Đánh giá kết quả công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 50)

Kết quả công tác chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn huyện Trấn Yên giai đoạn 2010 - 2013 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.8. Kết quả công tác chuyển nhượng QSDĐ

Năm

Đối tượng Số lượng đăng ký Đã hoàn thành thủ tục Tỷ lệ (%) Chuyển nhượng Nhận chuyển nhượng Trường hợp Diện tích (ha) Trường hợp Diện tích (ha) 2010 Cá nhân Cá nhân 346 28,04 346 28,04 100,00 Tổ chức 2 0,04 2 0,04 100,00 2011 Cá nhân Cá Nhân 432 31,69 432 31,69 100,00 Tổ chức - - - - - 2012 Cá nhân Cá nhân 713 65,47 708 64,48 99,30 Tổ chức 6 0,15 6 0,15 100,00 2013 Cá nhân Cá nhân 658 50,46 658 50,46 100,00 Tổ chức 9 2,54 9 2,54 100,00 Tổng 2166 178,39 2161 177,40 98,89

0 100 200 300 400 500 600 700 800 2010 2011 2012 2013 năm trường hợp cá nhân tổ chức

Hình 4.2: Kết quả chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn huyện Trấn Yên giai đoạn 2010 - 2013

Qua bảng số liệu 4.8 và hình 4.2, ta thấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Trấn Yên giai đoạn 2010 - 2013 diễn ra khá sôi động với tổng 2166 trường hợp đăng ký (178,39 ha) và đã hoàn thành 2161 trường hợp (177,40 ha). Hoạt động chuyển nhượng diễn ra chủ yếu giữa các hộ gia đình, cá nhân với nhau, còn chuyển nhượng giữa cá nhân với tổ chức là tương đối ít. Tất cả các trường hợp chuyển nhượng QSDĐ chủ yếu nhằm mục đích đất ở và đất sản xuất nông nghiệp, các trường hợp chuyển nhượng đều đăng ký và được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, số hồ sơ đa phần được giải quyết.

Trong giai đoạn 2010- 2012, số trường hợp chuyển nhượng tăng đều qua các năm, đặc biệt là năm 2012 với 719 trường hợp, gấp 2,1 lần năm 2010 và gấp 1,67 lần năm 2011. Đến năm 2013 lại giảm nhẹ xuống còn 667 trường hợp. Trong năm 2012 chưa hoàn thành 100 % số trường hợp đăng ký do các hồ sơ không đủ điều kiện chuyển nhượng. Sở dĩ có những biến động như vậy là do những năm gần đây các tuyến đường được mở rộng, nâng cấp, định hướng phát triển không gian của thành phố Yên Bái về hướng huyện, khai

thác mỏ tại các xã tăng mạnh, kinh tế của huyện phát triển mạnh và được đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng nên làm thay đổi vị trí của đất và giá đất.

Chuyển nhượng QSDĐ với phần lớn là diện tích đất nông nghiệp và đất ở, đất nông nghiệp được đem ra chuyển nhượng cho các cá nhân, hộ gia đình sau đó được sử dụng vào mục đích khác thông qua việc chuyển mục đích SDĐ.

Chuyển nhượng QSDĐ diễn ra nhiều nhất ở thị trấn Cổ Phúc, sau đó là Hưng Khánh, Minh Quân, Báo Đáp do nơi đây có các điều kiện thuận lợi về giao thông, địa hình, tập trung nhiều dân cư sinh sống, dịch vụ thương mại phát triển, có nhiều công ty và xưởng sản xuất chè, gỗ, quế… Bên cạnh đó cũng có những xã có số lượng chuyển nhượng ít vì xa trung tâm huyện, địa hình khó khăn, kinh tế chưa phát triển như Kiên Thành, Bảo Hưng, Hồng Ca.

Kết quả chuyển nhượng như trên là do:

+ Trong những năm gần đây UBND huyện định hướng phát triển kinh tế vào các xã trọng điểm như Hưng Khánh, Báo Đáp, Minh Quân làm cho kinh tế phát triển mạnh kéo theo giá đất thay đổi.

+ Huyện có các đường quốc lộ 37, 32 chạy qua và đặc biệt là tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai cũng đi ngang qua địa bàn huyện, có dòng sông Hồng mang lại nhiều nguồn lợi lớn.

+ Các mỏ quặng bắt đầu khai thác trên địa bàn các xã từ năm 2010, đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong xã, thu nhập tăng lên, nên nhu cầu về đất đai cũng tăng. Cũng có nhiều người từ nơi khác về làm việc trong các mỏ quặng với thời gian rất dài từ 20 - 30 năm, nên họ có nhu cầu mua nhà đất để ổn định cuộc sống

+ Từ khi Luật Đất đai năm 2003 được thi hành quy định rõ trình tự thủ tục hành chính, thời gian thực hiện cụ thể, trình tự thủ tục được rút gọn tránh được nhiều vấn đề nhạy cảm. Điều đó tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động chuyển nhượng QSDĐ phát triển hơn

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 50)