Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục, sự kiện đặc biệt (CM 501)

Một phần của tài liệu Ôn thi môn kiểm toán và dịch vụ kiểm toán (Trang 34)

- Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng chứng ghi lại lời nói.

1. Các bằng chứng kiểm toán đặc biệt

1.1. Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục, sự kiện đặc biệt (CM 501)

(CM 501)

Các khoản mục và sự kiện đặc biệt (đ.04) gồm: Hàng tồn kho; Các khoản phải thu; Các khoản đầu tư dài hạn; Các vụ kiện tụng và tranh chấp; Thông tin về các lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý. Những công việc phải tiến hành đối với các khoản mục hoặc sự kiện đặc biệt:

a) Đối với hàng tồn kho: Phải tham gia kiểm kê.

Nếu hàng tồn kho được xác định là trọng yếu trong BCTC thì KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về sự hiện hữu và tình trạng của hàng tồn kho bằng cách tham gia công việcn kiểm kê hiện vật, trù khi việc tham gia là không thể thực hiện được. Việc tham gia kiểm kê có thể thực hiện cùng ngày với ngày đơn vị thực hiện kiểm kê hoặc có thể tham gia kiểm kê lại một số mặt hàng vào thời điểm khác và khi cần thiết phải kiểm tra biến động hàng tồn kho trong khoảng thời gian giữa thời điểm kiểm kê lại và thời điểm đơn vị thực hiện kiểm kê. Trường hợp không thể tham gia kiểm kê thì KTV phải xác định xem mình có thể thực hiện các thủ tục kiểm tra thay thế nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về sự hiện hữu và tình trạng của hàng tồn kho để tránh phải đưa ra ý kiến ngoại trừ phạm vi kiểm toán bị giới hạn.

Các hướng dẫn chi tiết cho các nguyên tắc và thủ tục trên đây được quy định trong các đoạn từ 05-19.

b) Đối với các khoản phải thu:

Nếu các khoản phải thu được xác định là trọng yếu trong BCTC và có khả năng khách nợ sẽ phúc đáp thư yêu cầu xác nhận các khoản nợ thì KTV phải lập kế hoạch yêu cầu khách nợ xác nhận trực tiếp các khoản phải thu hoặc các số liệu tạo thành số dư các khoản phải thu. Thực hiện xác nhận các khoản phải thu. Trường hợp xét thấy các khách nợ sẽ không phúc đáp thư xác nhận thì phải dự kiến các thủ tục thay thế. Thủ tục thay thế còn được thực hiện hoặc phải tiếp tục điều tra, phỏng vấn khi: Không nhận được thư phúc đáp; Thư phúc đáp có số liệu khác số dư của đơn vị; Hoặc thư phúc đáp có ý kiến khác.

Các hướng dẫn chi tiết cho các nguyên tắc trên đây cũng như các thủ tục cụ thể cho thư yêu cầu xác nhận nợ hoặc xử lý tình huống giám đốc đơn vị được kiểm toán yêu cầu KTV không gửi thư xác nhận được quy định chi tiết trong các đoạn từ 20-31.

c) Đối với các khoản đầu tư dài hạn: Nếu các khoản đầu tư dài hạn được xác định là trọng yếu trong BCTC thì KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc đánh giá và trình bày các khoản đầu tư dài hạn.

Các thủ tục kiểm toán cho các cơ sở dẫn liệu trên đây cũng như kiểm tra việc lập dự phòng giảm giá đối với các khoản đầu tư dài hạn được quy định cụ thể trong các đoạn từ 32-35.

d) Đối với các vụ kiện tụng, tranh chấp: Cần thực hiện các thủ tục để xác định các vụ kiện tụng, tranh chấp có liên quan đến đơn vị và có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Khi đã xác định hoặc có nghi ngờ có các vụ kiện tụng, tranh chấp thì phải yêu cầu chuyên gia tư vấn pháp luật của đơn vị cung cấp thông tin. Trường hợp Giám đốc

đơn vị được kiểm toán không cho phép trao đổi với chuyên gia tư vấn pháp luật của đơn vị thì phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến từ chối.

Các hướng dẫn cụ thể cho nội dung này được quy định trong các đoạn từ 36-42.

đ) Đối với thông tin về các lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý: Chỉ thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về những thông tin này cần được trình bày trong BCTC phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành khi chúng được xác định là trọng yếu trong BCTC. Tuy nhiên khái niệm trọng yếu phải chứa đựng cả yếu tố định lượng và yếu tố định tính. Các thủ tục kiểm toán cho phần thông tin này được quy định trong các đoạn 45 và 46 của chuẩn mực.

Một phần của tài liệu Ôn thi môn kiểm toán và dịch vụ kiểm toán (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)