Ngân hàng có mối quan hệ tốt với các công ty bán lẻ sẽ giúp tìm kiếm được nhiều khách hàng qua việc cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình theo hình thức gián tiếp. Không những thế việc có mối quan hệ tốt với các công ty bán lẻ sẽ giúp an toàn trong việc hợp tác làm ăn, giúp Ngân hàng giảm bớt rủi ro và cho phép Ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay MSTTBGĐ ngoài ra sẽ giảm được chi phí trong cho vay.
3.2.4. Nâng cao biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu trong các khoản vay của các khách hàng vay mua sắm trang thiết bị gia đình.
Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu phổ biến nhất đánh giá chất lượng cho vay. Qua thông số này có thể cho thấy chất lượng của khoản vay tốt hay xấu, nếu tỷ lệ quá hạn hay tỷ lệ nợ xấu cao, đặc biệt là các khoản nợ có khả năng mất vốn thì NH sẽ phải chịu những rủi ro cho vay, không có khả năng thu hồi được nợ. Khi NH xác định nguyên nhân của các khoản vay có vấn đề, NH phải tìm được các biện pháp giải quyết. Việc tìm ra các biện pháp giải quyết không phải là dễ dàng, vì nếu kế hoạch khắc phục được thì phía khách hàng là người được lợi lớn nhất đồng thời qua đó NH cũng thu được lợi. Kế hoạch phải đảm bảo có chi tiết cụ thể, cả NH và khách hàng phải tôn trọng kế hoạch và thực hiện một cách triệt để, đồng thời hai bên phải có những thoả thuận như:
Về phía NH: Có thể kéo dài thời hạn trả nợ hoặc cho vay gián tiếp, trong bất cứ trường hợp nào thì NH cũng không được đòi hỏi khách hàng phải chi trả ngay một cách phi thực tế, do vậy, có thể giải quyết bằng cách cho giãn thời hạn trả nợ nhưng phải xem xét kỹ lưỡng cho giảm nợ hay cho vay tiếp khi dự đoán nguồn ngân quỹ và chỉ có bằng chứng xác thực là việc hoàn trả nợ sẽ được thực hiện.
• Xử lý nợ cũ: Tập trung thu hồi dứt điểm các khoản nợ đã quá hạn của các khách hàng vay mua sắm trang thiết bị gia đình của chi nhánh. Dừng quan hệ tín dụng, bằng mọi biện pháp thu hồi và xử lý các tài sản đảm bảo chi nhánh đang nắm giữ .Thực hiện hoàn chỉnh, bổ sung và quản lý chặt chẽ hồ sơ tín dụng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát quá trình xử và thu hồi nợ. Trong trường hợp Ngân hàng thấy rõ không có khả năng thu hồi nợ thì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý các khoản vay khó đòi. Biện pháp này
được thực hiện khi người vay không chi trả, có hành động trốn tránh, lừa đảo.
• Quản lý các khoản vay mới: Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình nợ thường xuyên, định kỳ và phân loại nợ để nắm rõ thực trạng nợ cho vay. Định kỳ CBTD rà soát, quản lý doanh mục tín dụng để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu về giới hạn, cơ cấu được Giám đốc phê duyệt. Thực hiện kiểm soát thường xuyên đối với tất cả các khoản nợ vay mua sắm trang thiết bị gia đình của khách hàng. Định kỳ đánh giá lại tài sản thế chấp để điều chỉnh tín dụng cho phù hợp, kiểm soát hồ sơ, đánh giá chất lượng tín dụng các khoản vay, khách hàng vay. Kiểm tra việc tuân thủ các quy trình và chính sách cho vay của CBTD.
Về phía khách hàng: Tăng thêm tài sản thế chấp hoặc bán tài sản thế chấp. Ngay khi khoản vay mua sắm trang thiết bị gia đình bị coi là có vấn đề, NH cố gắng giành thêm tài sản thế chấp hoặc nguy cơ không thu hồi được nợ thì NH sớm báo cho khách hàng để có thể bán được tài sản thế chấp khi còn chưa muộn.