dụng đất và nguyên nhân, giải pháp khắc phục
4.3.3.1. Những thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
Cùng với sự phát triển kinh tế kéo theo thị trường đất đai trên địa bàn huyện diễn ra ngày càng sôi động. Nên càng ngày có nhiều người dân đến VPĐKQSDĐ để thực hiện các thủ tục về chuyển quyền. Có được kết quả này là do VPĐKQSDĐ có một đội ngũ cán bộ có trình độ cao và được sự quan tâm của các cấp, các ngành đến vấn đề đất đai nói chung và công tác chuyển quyền nói riêng, cùng sự phổ biến các phương tiện thông tin đại chúng nên Luật Đất đai đã được phổ biến rộng rãi hơn, hiểu biết của người dân về chuyển quyền cũng tăng lên, nhận thức được tầm quan trọng của chuyển quyền nên số lượng người dân đến VPĐKQSDĐ để thực hiện chuyển quyền cũng tăng lên theo từng năm.
Sự ra đời của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (1 cửa) phần nào đã góp phần giúp phòng trong công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả để hạn chế việc cán bộ phòng phải trực tiếp tiếp nhận hồ sơ của người dân.
* Khó khăn
- Về cơ sở vật chất: Nơi làm việc của VPĐK QSDĐ và trung tâm phát triển quỹ đất huyện vẫn dùng chung với Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện nên phòng làm việc còn nhỏ hẹp, chặt chội, trang thiết bị còn thiếu và đã cũ hỏng (máy tính, máy in…)
- Về nguồn nhân lực: Thiếu cán bộ làm công tác chuyển QSDĐ mà khối lượng công việc nhiều.
- Sự am hiểu của người dân về pháp luật còn nhiều yếu kém.
4.3.3.2. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
* Nguyên nhân
- Huyện Trấn Yên đã có VPĐKQSDĐ nhưng nhân sự của VPĐKQSDĐ chưa bố trí đủ số lượng, các cán bộ vừa phải thẩm định hồ sơ, vừa phải cập nhật vào sổ đăng ký biến động, trang thiết bị làm việc sơ sài, chủ yếu làm bằng thủ công nên mất nhiều thời gian. Cán bộ tiếp dân còn trẻ , kinh nghiệm chưa có, công việc nhiều mà xử lý hồ sơ thì mất thời gian nên ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành thủ tục làm kéo dài so với thời gian quy định.
- Người dân nộp hồ sơ tại VPĐKQSDĐ để thực hiện các hình thức chuyển quyền thì phải có Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất (theo hiện trạng SDĐ). Muốn vậy người dân phải đăng ký lịch đi đo tại VPĐKQSDĐ. Nhưng VPĐKQSDĐ chỉ có 2 cán bộ đo đạc với 22 xã, thị trấn, công việc rất nhiều nên lịch đo có thể kéo dài đến 2 - 3 tháng mới có được Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất.
- VPĐKQSDĐ huyện đã niêm yết các thủ tục hành chính nhưng người dân không chú ý và do người dân chưa am hiểu nhiều về các thủ tục chuyển quyền SDĐ nên khi thực hiện còn gặp phải nhiều vướng mắc dẫn đến quá trình hoàn thiện hồ sơ còn chậm.
- Tình trạng người dân chưa nắm rõ pháp luật về đất đai dẫn đến việc hồ sơ chuyển quyền thường không đủ giấy tờ cần thiết hoặc thông tin trên hợp đồng ghi chưa đúng, sửa chữa nhiều lần làm mất thời gian của cả người dân và cán bộ
- Thực tế tồn tại nhiều trường hợp các giao dịch chỉ được thỏa thuận giữa hai bên mà không qua VPĐKQSDĐ làm thủ tục nên số trường hợp chuyển quyền SDĐ thực tế thì Phòng TN&MT không nắm được.
* Giải pháp khắc phục
- Đối với người dân:
+ UBND các xã cần tổ chức tuyên truyền cho người dân biết về Luật Đất đai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài phát thanh, truyền hình… Tổ chức các buổi tuyên truyền, thảo luận về Luật Đất đai tại các tổ dân phố, thôn xóm, chưng cầu ý kiến đóng góp của người dân để nâng cao hiệu quả của công tác chuyển quyền SDĐ trong thời gian tới.
+ Phổ biến cho người dân về thời gian thực hiện, trình tự thủ tục cần thiết khi tham gia vào các hình thức chuyển QSDĐ. Chỉ cho người dân nơi mà họ cần đến để làm các thủ tục chuyển quyền theo nhu cầu của họ
- Đối với cán bộ chuyên môn:
+ Tổ chức những buổi tập huấn thường xuyên cho các cán bộ Phòng TN&MT, cán bộ địa chính xã để nâng cao trình độ về chuyên môn.
+ Cần tuyển dụng thêm cán bộ chuyên môn để chia nhỏ công việc, tránh tình trạng một người đảm nhận nhiều công việc sẽ khiến việc hoàn thành kết quả khó khăn hơn.
+ Cán bộ địa chính xã, thị trấn phải nắm chắc địa bàn mà mình đang quản lý, đây là yếu tố rất quan trọng để việc thẩm tra hồ sơ chuyển quyền luôn được chính xác. Để đảm bảo được yếu tố này, cán bộ quản lý cấp cơ sở cần luôn trao đổi thông tin với các tổ trưởng tổ dân phố, những người theo sát được những biến động về đất một cách chắc chắn nhất
- Đối với các phòng ban có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai với Phòng Tài nguyên & Môi trường và VPĐKQSDĐ cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn để cho công việc hoàn thành với hiệu quả cao. Hoàn thiện và nâng cao các chính sách pháp luật, thuế để công tác quản lý nhà nước về đất đai thuận lợi hơn, rút ngắn được thời gian trong quá trình thực hiện.
- Đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ để người SDĐ dễ dàng thực hiện các QSDĐ.
- Cần phải dành một tỷ lệ nhất định trong nguồn thu tài chính từ đất đai để đầu tư trực tiếp cho công tác quản lý đất đai của địa phương như mua sắm trang thiết bị, cung cấp tài liệu chuyên môn,…
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ