L ỜI CẢM ƠN
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ T ÀI
2.4.2. Phương pháp xác định lượng phân thảira của hai giống gà: gà siêu trứng
và gà broiner trong các thí nghiệm nghiên cứu
- Thí nghiệm thu phân được bố trí trên các lô gà sinh sản và gà Broiler của 3
giống Ross 308, Baykoc và Isa màu theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần
nhắc lại. Gà sinh sản được theo dõi tại các giaiđoạn: gà con từ 0 - 6 tuần tuổi; gà choai từ 7- 12 tuần tuổi; gà hậu bị từ 13- 20 tuần tuổi và giai đoạn gà đẻ từ 21- 60 tuần tuổi. Gà Broiler được theo dõi qua các tuần tuổi. Thí nghiệm được tiến hành trên số lượng gà là 60 gà mỗi loại trong 3 ô chuồng, mỗi ô chuồng 20 con. Hàng
ngày dùng cân để xác định lượng thức ăn, ăn vào và thu toàn bộ lượng phân mà gà thải ra. Trên cơ sở đó tínhlượng phân thải ra theo công thức:
Lượng phân (g/con/ngày) = W1/ n
W1- là khối luợng túi nilon 24 h sau khi đặt vào đáy lồng, đã có phân n - là số gà trong ô chuồng
Để có cơ sở tính lượng phân thải ra của mỗi gà dựa trên lượng thức ăn thu
nhận hàng ngày, xác định “Hệ số thải phân” của gàtheo công thức:
K =a / b Trong đó: K: là hệ số thải phân thực nghiệm a: là lượng phân thải ra trong 24 h
b: làlượng thức ăn thu nhận trong 24 h.
Lượng phân thải ra cho mỗi đối tượng gà được tính theo công thức:
Lượng phân thải ra = K.b Trong đó:
K: là hệ số thải phân thực nghiệm b: là lượng thức ăn cung cấp.
Từ hệ số K thu được, có thể tính lượng phân thải ra trong 1 đời gà, trong 1
năm, cả đàn gà và của cả trang trại.
Lượng phân thải trong một đời gà: X =K.c
Lượng phân thải ra của đàn gà: Z = n.K.c
Trong đó:
K: là hệ số thải phân thực nghiệm
c: là tổng lượng thức ăn cung cấp trong một đời gà
n: là số gia cầm trong đàn; t là số lứa nuôi trung bình trong năm X: là lượng phân thải trong một đời gà
Y: là lượng phân thải ra của mỗi gà trong năm Z: là lượng phân thải ra của cả đàn gà.
- Từ lượng phân thải ra hàng ngày của gà sinh sản và gà Broiler xác định hệ số
thải phân thực nghiệm K, sau đó ta sẽ tính toán được lượng phân thải ra trong một đời gà, trong một năm và lượng phân thải ra của một trang trại từ đó ước tính được lượng phân gà thải ra của huyện Tam Đảo.
2.4.3. Phương pháp đánh giá khả năng xử lý chất thải chănnuôigà bằng đệm lót sinh họcsử dụng chế phẩm VSV hữu hiệu EM thứ cấp
Để đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn gà bằng đệm lót sinh họcchúng tôi tiến hành làm thí nghiệm liên tục trong 20 tuần, tại 10 chuồng nuôi gà đẻ với số lượng 200 con/chuồng, diện tích là 50m2/chuồng nuôi, gà ở độ tuổi 20 - 40 tuần
tuổi, thí nghiệm được nhắc lại 3 lần. Giống gà chúng tôi lựa chọn là gà ISA Shawer. Các công thức thí nghiệm như sau:
Công thức 1: KU1(đối chứng không sử dụng chế phẩm)
Công thức 2: ĐB (làm đệm lótsinh học lên men bằng chế phẩm EM Bokashi dạng bột)
Công thức 3: ĐL (làm đệm lót sinh học lên men bằng chế phẩm dạng lỏng)
Công thức 4: ĐBU (làm đệm lót sinh học lên men bằng chế phẩm dạng bột +
cho gà uống chế phẩm pha loãng với tỷ lệ 30/00).
Công thức 5: ĐLU (làm đệm lót sinh học lên men bằng chế phẩm dạng lỏng +
cho gà uống chế phẩm pha loãng với tỷ lệ 30/00).
* Cách làm đệm lót dạng bột như sau:
Bước 1: Làm chế phẩm men: lấy 1kg EM Bokashi chăn nuôi + 1kg EM
Bokashi môi trường trộn đều với khoảng 6 kgcám ngô, bổ sung thêm 2 -3 lít nước sao cho độ ẩm đạt khoảng 30 - 35 %. Có thể kiểm tra trực tiếp bằng tay (khi nắm
chặt thì không rỉ nước ra kẽ tay, khi bóp nhẹ thì tan ra), sau đó cho vào túi hoặc thùng và để chỗ ấm ủ trong 5 - 7 ngày (đối với mùa đông), từ 3 - 4 ngày đối với
mùa hè.
Bước 2: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 5 cm - 10 cm rồi tiến hành thả gà vào
Bước 3: Quan sát trên bề mặt nền chuồng khi nào thấy phân trải đều khắp, ta dùng cào cào sơ qua lớp mặt đệm lót (cần quây gọn gà về 1 phía đểtránh gây xáo trộn đàn gà).
Bước 4:Sau khi cào lớp mặt đệm lót xong thì rắc đều chế phẩm men lên toàn bộ
nền chuồng lượng rắc khoảng 50- 60 gam (3 nắm tay/1m2), tiếp tục dùng tay xoa trên bề mặt để men được phân tán đều khắp. Sau đó tiến hành thả gà vào chuồng.
* Cách làm đệm lót dạng lỏng như sau:
Bước 1: Rải đều trấu hoặc mùn cưa với độ dày 5 - 10 cm lên toàn bộ diện
Bước 2: Lấy khoảng 2 kg rỉ mật đường + 5 lít chế phẩm +30 -40 lít nước trộn đều sau đó phunlên bề mặt đệm lót với độ ẩm 30- 35%. Kiểm tra độ ẩm bằng tay(dùng tay bốc một nắm mùn cưa hoặc trấu, quan sát thấy hạt mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được).
Bước 3: Gom toàn bộ đệm lót, đậy bằng bạt vàủ trong thời gian5 - 7 ngày (đối
với mùa đông), từ 3-4 ngày (đối với mùa hè).
Bước 4: Sau 5 - 7 ngày đối với mùa đông và khoảng 3 -4 ngày đối với mùa hè chúng tasẽ san đều đệm lót ra rồi thả gà vào nuôi.
(Lý do chúng tôi lựa chọn bổ sung chế phẩm vào nước uống cho gà ở tỷ lệ
30/00 đã được trình bày chi tiết tại chương 1, phần 1.2.4.2 tổng quan tài liệu tình hình nghiên cứu vàứng dụng chế phẩm EM tại Việt Nam).
* Sử dụng và bảo dưỡng:
-Thường xuyên làm tơi xốp bề mặt đệm lót
- Nuôi trong vài tuầnnếu có mùi hơi hăng hắcthì xới tơi đệm lót, bổ sung thêm chế
phẩm men, hoặc hòa loãng chế phẩm EM với nước theo tỷ lệ 1/10 sau đó phun đều khắp
nền chuồng, nên để cửa thông thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió.
- Khi bảo dưỡng lúc trong chuồng có gà vào những ngày nóng, bố trí thời gian để làm vào buổi chiều mát sẽ ít ảnh hưởng đến gà.
-Tránh để bị nước mưa hắt làm ướt đệm lót. Tại khu vực máng uống nước nếu
thấy ướt quá thì bốc toàn bộ chỗ ướt và thay bằng một lớp đệm lót mới sau đó bổ
sung thêm chế phẩm men lên trên và đảo trộn đều.
- Bổ sung thêm các loại men tiêu hóa vào thức ăn cho gà.
* Các chỉ tiêu theo dõi về hiệu quả của đệm lót sinh học như sau:
- Để đánh giá khả năng xử lý khí độc H2S, NH3 trong chất thải chăn nuôi
chúng tôi tiến hành đo trực tiếp tại 5 vị trí bất kỳ trong chuồng nuôi bằng thiết bị
OLDHAM MXtheo TCVN 6620:2000 vào các thời điểm 8h sáng, 12h trưa và 5h
chiều, sau đó lấy số liệu trung bình của các lần đo.
- Đánh giá hàm lượng chất N, P, K tổng số, độ ẩm, hàm lượng vi sinh vật
trong chất thải chăn nuôi chúng tôi tiến hành lấy mẫu tại các 5 vị trí khác nhau trong chuồng nuôi sau đó trộn lại rồi tiến hành phân tích tại viện Khoa học Sự sống và phòng thí nghiệm của Khoa Môi trường-Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
+ N tổng số: xác định theo phương pháp Kjeldahl trên máy Gerhard theo
TCVN 6498 :1999
+ P tổng số: đo trên máy so mầu UVVIS theo TCVN 6499:1999 (Lê Văn
Khoa và cộng sự, 2002) [12].
+ Ktổng số: đo trên máy ASS theo TCVN 8660:2011 (Lê Văn Khoa và cộng
sự, 2002) [12].
+ Độ ẩm của phân (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2002) [12]
Cách xác định như sau: cân chính xác 2 - 3 gam mẫu trên cân phân tích, cho vào chén sấy đã sấy khô tuyệt đối và cân khối lượng chính xác đến 0,0002g.
Đặt chén đựng mẫu vào tủ sấy, mở nắp chén và sấy ở nhiệt độ 65- 700C trong 2 - 3 giờ cho đến khi khối lượng mẫu không đổi.
Đậy nắp chén đã sấy khô và đưa vào bình hút ẩm để làm nguội đến nhiệt độ
trong phòng (không ít hơn 1 giờ).
Cân chén đựng mẫu trên cân phân tích chính xác đến 0,0002g Cách tính: tính % độ ẩm theo khối lượng
Độ ẩm % khối lượng = 100*(m1- m2)/m (%)
Trong đó: m1: khối lượng chén và mẫu trước khi sấy (g)
m2: khối lượng chén và mẫu sau khi sấy (g)
m: khối lượng mẫu phân tích (g)
+ Đánh giá hàm lượng vi sinh vật trong chất thải chăn nuôi:
Hàm lượngColiform (MPN/100ml) sử dụng các tủ nuôi cấy vi sinh sau đó áp dụng phương pháp đếmtheo TCVN 6498 :1999.
Hàm lượng Ecoli (MPN/100ml) sử dụng các tủ nuôi cấy vi sinh sau đó áp
dụng phương pháp đếm theoTCVN 6499:1999.
Hàm lượngSammonella(MPN/100ml) sử dụng các tủ nuôi cấy vi sinh sau đó
áp dụng phương pháp đếm theoTCVN 8660 :2011.
2.4.4.Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trong chăn nuôi
- Khả năng sinh sản: tỷ lệ trứng đây là một chỉ tiêu phản ánh thể trạng của gà khibổ sung thêm chế phẩm vào nước uống cho gà kết hợp làm đệm lót sinh học trên nền chuồng gà sẽ tạo cho gà một môi trường sống tốt cả bên trong cơ thể và bên
- Khả năng tiêu tốn thức ăn: trong chăn nuôi gà, có giống tốt chưa đủ, cần phải
có thức ăn tốt, việc bổ sung thêm chế phẩm vào nước uống cho gà sẽ làm cân đối dinh dưỡng sẽ nâng cao tính ngon miệng, gà thu nhận được nhiều thức ăn do đó tăng trọng nhanh, giảm được mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng. Đây là chỉ
tiêu kinh tế kĩ thuật hết sức quan trọng mà bất kỳ người chăn nuôi nào cũng cần
phải quan tâm. Giảm chi phí thức ăn là biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế lớn
nhất, vì thức ăn chiếm 70 - 80% giá thành sản phẩm. Nếu tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng cao thì hiệu quả kinh tế thấp và ngược lại. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày phản ánh tình trạng sức khoẻcủa đàn gà, chất lượng thức ăn, chế độ chăm sóc
nuôi duỡng.
Để đánh giá được tỷ lệ đẻ trứng, lượng thức ăn tiêu tốn gam/con/ngày chúng tôi áp dụng phương pháp cân, đếm từng ngày sau đó cộng vào lấy giá trị trung bình
và ước tính tiền lãi người dân sẽ thu được so với công thức đối chứng.
- Nhận xét của người dân về hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm sinh
học ngoài mô hình thí nghiệm trên chúng tôi tiến hành trải đệm lót chocác hộ dân ở
các huyện khác sau đó phát phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn trực tiếp 150 hộ sống
xung quanh các trại chăn nuôi, những người được lựa chọn phỏng vấn lấy ngẫu
nhiên và có trìnhđộ học vấn khác nhau.
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên phần mềm Excel 97 và phần mềm IRRISTAT 4.0.
2.4.6. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và tình hình chăn nuôi gia cầm, mục đích sử dụng và xử lý chất thải chăn nuôi gà tại các nông hộ trong tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Điêu kiện tự nhiên , dân số và tài nguyên thiên nhiên
A, Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Tam Đảo là tên gọi của 3 đỉnh núi cao (so mặt nước biển): Thiên Thị
(1.375m). Thạch Bàn (1.388m). Phù Nghĩa (1.375m). Dãy núi Tam Đảo kéo dài trên 80km, với khoảng 20 đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc (1.592m).
Huyện Tam Đảo mới thành lập theo nghị định số 153/2003/NĐ-CP, ngày 9 tháng
12 năm 2003 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở
các xã: Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý của huyện Lập Thạch, các xã:Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu của huyện Tam Dương, xã Minh Quang của huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thành phố Vĩnh Yên.
Tam Đảo nằm ở phía Đông
- Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh Phúc với hai tỉnh
Tuyên Quang và Thái Nguyên.
-Phía Đông Nam và Nam của huyện Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía
Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang,
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên. Tam Đảo
cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách Thành phố Hà Nội 70 km, những nơi có
dân số đông, có sự phát triển kinh tế năng động, có sức lan tỏa lớn. Vì vậy, Tam Đảo có những điều kiện nhất định trong việc khai thác các tiềm năng về khoa học
công nghệ, về thị trường cho các hoạt động nông, lâm sản, du lịch và các hoạt động
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tam Đảo –Vĩnh Phúc
2. Địa hình
Tam Đảo là huyện miền núi, nằm trên phần chính, phía Tây Bắc của dãy núi
Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu). Địa hình của Tam Đảo khá phức tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và miền núi,
vùng gò đồi và vùng đất bãi ven sông. Vùng miền núi và núi cao với diện tích
khoảng 11.000 ha, chủ yếu do Vườn Quốc gia Tam Đảo và Lâm trường Tam Đảo
quản lý. Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi do các xã quảnlý và sử dụng.
Các vùng của huyện chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, mỗi vùng
đều có những điều kiện tự nhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên những
dịch vụ du lịch. Tam Đảo nổi bật với địa hình vùng núi bởi dãy núi TamĐảo, vùng rừng quốc gia tạo cảnh quan và những điều kiện đặc thù về yếu tố lịch sử, tín ngưỡng cho sự phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.
3. Khí hậu, thời tiết
Do địa hình phức tạp, nhất là sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi cao với đồng bằng thấp ven sông nên khí hậu, thời tiết của huyện Tam Đảo được chia thành 2 tiểu vùng rõ rệt (các tiểu vùng về khí hậu, không trùng với địa giới hành chính cấp
xã). Cụ thể: Tiểu vùng miền núi, gồm toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc trị trấn Tam Đảo và các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù... có khí hậu
mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180C-190C, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù tạo
cảnh quan đẹp. Khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới, tạo
lợi thế trong phát triển nông nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành các khu nghỉ mát, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè.
Tiểu vùng khí hậu vùng thấp, bao gồmphần đồng bằng của các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù và toàn bộ diện tích của các xã còn lại. Tiểu
vùng khí hậu của vùng mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chí tuyến vùng
Đông Bắc Bắc Bộ. Nhiệt độ của tiểu vùng trung bình ở mức 220C-230C, độ ẩm tương đối trung bình khoảng 85-86%, lượng mưa trung bình 2.570 mm/năm và thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 9 trong năm.
Tam Đảo nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nên chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm. Mưa bão có sự tác động tiêu cực đến sản
xuất và đời sống. Chế độ gió theo mùa, mùa hè chủ đạo là gió Đông Nam, mùa đông chủ đạo là gió mùa Đông Bắc.
4. Cảnh quan môi trường
Huyện Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát
triển phát triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần như: Vùng núi tự