Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca nhạc lí: cung và nửa cung dấu hoá

Một phần của tài liệu Âm Nhạc 7 (2008) (Trang 30)

Ngày soạn 17/11/2008

Tiết 13:

- ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca - nhạc lí: cung và nửa cung - dấu hoá - nhạc lí: cung và nửa cung - dấu hoá a/ mục tiêu:

- Hs ôn tập để hát bài hát Khúc hát chim sơn ca thuần thục hơn, biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.

- Cung cấp cho Hs khái niệm về cung và nửa cung trong âm nhạc và ba loại dấu hoá thông dụng. Tập phân biệt cung và nửa cung trên bàn phím.

B/ phuơng pháp:

- Luyện tập, thuyết trình, phát vấn.

c/ chuẩn bị:

- Gv đàn or-gan, băng đĩa nhạc, máy cát-sét. - Hs thuộc lời bài hát.

d/ tiến trình bàI dạy:

I/ổn định lớp:

- Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. - Cho lớp hát một bài hát tập thể

II/ Kiểm tra bài củ:

- Lồng ghép trong giờ dạy.

III/ Triển khai bài:

- Gv giới thiệu bài, ghi bảng. - Gv điều khiển nghe băng mẫu. - Hs nghe và hát nhẫm theo. - Gv đàn.

- Hs luyện thanh theo mẫu âm la. - Gv đệm đàn.

- Hs hát hoàn chỉnh bài hát.

- Gv chỉ huy Hs hát đúng tính chất vui t- ơi, rộn rã, nhí nhảnh của bài hát.

- Hs thực hiện.

- Gv nghe và hớng dẫn những chổ còn sai

- Gv chỉ định một số Hs lên bảng kiểm tra.

- Hs thực hiện theo nhóm sau đó từng em hát riêng. Gv đánh giá, lấy điểm. - Số Hs còn lại theo dõi, nhận xét. - Gv hớng dẫn cả lớp hát lại bài hát (1 lần).

- Gv giới thiệu phần nhạc lí. - Hs ghi vở.

- Gv hỏi:

(?) Trong âm nhạc có mấy bậc âm cơ bản?

- Hs: Có bảy bậc âm: Đô - Rê - Mi - Fa - Son - La - Si.

- Gv: Ghi cao độ giữa các âm cơ bản:

Đô -Rê -Mi -Fa -Son -La -Si -Đô.

- Gv hớng dẫn đọc cao độ giữa các âm cơ bản.

- Hs đọc gam Đô trởng.

- Hs quan sát trên phím đàn và sgk. - Gv hỏi:

(?) Cung và nửa cung là gì?

(?) Từ âm Đồ đến âm Đố có bao nhiêu cung và nửa cung?

- Hs trả lời (sgk).

- Gv nhấn mạnh một cung bằng hai nửa cung để Hs liên hệ dấu hoá.

- Gv hỏi:

(?) Dấu hoá là gì?

(?) Có mấy loại dấu hoá? Tác dụng của mỗi loại dấu hoá?

- Hs: trả lời (sgk).

1.Nội dung 1: Ôn tập bài hát:

Khúc hát chim sơn ca.

- Luyện thanh. - Hát ôn.

- Kiểm tra.

II. Nội dung 2: Nhạc lí:

Cung và nửa cung - Dấu hoá

1. Cung và nửa cung:

- Khái niệm: Là đơn vị dùng để đo khoảng cách về cao độ trong âm nhạc, một cung bằng hai nửa cung.

Kí hiệu: Cung Nửa cung

2. Dấu hoá:

- Khái niệm: Là kí hiệu dùng để thay đổi cao độ của các nốt nhạc.

Kí hiệu: Dấu thăng # Dấu giáng b

- Gv hỏi: Dấu hoá đặt ở đâu?

- Hs: ở đầu khuông nhạc hoặc trớc nốt nhạc.

- Gv hớng dẫn Hs tìm các bài hát có sử dụng dấu hoá suốt ở sgk.

- Hs đa ra các ví dụ.

- Gv hớng dẫn Hs phân tích ý nghĩa của dấu hoá suốt ở mỗi bài hát.

- Gv ghi ví dụ về dấu hoá bất thờng lên bảng, Hs phân tích tác dụng của các loại dấu hoá trong câu nhạc.

- Hs tìm ví dụ về dấu hoá bất thờng và phân tích.

- Gv yêu cầu Hs chỉ vào vị trí các phím đen trong hình vẽ trang 31 và cho biết tên nốt nhạc ( thăng hoặc giáng). - Hs thực hiện theo yêu cầu của Gv. - Gv đàn trên phím đàn Hs nghe và kiểm tra lại.

Dấu bình #

IV/ Củng cố bài:

- Gv đệm đàn, Hs trình diễn lại bài hát theo lối hoà giọng, lĩnh xớng. - Gv chỉ định Hs nhắc lại khái niệm về cung và nửa cung - Dấu hoá.

V/ Dặn dò:

- Học thuộc giai điệu bài hát Khúc hát chim sơn ca. Tập trình diễn hoàn chỉnh bài hát kèm một số động tác phụ hoạ.

- Học thuộc các khái niệm về cung và nửa cung - Dấu hóa. Tìm một vài ví dụ cụ thể, làm bài tập sgk.

- Chuẩn bị bài mới: Đọc đúng nốt nhạc bài TĐN số 5. Tìm hiểu về nhạc sĩ Bêtôven.

Ngày soạn 24/11/2008

Tiết 14: - ôn bài hát: khúc hát chim sơn ca - tập đọc nhạc: tĐn số 5

Một phần của tài liệu Âm Nhạc 7 (2008) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w