61,75 Dư nợ mua sắm TTBGĐ 4.793 100 7.674 100 10.701 100 2.881 60,11 3.027 39,44 ĐB bằng TS 3.469 72,38 5.829 75,96 8.337 77,91 2.360 68,03 2.508 43,03 ĐB không bằng TS 1.324 27,62 1.845 24,04 2.364 22,09 521 39,35 519 28,13 Nợ xấu mua sắm TTBGĐ 121 100 207 100 294 100 86 71,07 87 42,03 ĐB bằng TS 86 71,07 156 75,36 226 76,87 70 81,40 70 44,87 ĐB không bằng TS 35 28,93 51 24,64 68 23,13 16 45,71 17 33,3 Tỷ lệ Nợ Xấu mua sắm TTBGĐ(%) 2,52 2,70 2,75 0,18 0,05 ĐB bằng TS(%) 2,48 2,68 2,71 0,2 0,03 ĐB không bằng TS(%) 2,64 2,76 2,88 0,12 0,12

(Nguồn: NHNo&PTNT Agribank chi nhánh Sơn Trà –Đà Nẵng)

Nhìn chung, hình thức đảm bảo khác nhau NH đã có những định hướng, chính sách khác nhau nhưng cho vay có TSĐB của khách hàng đem lại sự an toàn hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho NH. Qua số liệu trên ta thấy DSCV mua sắm trang thiết bị gia đình theo hình thức ĐB bằng TS chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng DSCV mua sắm trang thiết bị gia đình của NH. Cụ thể là năm 2012 DSCV ngắn hạn đạt 8.389 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88,71% trong tổng DSCV mua sắm trang thiết bị gia đình, còn cho vay trung dài hạn chỉ chiếm 11,29% tương ứng 1.068 triệu đồng. Năm 2013,2014 DSCV ngắn hạn vẫn giữ ở mức cao trên 80% DSCV, cụ thể là năm 2014 DSCV ngắn hạn tăng 3.865 triệu đồng tương úng với tỷ lệ 39,20% so với năm 2013. Không những thế DSCV trung dài hạn cũng tăng qua các năm, năm 2013 tăng 904 triệu đồng tương ứng với mức 84,64% so với năm 2012. Chứng tỏ NH qua các năm nay đã không ngừng cho vay với khách hàng ở hoạt động cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Tình hình thu nợ cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình của Ngân hàng rất khả quan,tăng đều qua các năm. Vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất đó là DSTN có tài sản đảm bảo với tỷ trọng trên 80% qua các năm. Năm 2013 tăng 2.146 triệu đồng tương ứng với mức 40,08% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 3.717 triệu đồng với tỷ lệ 49,56% so với năm 2013. Không những thế DSTN của cho vay ĐB không bằng TS cũng tang đều qua các năm đạt tỷ lệ cao nhất năm 2013 với 74,40% tăng 619 triệu đồng so với năm 2012.Nhưvậy, tình hình thu nợ của khoản cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình của Ngân hàng cũng tăng lên phù hợp với tình hình tăng lên của doanh số cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình, mặc dù quy mô còn nhỏ so với tổng thu nợ cho vay song tốc độ và số lượng lại tăng nhanh chóng.

Qua bảng số liệu trên, dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ đối với cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình và có sự tăng lên qua các năm. Năm 2013, dư nợ có tài sản đảm bảo đạt 5.829 triệu đồng chiếm tỷ trọng 75,96% so với tổng dư nợ cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình. Nhưng chiếm tỷ

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn agribank chi nhánh sơn trà đà nẵng (Trang 41)