FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả các nguồn lực trong nước tạo thế và lực mới cho nền kinh tế.
Đến nay đó cú trờn 70 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam, trong đó có nhiều tập đoàn lớn có tiềm lực mạnh về công nghệ và tài chính. FDI góp phần phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại thuận lợi cho Việt Nam ra nhập ASEAN, ký hiệp định khung với EU, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, đồng thời tăng cường thế và lực của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Đầu tư nước ngoài trong Du lịch đã góp phần làm phong phú cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Năm 1997 Đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 560 tỷ và chiếm gần 66,7% tổng số nép ngân sách của ngành Du lịch, chiếm 0,85% - 0,9% tổng thu ngân sách của đất nước. Năm 1999 doanh thu Du lịch của các Doanh nghiệp có vốn FDI đạt 500 triệu USD (tăng 12% so với 1997). Sè lao động trực tiếp trong các Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài trong Du lịch đạt khoảng 17 ngàn người và số lao động gián tiếp khoảng 37 ngàn.
Tuy nhiên, muốn đánh giá một cách đầy đủ hiệu quả Đầu tư nước ngoài trong Du lịch chúng ta cần tính đến mức độ rò rỉ ngoại tệ vì trong Du lịch cần rất nhiều hàng nhập khẩu để phục vụ khách Du lịch quốc tế. Ví dụ, người ta tính được tỷ lệ rò rỉ ngoại tệ trong Du lịch ở Singapore năm 1973 là 38% ở Hồng Kụng là 41% và Thái Lan là khoảng 40% (Theo quyển đánh giá sự hợp tác kinh tế và Đầu tư của các nước châu Á). Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu bằng ngoại tệ trong Du lịch thì Singapore phải chi ra 38 đồng cho hàng hoá nhập khẩu, chi phí quản lý cho các chuyên gia nước ngoài, chi
nhưng chắc chắn con số này sẽ cao hơn các nước trong khu vực. Sở dĩ như vậy là do hàng hoá của Việt Nam được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế chưa nhiều hoặc vì để quản lý các Doanh nghiệp. Việt Nam phải thuê nhiều chuyên gia nước ngoài hơn so với các nước khác.