Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của một số chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (Em thứ cấp) trong xử lý môi trường chăn nuôi gà tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 51)

L ỜI CẢM ƠN

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ T ÀI

2.4.6. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và tình hình chăn nuôi gia cầm, mục đích sử dụng và xử lý chất thải chăn nuôi gà tại các nông hộ trong tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Điêu kiện tự nhiên , dân số và tài nguyên thiên nhiên

A, Điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lý

Tam Đảo là tên gọi của 3 đỉnh núi cao (so mặt nước biển): Thiên Thị

(1.375m). Thạch Bàn (1.388m). Phù Nghĩa (1.375m). Dãy núi Tam Đảo kéo dài trên 80km, với khoảng 20 đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc (1.592m).

Huyện Tam Đảo mới thành lập theo nghị định số 153/2003/NĐ-CP, ngày 9 tháng

12 năm 2003 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở

các xã: Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý của huyện Lập Thạch, các xã:Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu của huyện Tam Dương, xã Minh Quang của huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thành phố Vĩnh Yên.

Tam Đảo nằm ở phía Đông

- Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh Phúc với hai tỉnh

Tuyên Quang và Thái Nguyên.

-Phía Đông Nam và Nam của huyện Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía

Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang,

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên. Tam Đảo

cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách Thành phố Hà Nội 70 km, những nơi có

dân số đông, có sự phát triển kinh tế năng động, có sức lan tỏa lớn. Vì vậy, Tam Đảo có những điều kiện nhất định trong việc khai thác các tiềm năng về khoa học

công nghệ, về thị trường cho các hoạt động nông, lâm sản, du lịch và các hoạt động

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tam Đảo –Vĩnh Phúc

2. Địa hình

Tam Đảo là huyện miền núi, nằm trên phần chính, phía Tây Bắc của dãy núi

Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu). Địa hình của Tam Đảo khá phức tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và miền núi,

vùng gò đồi và vùng đất bãi ven sông. Vùng miền núi và núi cao với diện tích

khoảng 11.000 ha, chủ yếu do Vườn Quốc gia Tam Đảo và Lâm trường Tam Đảo

quản lý. Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi do các xã quảnlý và sử dụng.

Các vùng của huyện chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, mỗi vùng

đều có những điều kiện tự nhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên những

dịch vụ du lịch. Tam Đảo nổi bật với địa hình vùng núi bởi dãy núi TamĐảo, vùng rừng quốc gia tạo cảnh quan và những điều kiện đặc thù về yếu tố lịch sử, tín ngưỡng cho sự phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.

3. Khí hậu, thời tiết

Do địa hình phức tạp, nhất là sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi cao với đồng bằng thấp ven sông nên khí hậu, thời tiết của huyện Tam Đảo được chia thành 2 tiểu vùng rõ rệt (các tiểu vùng về khí hậu, không trùng với địa giới hành chính cấp

xã). Cụ thể: Tiểu vùng miền núi, gồm toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc trị trấn Tam Đảo và các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù... có khí hậu

mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180C-190C, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù tạo

cảnh quan đẹp. Khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới, tạo

lợi thế trong phát triển nông nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành các khu nghỉ mát, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè.

Tiểu vùng khí hậu vùng thấp, bao gồmphần đồng bằng của các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù và toàn bộ diện tích của các xã còn lại. Tiểu

vùng khí hậu của vùng mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chí tuyến vùng

Đông Bắc Bắc Bộ. Nhiệt độ của tiểu vùng trung bình ở mức 220C-230C, độ ẩm tương đối trung bình khoảng 85-86%, lượng mưa trung bình 2.570 mm/năm và thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 9 trong năm.

Tam Đảo nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nên chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm. Mưa bão có sự tác động tiêu cực đến sản

xuất và đời sống. Chế độ gió theo mùa, mùa hè chủ đạo là gió Đông Nam, mùa đông chủ đạo là gió mùa Đông Bắc.

4. Cảnh quan môi trường

Huyện Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát

triển phát triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần như: Vùng núi tự nhiên Tam Đảo quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên nên

thơ, huyền bí. Có các công trình tự nhiên và nhân tạo, tạo cảnh quan đẹp như: Một

Hương, Hồ Vĩnh Thành. Cột phát sóng truyền hình TamĐảo ở độ cao trên 1200m là một công trình kiến trúc ở độ cao độc nhất vô nhị tại Việt Nam có thể phát triển

thành khu tham quan du lịch. Ngoài ra, trong vùng còn có, các khu rừng tự nhiên,

có vườn quốc gia Tam Đảo rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Từ điều kiện thời tiết, khí hậu và các cảnh quan tự nhiên đẹp, đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện và xây dựng ở vùng núi Tam Đảo một khu nghỉ mát ở độ

cao 900 - 950m và từ đó đến nay, Tam Đảo đã trở thành một địa danh du lịch nổi

tiếng ở Việt Nam.

B, Điều kiện dân số và tài nguyên

1. Dân số

Năm 2010 dân số của toàn huyện Tam Đảo là 71.528 người, mật độ dân số

trung bình là 303 người/km2, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 41,9%. So với

các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện

có mật độ dân số thấp. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung

caoở các xã vùng thấp và thưa thớt tại vùng thị trấn Tam Đảo,các thôn, xóm vùng ven núi của các xã vùngđồng bằng.

2. Tài nguyên

a) Tài nguyên đất

- Về số lượng: Theo số liệu kiểm kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của

huyện Tam Đảo là 23.587,62 ha. Đất nông, lâm, thủy sản là 19.020,42 ha chiếm

82,64% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4.374,07 ha,

chiếm 18,54% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp rất lớn với 14.618,35

ha, chiếm 61,97%. Trong đất nông, lâm, thủy sản, đất sản xuất nông nghiệp chỉ

chiếm 22,99%, trong khi đấtlâm nghiệp chiếm 77,01%.

Trong 14.618,35 ha đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất chỉ có 1.752,28 ha, đất

rừng phòng hộ có 537,66 ha, đất rừng đặc dụng lên đến 12.328,41 ha. Đây là tiềm năng quý, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề bảo vệ trong phát triển kinh tế.

Trong tổng 4.472,02 ha đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng của Huyện có

2.277,33 ha, chiếm 9,65 % đất tự nhiên và 50,92% tổng diện tích đất phi nông

mới có 209,34 ha và khả năng mở rộng còn lớn, vì diện tích đất nằm ở trung tâm

Huyện và đất ven các khu giao thông, đất xây dựng các công trình du lịch còn nhiều. Đất ở có 424,02 ha, trong đó đất ở đô thị mới có 4,3 ha, chiếm 1,02% đất ở

toàn Huyện. Đất chưa sử dụng còn 95,18 ha, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là

73,4 ha, đất bằng chưa sử dụng 20,56 ha, núi đá không có rừng cây là 1,82 ha. - Về chất lượng: Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các loại đất chính như đất đồi núi, đất phù sa cổ ven sông, đất dốc tụ ven đồi, núi. Nhìn chung chất lượng đất đai của Tam Đảo không thuộc loại cao. Đất đồi núi tuy hàm lượng mùn cao, nhưng địa hình dốc, chia cắt và hay bị rửa trôi. Đất phù sa cổ ven sông nhiều năm không được bồi đắp nên độ màu mỡ tự nhiên kém. Năng suất cây trồng không cao. Tình trạng chất lượng đất đai trên đặt ra các vấn đề trong sử dụng như: cần đầu tư trong

thâm canh sử dụng đất trong nông nghiệp. đầu tư cải tạo mặt bằng, xây dựng các

nền móng vững chắc trong xây dựng các cơ sở hạ tầng và các công trình sản xuất

phi nông nghiệp, dân dụng.

b) Khoáng sản

Huyện Tam Đảo không có nhiều tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn huyện

có cát, sỏi ở các xã ven sông Phó Đáy có thể khai thác làm vật liệu xây dựng; có

quặng sắt và 2 mỏ đá ở xã Minh Quang với trữ lượng có thể khai thác trong vài chục năm.

c) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi các sông, suối

và ao, hồ. Tam Đảo có sông Phó Đáy chạy theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam và tạo thành gianh giới Tam Đảo với Tam Dương và nhiều suối nhỏ ven các chân núi. Những năm gần đây rừng được bảo vệ và khôi phục nên nguồn sinh thủy được cải

thiện, nguồn nước tương đối dồi dào.

Huyện Tam Đảo đã xây dựng hệ thống hồ nước dung tích lớn phục vụ cho phát

triển sản xuất như: Hồ Xạ Hương dung tích 12,78 triệu m3, hồ Làng Hà 2,3 triệu m3,

hồ Vĩnh Thành 2 triệu m3, hồ Bản Long… Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, nguồn nước từ các suối của rừng Quốc gia Tam Đảo có chất lượng tốt có thể khai thác

- Nguồn nước ngầm: Hiện chưa có nghiên cứu tổng thể về nước ngầm trên

địa bàn Huyện, nhưng qua khảo sát cho thấy, chất lượng nước ngầm ở các giếng

khoan của nhân dân khá tốt. Điều đó có thể cho phép nhận định nguồn nước ngầm ở Tam Đảo tương đối dồi dào, đảm bảo chất lượng để khai thác nước sinh hoạt phục

vụ nhu cầu dân cư trong Huyện.

3.1.2.Tình hình chăn nuôi gia cầm của tỉnh vĩnh phúc

a) Số lượng và sản phẩm

- Tổng đàn gia cầm của tỉnh 8.566.600 con, trong đó gà: 7.375.800 con chiếm 86,2% tổng đàn; thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng): 1.190.800 con chiếm 13,8%

tổng đàn (vịt có 988.900 con). Giai đoạn 2006-2010 đàn gia cầm liên tục tăng,

bình quân 5,85%/năm; trong đó đàn gà đẻ tăng mạnh, năm 2010 đạt 1.690.000con tăng 16,2% so với năm 2009; đến năm 2012 đàn gà đẻ đạt

2.497.780 con chiếm 33,8% tổng đàn gà.

- Sản lượng thịt gia cầm giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 11,5%/năm, năm 2012 đạt22.183 tấn tăng so với năm 2011 là 6,5% (tăng 1.357 tấn).

- Sản lượng trứng gia cầm (2006-2010) tăng bình quân 20,3%/năm; năm 2012 đạt 333,7 triệu quả, tăng so với 2011 8,5% (tăng 26,3 triệu quả)(Sở NN&PTNT

Vĩnh Phúc,2013)[21].

b) Cơ cấu giống

- Các giống gà công nghiệp hướng thịt nuôi trên địa bàn tỉnh gồm: Isa, AA, 707, Cob 500, Ross 308…là những giống được nhập từ các công ty trong nước,

công ty liên doanh với nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

- Các giống gà công nghiệp hướng trứng chủ yếu là giống: Isa Brow, và Ai cập.

- Các hộ chăn nuôi gà thả vườn dùng chủ yếu các giống lai mẹ Lương Phượng hoặc

Tam Hoàng lai với bố Mía.

c) Qui mô, phương thức, thức ăn chăn nuôi gia cầm

- Qui mô: Theo kết quả tổng điều tra về nông thôn, nông nghiệp & thủy sản

tháng 7/2011 của Cục Thống kê cho thấy: Toàn tỉnh có 128.509 hộ có chăn nuôi gà.

Trong đó hộ nuôi 1-19 con chiếm 29,47%; từ 20-49 con chiếm 40,57%; từ 50-99 con chiếm 17,26%; từ 100-999 con chiếm 11,42%; trên 1.000 con chiếm 1,27%.

+ Gà đẻ qui mô từ 1.000 con trở lên có 1.177 hộ , trang trại; quy mô từ 3.000 con

trở lên có 93 trang trại (trong đó có 59 cơ sở nuôi gà sản xuất con giống).

+ Gà thịt qui mô từ 1.000-3.000 con/ lứa có 64 hộ, trang trại; qui mô từ 5.000 con/

lứa trở lên có 59 trang trại.

Chăn nuôi gà thả vườn đã phát triển ở nhiều hộ tại các xã trung du, miền núi,

qui mô từ 500 con/ lứa trở lên. Chiếm tỷ lệ khá lớn là chăn nuôi qui mô hộ gia đình từ vài chục con đến vài trăm con.

+ Nuôi vịt đẻ: quy mô từ 1000-3000 con có 48 hộ, trang trại. Quy mô trên 3000 con có 7 trang trại(Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc,2013)[21].

- Phương thức và thức ăn chăn nuôi: Đã có nhiều trang trại nuôi gà xây dựng chuồng kín có hệ thống làm mát, điều tiết nhiệt, sử dụng 100% thức ăn công

nghiệp. Chăn nuôivừa nhốt vừa kết hợp thả vườn và sử dụng thức ăn công nghiệp

có kết hợp với sản phẩm nông nghiệp (ngô, thóc) theo từng giai đoạn. Chăn nuôi

trong nông hộ, nhỏ lẻ sử dụng, tận dụng thức ăn là ngô, thóc.

d) Vùng chăn nuôi: Đã hình thành vùng chăn nuôi tập trung gà đẻ, gà thịt tại

huyện Tam Dương, Tam Đảo (số lượng gàở 2 huyện này chiếm 50,3% tổng đàn gà của

tỉnh). Một số xã chăn nuôi gà trọng điểm như xã Kim Long (Tam Dương), xã Tam Quan

(Tam Đảo) số lượng gà có thời điểm đạt trên 1 triệu con/xã. Khảo sát, thống kê của Sở NN&PTNT tháng 01/2013: Chăn nuôi gà đẻ qui mô 1.000 con trở lênở Tam Dương có

661 hộ, trang trại; Tam Đảo có 132 hộ, trang trại; 2 huyện chiếm 73%tổngsố hộ, trang

trại nuôi gà đẻ có qui mô 1.000 con trở lên trong toàntỉnh.

e)Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công ngh

- Giống: Một số giống gà đẻ, gà thịt cao sản đãđược nuôi trong các trang trại;

- Chuồng trại, thiết bị: Hệ thống chuồng nuôi khép kín, có hệ thống làm

mát; máng ăn, máng uống hiện đại đã được nhiều trang trại chăn nuôi gà đẻ,

gà thịt ứng dụng.

- Qui trình chăn nuôi, phòng bệnh được thực hiện tốt ở các trang trại chăn nuôi

có qui mô lớn. (từ 1.000 con trở lên).

* Đánh giá hiện trạng chănnuôi gia cầm:

- Tích cực:

+ Tốc độ phát triển chăn nuôi gia cầm cao, liên tục nhiều năm cả về số lượng

+ Nhiều giống mới cao sản về trứng, thịt được nhập nội, đưa vào sản xuất; + Cơ cấu đàn gia cầm đẻ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng đàn gia cầm (gà

đạt 33,8%).

+ Trang trại chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh cả nuôi thịt và đẻ trứng; đã hình

thành vùng chăn nuôi gà tập trung với số lượng lớn ở Tam Dương, Tam Đảo.

+ Chuồng trại, thiết bị hiện đại và nuôi công nghiệp đãđược nhiều trang trại áp dụng; chăn nuôi gà thịt qui mô 1.000 con/hộ trở lên có xu hướng phát triển mạnh.

- Hạn chế:

+ Chăn nuôi, sản xuất con giống gia cầm không có hệ thống (toàn tỉnh có 84 cơ sở chăn nuôi gia cầm bố mẹ, ấp nở (gà: 59 cơ sở, vịt: 25 cơ sở) nhưng chưa quản lý được chất lượng giống và phát triển tự phát;

+ Phát triển chăn nuôi gia cầm chưa có qui hoạch;

+ Nhiều hộ chăn nuôi chưa đầu tư được chuồng trại, thiết bị còn chắp vá và tận dụng;

+ Phòng, chống dịch bệnh không chủ động, qui trình chăn nuôi thiếu an toàn sinh học còn phổ biến;

+ Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia cầm ngày càng tăng, chưa có biện

pháp xử lý hiệu quả.(Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc,2013)[21].

3.1.3.Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường sống

Bảng 3.1. Đánh giá chung của người dân về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi gà đến môi trường sống xung quanh

Các chỉ tiêu đánh giá của người dân Số hộ Tỷ lệ (%)

Ảnh hưởng đến môi trường đất 93 62,00

Ảnh hưởng đến môi trường nước 90 60,00

Ảnh hưởng đến môi trường không khí 118 78,67

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người 121 80,67

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của một số chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (Em thứ cấp) trong xử lý môi trường chăn nuôi gà tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)