Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng ciprofloxacin tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện bạch mai (Trang 42)

Trong 97 bệnh nhân nghiên cứu, bệnh nhân >60 tuổi chiếm gần một nửa (46,4%) .ở độ tuổi này bệnh nhân thường mắc nhiều bệnh, sức đề kháng suy giảm, hơn nữa các bệnh nhân nhập khoa đều trong tình trạng nặng cần có những biện pháp can thiệp kịp thời như đặt nội khí quản, catherter. Kết quả đánh giá chức năng thận cho thấy chỉ có 35,1% bệnh nhân có chức năng thận bình thưòfng, bệnh nhân suy thận nhẹ và vừa chiếm tỷ lệ là 22,7 % và 15,5 %. Có 26 bệnh nhân suy thận nặng và rất nặng ,

36

chiếm 26,7%. Đánh giá chức năng thận là yếu tố quan trong trong đánh giá bệnh nhân nói chung và sử dụng thuốc nói riêng, đặc biệt là các thuốc cần hiệu chỉnh liều theo chức năng thận như ciprofloxacin. Để đánh giá chức năng thận của bệnh nhân có thể xác định qua hai chỉ số Clcr (tính theo tuổi, cận nặng, giới tính và nồng độ creatinin trong huyết thanh) và GFR( tính theo tu ổ i, cận nặng ,giới tính ,nồng độ creatinin trong huyết thanh và yếu tố chủng tộc). Tuy nhiên chỉ có 8/97 bệnh án thu thập được có chỉ số cân nặng nên chúng tôi không thể xác định được chức năng thận theo 2 công thức này. Đây có thể coi là một hạn chế trong công tác ghi bệnh án để cá thể hóa điều trị. Trong đề tài này áp dụng công thức MDRD tính giá trị tốc độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) chỉ dựa vào tu ổ i, giới, creatinin huyết thanh và chủng tộc phù hợp với các chỉ số sẵn có ghi nhận được [31],

Hầu hết các bệnh nhân đều có ít nhất một bệnh mắc kèm. Các bệnh mắc kèm rất phong phú bao gồm nhiều bệnh nặng như: tim mạch, đái tháo đưòng, ung thư...buộc bệnh nhân phải điều trị theo nhiều phương pháp và sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc. Ngoài thuốc kháng sinh, ciprofloxacin còn được sử dụng cùng từ 1 đến 10 loại thuốc khác, trung bình là 4 thuốc. Thuốc dùng cùng ở khoa tương đối nhiều nhóm. Đặc biệt có tới 88 trong tổng số 97 bệnh nhân (90,7%) dùng thuốc loét dạ dày tá tràng (ức chế bơm proton), điều này có thể giải thích bởi hai lý do, thứ nhất hầu hết các bệnh nhân nằm viện trong thời gian dài, tâm lý căng thẳng có thể dẫn tới bệnh nhân bị stress, thứ hai hầu hết các bệnh nhân có thực hiện các thủ thuật do đó phải dùng thuốc chống huyết khối (enoxaparin natri) mà thuốc này lại có tác dụng không mong muốn gây loét dạ dày tá tràng, do đó việc sử dụng các thuốc chống loét trong các trưòng hợp này là hợp lý.

Việc phải nằm điều trị dài ngày trong bệnh viện (13.3 ± 4,8) cộng với tình trạng nặng của bệnh nhân và phải thực hiện nhiều thủ thuật xâm lấn làm gia tăng sự tiếp xúc với vi khuẩn bệnh viện. Kết quả khảo sát cho thấy tới 81,6% bệnh nhân có sử dụng các thủ thuật như nội khí quản, ống thông tiểu, catherter..., phần lớn các bệnh nhân sử

37

dụng kết hợp nhiều thủ thuật ( từ 2 đến 4 thủ thuật chiếm 71,8%).Theo nghiên cứu về tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Bạch Mai năm 2005 đã cho thấy một số yếu tố nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện là thông khí nhân tạo, đặt ống thông tiểu, đặt catherter tĩnh mạch trung tâm và ngoại vi [12]. Gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện liên quan đến những yếu tố này cũng được đề cấp tới trong báo cáo kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện quốc tế từ năm 2003 đến năm 2008 [46].

3.2.2. Chỉ định điều trị

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng ciprofloxacin tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện bạch mai (Trang 42)