- Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng chứng ghi lại lời nói.
1. Các bằng chứng kiểm toán đặc biệt
1.7. Hoạt động liên tục (CM 570)
a) Khái niệm hoạt động liên tục
Một đơn vị được coi là hoạt động liên tục trong một tương lai gần có thể dự đoán được (ít nhất là 1 năm kể từ khi kết thúc niên độ kế toán) khi không có ý định hoặc buộc phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động, tìm kiểm sự bảo hộ từ các chủ nợ theo pháp luật và các quy định hiện hành (đ.04).
b) Giả định hoạt động liên tục: Là một nguyên tắc cơ bản khi lập và trình bày BCTC. Theo nguyên tắc này, tài sản và nợ phải trả được ghi nhận dựa trên cơ sở đơn vị có khả năng thực hiện giá trị các tài sản và thanh toán các khoản nợ phải trả trong điều kiện kinh doanh bình thường (đ.05).
c) Trách nhiệm của BGĐ đơn vị được kiểm toán
Giám đốc đơn vị được kiểm toán phải có trách nhiệm xem xét, đánh giá cụ thể khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong một tương lai gần (đ.06).
Các vấn đề mà BGĐ cần xem xét khi đánh giá về giả định hoạt động liên tục, các dấu hiệu đáng nghi ngờ về sự phù hợp của giả định hoạt động liên tục… (đ.07,08).
đ) Trách nhiệm của KTV:
KTV có trách nhiệm phải xem xét tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục mà đơn vị đã sử dụng khi lập và trình bày BCTC, đồng thời xem xét liệu có yếu tố không
chắc chắn trọng yếu nào ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của đơn vị cần phải được trình bày đầy đủ trên BCTC. Tuy nhiên khi BCKT không đề cập đến tính không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục không có nghĩa là đã đảm bảo về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán (đ.09,10).
- Các vấn đề cần xem xét khi lập kế hoạch kiểm toán và trong suốt quá trình kiểm toán: KTV phải cân nhắc và lưu ý đến những bằng chứng về các sự kiện hoặc điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Nếu các sự kiện hoặc điều kiện được phát hiện, ngoài việc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung còn phải xem xét mức độ ảnh hưởng của các sự kiện, điều kiện này đến đánh giá về rủi ro kiểm toán (đ.11,12-16).
- Xem xét các đánh giá của BGĐ đơn vị được kiểm toán:
KTV cần phải xem xét các đánh giá của BGĐ về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, trong đó lưu ý đến khoảng thời gian tối thiểu của hoạt động liên tục theo quy định là 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. (Các quy định cụ thể được trình bày trong các đoạn từ 17-21).
- Giai đoạn sau khi đã được BGĐ đánh giá:
Phải thảo luận với BGĐ đơn để xác nhận sự hiểu biết về các sự kiện hoặc điều kiện phát sinh sau đánh giá có thể gây nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị (đ. 22-25).
- Các thủ tục kiểm toán bổ sung khi có các sự kiện hoặc điều kiện ảnh hưởng tới khả năng hoạt động liên tục…:
Khi có các sự kiện hoặc điều kiện ảnh hưởng tới khả năng hoạt động liên tục phải thực hiện các thủ tục:
+ Soát xét các kế hoạch của BGĐ…;
+ Thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp…;
+ Yêu cầu BGĐ đơn vị được kiểm toán xác nhận bằng văn bản (đ.26). Cụ thể cho các thủ tục trên đây được quy định trong các đoạn từ 27-29.
e) Kết luận và lập BCKT
Dựa vào bằng chứng kiểm toán thu thập được, KTV và DNKT phải đánh giá khả năng tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu gây ra nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị (đ.30). Có ba trường hợp xảy ra khi kết luận và lập BCKT:
+ Giả định về khả năng hoạt động liên tục là phù hợp nhưng tồn tại sự không chắc chắn trọng yếu, KTV phải kiểm tra việc trình bày đầy đủ trên BCTC các sự kiện gây ra sự nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục và kế hoạch của đơn vị nhằm xử lý hoặc nêu rõ đơn vị có thể sẽ không thực hiện được giá trị tài sản cũng như thanh toán các khoản nợ phải trả trong điều kiện kinh doanh bình thường (đ.32).
Nếu BCTC đã trình bày đầy đủ, báo cáo kiểm toán với ý kiến “chấp nhận toàn phần” sẽ được đưa ra nhưng phải đưa thêm đoạn nhấn mạnh về sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn…(đ.33-34).
Nếu trong BCTC không trình bày đầy đủ phải đưa ra ý kiến “chấp nhận từng phần” hoặc trái ngược” phù hợp với chuẩn mực 700 (đ.35).
. Nếu BCTC vẫn được lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục nhưng KTV cho rằng chắc chắn đơn vị không thể tiếp tục hoạt động, Ý kiến trái ngược được đưa ra (đ.36).
. Nếu BCTC được lập dựa trên cơ sở thay thế phù hợp, ý kiến “chấp nhận toàn phần” vẫn có thể được đưa ra nhưng phải đưa thêm đoạn nhấn mạnh về căn cứ thay thế để lưu ý người sử dụng (đ.37).
+ Đơn vị không thực hiện hoặc không mở rộng đánh giá về khả năng hoạt động liên tục, cần xem xét việc ra BCKT với ý kiến bị giới hạn phạm vi kiểm toán (ý kiến “chấp nhận từng phần” hoặc “ý kiến từ chối”), tuy nhiên cần phải đưa ra BCKT phù hợp như đã nêu trong chuẩn mực 700 (đ.38,39).
- Sự chậm trễ đáng kể trong việc ký duyệt BCTC:
Cần phải xem xét lý do của sự chậm trễ, nếu sự chậm trễ có liên quan đến các vấn đề về hoạt động liên tục của đơn vị thì phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung (đ.26).