Số lượng lao động và trình độ được đào tạo của đội ngò lao động trong Du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ Du lịch. Nếu năm 1997 cả nước chỉ có 100.000 lao động trực tiếp thì nay đó cú hơn 150.000. Tỷ lệ lao động bình quân trên 1 phòng khách sạn đạt khoảng 1,4. Lực lượng lao động trong ngành Du lịch Hà Nội tăng từ 13.000 (năm 1997) lên 15.000 (năm 2000) bằng 10% lao động trong ngành Du lịch của cả nước. Số Hướng dẫn viên được cấp thẻ trên địa bàn Thành phố là trên 1.000 người. Trong đó 50% là Hướng dẫn viên tiếng Anh, 20% tiếng Trung, 10% tiếng Nhật còn lại là các thứ tiếng khác, lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng (bộ phận bàn, buồng, bar, bếp, lễ tân) đã chiếm 80% tổng số lao động ngành Du lịch. Tại các khách sạn, lực lượng lao động có tay nghề và chuyên môn chủ yếu đào tạo từ các cơ sở như trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Hà Nội, trường Trung học Du lịch thương mại Hà Nội do vậy chưa có nhiều những cán bộ được đào tạo nghiệp vụ ở trình độ cao trong lĩnh vực ăn uống, nhà hàng. Điều này làm cho chất lượng sản phẩm Du lịch Hà Nội bị hạn chế.
Chất lượng của đội ngò lao động trong ngành Du lịch ở Hà Nội nhìn chung được đào tạo cơ bản, có khả năng nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ. Đặc biệt số lao động trong các liên doanh nước ngoài có khả năng nắm bắt nhanh công nghệ tiên tiến của nước ngoài và được đánh giá cao.
Mấy năm gần đây do tốc độ tăng trưởng Du lịch cao (lượng khách, doanh thu, cơ sở kỹ thuật...) nên việc đào tạo nhân lực cho ngành Du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu.