Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC (CM 560)

Một phần của tài liệu Ôn thi môn kiểm toán và dịch vụ kiểm toán (Trang 38)

- Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng chứng ghi lại lời nói.

1. Các bằng chứng kiểm toán đặc biệt

1.6. Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC (CM 560)

a) Yêu cầu: KTV phải xem xét ảnh hướng của những sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC đối với BCTC và báo cáo kiểm toán.

b) Khái niệm các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán: Là những sự kiện đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC đến ngày ký báo cáo kiểm toán (BCKT) và những sự kiện phát sinh sau ngày ký BCKT nhưng có ảnh hưởng đến BCTC.

c) Các loại sự kiện phát sinh sau:

Có 2 loại sự kiện: Sự kiện cung cấp thêm bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào ngày khóa sổ; và sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc đã phát sinh tiếp sau ngày khóa sổ và lập BCTC (đ04).

d) Ba giai đoạn của các sự kiện phát sinh sau: Phát sinh đến ngày ký BCKT; Được phát hiện sau ngày ký BCKT nhưng trước ngày công bố BCTC; và được phát hiện sau ngày công bố BCTC.

+ Đối với sự kiện phát sinh đến ngày ký BCKT: Phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm xác định tất

cả những sự kiện đã phát sinh đến ngày ký BCKT xét thấy có ảnh hưởng đến BCTC, và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC (đ.10-13).

+ Đối với sự kiện được phát hiện sau ngày ký BCKT nhưng trước ngày công bố BCTC: Không bắt buộc phải xem xét những vấn đề có liên quan đến BCTC sau ngày ký BCKT. Tuy nhiên, khi biết được những sự kiện này có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì phải cân nhắc việc có nên sửa lại BCTC và BCKT hay không và phải thảo luận với GĐ đơn vị được kiểm toán để có biện pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể (đ.14-15).

Có hai trường hợp xảy ra: Trường hợp KTV yêu cầu sửa đổi và đơn vị chấp nhận sửa đổi và trường hợp đơn vị không chấp nhận sửa đổi. Trường hợp đơn vị không chấp nhận sửa đổi lại có 2 tình huống cụ thể xảy ra là BCKT chưa được gửi cho đơn vị được kiểm toán và tình huống BCKT đã được gửi cho đơn vị được kiểm toán. Cụ thể cho các trường hợp này được quy định tại các đoạn từ 16-18.

+ Đối với sự kiện được phát hiện sau ngày công bố BCTC: Không bắt buộc phải xem xét, kiểm tra bất cứ số liệu hay sự kiện nào có liên quan đến BCTC đã được kiểm toán. Tuy nhiên, nếu nhận thấy vẫn còn có sự kiện cần phải sửa đổi BCKT thì phải cân nhắc việc có nên sửa lại BCTC và BCKT hay không; phải thảo luận với GĐ đơn vị và có những biện pháp thích hợp theo từng trường hợp cụ thể (Đ.19,20). Có hai trường hợp cụ thể xảy ra: trường hợp KTV yêu cầu, đơn vị được kiểm toán chấp nhận sửa đổi BCTC và trường hợp yêu cầu nhưng không chấp nhận sửa đổi. Các thủ tục và nguyên tắc xử lý cho các trường hợp cụ thể này được quy định trong các đoạn từ 21-24.

đ) Trường hợp đơn vị được kiểm toán phát hành chứng khoán trên thị trường thì phải xem xét đến các quy định pháp lý liên quan đến việc phát hành chứng khoán.

Một phần của tài liệu Ôn thi môn kiểm toán và dịch vụ kiểm toán (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)