2.2.2.1 Qui trình cho vay MSTTBGĐ trực tiếp
Bước 1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn
Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn, tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm tìm hiểu những thông tin sau:
• Những vấn đề khách hàng trình bày, tư cách pháp lý( năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự) của khách hàng.
Nếu khách hàng cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết và cán bộ tín dụng xét thấy họ có đủ những điều kiện vay thì sẽ hướng dẫn khách hàng tiến hành làm thủ tục vay.
Bước 2. Thẩm định các điều kiện tín dụng theo quy định
Cán bộ tín dụng thẩm định các điều kiện vay:
• Thẩm định tính chất của khoản vay có đúng như hình thức mà ngân hàng cho vay.
• Xác định nhu cầu , mục đích sử dụng khoản vay, nguồn trả nợ và thời hạn trả nợ.
• Xác minh tính hợp pháp của tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng và định giá tài sản đó.
Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định khoản vay. Bước 3. Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng
Căn cứ kết quả thẩm định ở bước 2, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện các bước tiếp theo khác nhau.
Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu Cán bộ tín dụng cùng khách hàng lập hồ sơ vay.
• Hồ sơ do khách hàng lập: Giấy đề nghị vay vốn, hình thức vay.
• Hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập: Hợp đồn tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay.
Sau khi hoàn tất thủ tục hồ sơ vay, cán bộ tín dụng sẽ đem bộ hồ sơ vay kèm theo báo cáo thẩm định lập ở bước 2 trình lên Trưởng phòng tín dụng.
Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, kiểm soát nội dung của hồ sơ vay và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định( nếu cần), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định( tái thẩm định), ký nháy vào hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đẩm tiền vay và trình trưởng phòng hoặc phó phòng kinh doanh xem xét.
Trưởng phòng hoặc phó phòng kinh doanh: Căn cứ vào bộ hồ sơ vay và báo cáo thẩm định( tái thẩm định) phê duyệt vào báo cáo thẩm định.
Cán bộ tín dụng căn cứ vào nội dung phê duyệt của trưởng phòng hoặc phó phòng ngân hàng.
• Yêu cầu khách hàng bổ sung tài liệu, hồ sơ đối với những trường hợp cần bổ sung điều kiện vay.
• Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa báo cáo thẩm định nếu không đạt yêu cầu. • Soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay. Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu
Cán bộ tín dụng gửi thông báo không đồng ý cho vay đến khách hàng. Bước 4. Giải ngân, giám sát khoản vay
Sau khi trưởng phòng hoặc phó phòng ngân hang ký hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng lưu 1 bản để theo dõi, giao 1 bản cho khách hàng, chuyển cho phòng kế toán – ngân quỹ 2 bản.
Phòng kế toán và ngân quỹ căn cứ hợp đồng tín dụng đã ký kết, tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng.
• Kiểm tra sử dụng vốn vay theo mục đích ghi trong hợp đồng. • Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án.
• Kiểm tra hiện trạng tài sản đảm bảo.
Bước 5. Thu nợ, đối chiếu nợ, thanh lý hợp đồng
Cán bộ tín dụng kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc việc trả nợ của khách hàng. Đây là giai đoạn theo dõi việc trả nợ gốc, lãi phí, đến hạn trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng, cán bộ tín dụng có trách nhiệm gửi phiếu nhắc trả nợ đến đơn vị vay vốn trước thời điểm phải thu ít nhất 5 ngày và khách hàng có nghĩa vụ phải trả đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng. Nếu trường phát sinh một số tình huống: trả nợ trước hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, xử lý tài sản bảo đảm… Ngân hàng tùy thuộc vào tình huống cụ thể để giải quyết theo quy định.
2.2.2.2 Qui trình cho vay MSTTBGĐ gián tiếp
Bước 1: Trước tiên, Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu. . Theo nguyên tắc người mua hàng phải trả trước một phần giá trị của hàng hoá.
Được thực hiện thông qua các phương thức sau: • Tài trợ truy đòi toàn bộ:
Theo phương thức này, khi bán cho Ngân hàng các khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho Ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho Ngân hàng.
• Tài trợ truy đòi hạn chế:
Theo phương thức này, trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản nợ của người tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã thoả thuận giữa Ngân hàng với công ty bán lẻ.
• Tài trợ miễn truy đòi:
Theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợ cho Ngân hàng, công ty bán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việc liệu các khoản nợ đó có được trả hay không. Phương thức này chứa đựng nhiều rủi ro nên chi phí của khoản vay này được Ngân hàng tính cao hơn so với các phương thức trên và các khoản nợ được mua cũng được Ngân hàng lựa chọn rất kỹ. Ngoài ra, chỉ có những công ty bán lẻ rất có uy tín với Ngân hàng mới được áp dụng phương thức tài trợ này.
• Tài trợ có mua lại:
Theo phương thức này thì khi thực hiện cho vay tiêu dùng gián tiếp với hình thức miễn truy đòi hoặc truy đòi một phần, nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả được nợ thì Ngân hàng buộc phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ. Trong trường hợp này, nếu có thoả thuận trước thì Ngân hàng có thể bán lại cho chính công ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán, kèm với tài sản đã được người tiêu dùng sử dụng trong một thời gian nhất định.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng mà Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho Ngân hàng.
Bước 3: Xét duyệt cho vay ký hợp đồng Bước 4: Giải ngân, giám sát khoản vay
Bước 5. Thu nợ theo định kỳ trong hợp đồng đã ký, đối chiếu nợ, thanh lý hợp đồng.
Hình2.2. Quy trình cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình tại Chi nhánh
SV: LÊ KIM CHUNG 39
Khách hàng
Nộp hồ sơ xin vay vốn
Cán bộ tín dụng tiếp nhận HS
Thẩm định
Trưởng phòng tín dụng
Trình giám đốc
Giải ngân
Theo dõi tiền vay Thu hồi vốn vay Trả HS cho KH Từ chối cho vay Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng bổ sung HS HS không đầy đủ Duyệt Sai mục đích