HÀ NỘI
2.2.1 Một số văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng của NHNN, Chính phủ, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
• Văn bản pháp lý của Nhà nước
- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.
- Quyết định 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/01/2002 về sửa đổi điều 2 quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.
- Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN.
- Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 điều 1 của quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005.
2.2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tp Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012
2.2.2.1 Doanh số cho vay và thu nợ cho vay tiêu dùng
Bảng 2.6 : Doanh số cho vay và thu nợ cho vay tiêu dùng của Vietinbank Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị : Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền So với năm 2010(%) Số tiền So với năm 2011(%) 1. Tổng doanh số cho vay 61.625 75.446 22,43 74.919 (0,70) 2. Doanh số cho vay tiêu dùng 3.680,5 4.556 23,79 5.185 13,81 3.Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng (%)
5,97 6,04 6,92
4.Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng
(Nguồn : Báo cáo tổng kết Phòng Kế hoạch – Tổng hợp)
Ta thấy tổng doanh số cho vay năm 2010 là 61.625 tỷ đồng. Trong đó doanh số CVTD là 3.680,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,97% tổng doanh số cho vay. Doanh số CVTD năm 2011 là 4.556 tỷ đồng, tăng 23,79% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 6,04% tổng doanh số cho vay. Doanh số CVTD năm 2012 là 5.185 tỷ đồng, tăng 13,81% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 6,92% tổng doanh số cho vay. Như vậy trong giai đoạn 2010 – 2012 tốc độ tăng trưởng doanh số CVTD có giảm sút nhưng tỷ trọng CVTD lại tăng lên. Điều này cho thấy CVTD ngày càng được chú trọng phát triển và Chi nhánh đang tích cực mở rộng đối tượng khách hàng cá nhân. Đồng thời cho thấy cố gắng, nỗ lực của toàn thể CBCNV Chi nhánh trong việc không ngừng nâng cao chất lượng, phát triển hoạt động cho vay trong thời gian nền kinh tế có những biến động lớn vừa qua.
Doanh số thu nợ CVTD năm 2011 so với năm 2010 tăng 433,5 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 30,18%. Doanh số thu nợ CVTD năm 2012 so với năm 2011 tăng 297,5 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 15,91%. Tuy tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ có xu hướng giảm nhưng công tác thu hồi nợ vẫn diễn ra theo đúng tiến độ và hoàn thành kế hoạch được giao.
2.2.2.2 Dư nợ cho vay tiêu dùng
• Dư nợ cho vay tiêu dùng
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay tiêu dùng của Vietinbank TP Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền So với năm 2010(%) Số tiền So với năm 2011(%) 1.Tổng dư nợ cho vay 11.985 15.699,5 30,99 18.156 15,65
2.Dư nợ CVTD 739,5 1.003 35,63 1.207 20,34 3.Tỷ trọng dư nợ
CVTD/Tổng dư nợ cho vay(%)
6,17 6,39 6,64
(Nguồn : Báo cáo tổng kết Phòng Kế hoạch – Tổng hợp)
Tổng dư nợ cho vay và dư nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh đều có xu hướng gia tăng trong những năm qua. Cụ thể, tổng dư nợ cho vay năm 2011 đạt 15.699,5 tỷ đồng, tăng 30,99% so với năm 2010. Dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2011 đạt 1.003 tỷ đồng, tăng 35,63% so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng dư nợ cho vay đạt 18.156 tỷ đồng, tăng 15,65% so với năm 2011. Dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 1.207 tỷ đồng, tăng 20,34% so với năm 2011. Đồng thời tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng/ Tổng dư nợ cho vay cũng có xu hướng tăng dần qua các năm: năm 2010 đạt 6,17%, năm 2011 đạt 6,39%, năm 2012 đạt 6,64%. Đây là những dấu hiệu tốt chứng tỏ uy tín trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng của Chi nhánh ngày càng được củng cố vững chắc, góp phần vào sự phát triển bền vững của Chi nhánh.
• Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng của Vietinbank TP Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền TT (%) Số tiển TT (%) Số tiển TT (%) Dư nợ CVTD 739.5 1.003 1.207 I.Theo loại hình 1.Cho vay hỗ trợ nhà ở 317,31 42,91 457,90 45,65 585,14 48,49 2.Cho vay cầm cố GTCG/TTK 111,78 15,12 136,43 13,60 174,34 14,45
3.Cho vay CBCNV trả bằng lương
136,51 18,46 180,74 18,02 167,71 13,89
4.Cho vay mua ô tô
89,76 12,14 132,26 13,19 150,45 12,46
5.Cho vay thấu chi tín chấp 54,32 7,33 61,46 6,13 91,21 7,56 6.Cho vay du học 29,49 3,99 33,78 3,37 38,76 3,21 7.Cho vay khác 0,33 0,05 0,43 0,04 0,57 0,06 II.Theo thời hạn 1.Ngắn hạn 304,39 41,16 425,94 42,47 576,73 47,78 2.Trung dài hạn 435,11 58,84 577,06 57,53 630,27 52,22
(Nguồn : Báo cáo tổng kết Phòng Kế hoạch – Tổng hợp
Xem xét cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo loại hình cho vay tiêu dùng sẽ giúp Ngân hàng đánh giá được nhu cầu chi tiêu hiện nay của các cá nhân, hộ gia đình. Ngân hàng có thể dựa vào đó để phát triển các sản phẩm hiện tại và đưa ra những sản phẩm mới để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường.
Theo bảng trên, ta thấy cho vay hỗ trợ nhà ở luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010 dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở đạt 317,31 tỷ đồng, chiếm 42,91% dư nợ CVTD. Năm 2011 dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở đạt 457,9 tỷ đồng, chiếm 45,65% dư nợ CVTD. Năm 2012 dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở đạt 585,14 tỷ đồng, chiếm 48,49% dư nợ CVTD. Cho vay hỗ trợ nhà ở chiếm tỷ trọng cao nhất do nhu cầu về nhà ở của khách hàng ngày một tăng theo sự phát triển của xã hội. Đặc biệt tại Hà Nội, nhu cầu về nhà ở luôn cao. Thông qua các chủ đầu tư dự án có liên kết, Chi nhánh hỗ trợ cho khách hàng cá nhân có nhu cầu về nhà ở, căn hộ chung cư, sửa chữa nhà với hạn mức cho vay có thể lên tới 100% giá trị TSĐB. Thời hạn cho vay
tối đa lên đến 20 năm và phương thức trả nợ linh hoạt. Với phương thức hỗ trợ khách hàng như vậy giúp tăng cao dư nợ cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.
Cho vay CBCNV trả bằng lương và cho vay cầm cố GTCG/TTK cũng chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ CVTD. Dư nợ cho vay CBCNV trả bằng lương năm 2010 đạt 136,51 triệu đồng, chiếm 18,46% dư nợ CVTD, năm 2011 đạt 180,74 tỷ đồng, chiếm 18,02% dư nợ CVTD, năm 2012 đạt 167,71 tỷ đồng, chiếm 13,89 tỷ đồng. Dư nợ cho vay cầm cố GTCG/TTK đạt 111,78 tỷ đồng, chiếm 15,12% dư nợ CVTD, năm 2011 đạt 136,43 tỷ đồng, chiếm 13,60% dư nợ CVTD, năm 2012 đạt 174,34 tỷ đồng, chiếm 14,45% dư nợ CVTD.
Dư nợ cho vay mua ô tô năm 2010 đạt 89,76 tỷ đồng, chiếm 12,14% dư nợ CVTD; năm 2011 đạt 132,26 tỷ đồng, chiếm 13,19% dư nợ CVTD; năm 2012 đạt 150,45 tỷ đồng, chiếm 12,46% dư nợ CVTD. Năm 2011, nhu cầu mua ô tô trả góp bằng các khoản vay từ Ngân hàng gia tăng do ngay từ đầu năm Ngân hàng đã đẩy mạnh sản phẩm cho vay mua ô tô và nâng cao chất lượng tín dụng ô tô kết hợp với các chương trình ưu đãi lớn. Vietinbank đã cùng với công ty bảo hiểm Bảo Ngân và công ty cổ phần ô tô TMT ký kết hợp đồng hợp tác ba bên nhằm cung cấp sản phẩm bảo hiểm tín dụng thương mại cho các khách hàng vay vốn của Vietinbank mua các loại xe ô tô do TMT phân phối. Năm 2012, dư nợ cho vay mua ô tô tiếp tục tăng nhưng giảm về tỷ trọng do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn làm cho người dân thắt chặt chi tiêu, nhu cầu mua sắm xe cá nhân đã giảm mạnh.
Các sản phẩm còn lại có dư nợ tương đối thấp do nhu cầu của người dân trên địa bàn đối với các sản phẩm đó không cao hoặc do rủi ro của một số sản phẩm tương đối lớn nên Ngân hàng ít muốn cho vay.
Việc phân loại theo thời hạn cho vay giúp Ngân hàng quản lý nguồn vốn cho vay hợp lý và xem xét trong thời điểm nào thì nên ưu tiên cho vay ngắn hạn hay
cho vay dài hạn để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng và đảm bảo an toàn, hiệu quả cho Ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng phân loại theo thời hạn cho vay gồm 2 loại: ngắn hạn và trung dài hạn. Theo bảng trên ta thấy tỷ trọng dư nợ trung dài hạn luôn ở mức cao, chiếm hơn 50% dư nợ cho vay tiêu dùng. Cụ thể dư nợ trung dài hạn năm 2010 đạt 435,11 tỷ đồng, chiếm 58,84% dư nợ CVTD, năm 2011 đạt 577,06 tỷ đồng, chiếm 57,53% dư nợ CVTD, năm 2012 đạt 630,27 tỷ đồng, chiếm 52,22% dư nợ CVTD. Điều này là do nhu cầu mua nhà, mua đất hoặc ô tô vẫn cao, mà những loại hình cho vay này đều có giá trị lớn, thời hạn cho vay dài.
2.2.2.3 Nợ quá hạn và nợ xấu
Để đánh giá được hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng, Ngân hàng sẽ phân chia dư nợ theo các nhóm nợ. Từ đó để có những biện pháp quản lý có hiệu quả nguồn vốn của Ngân hàng và có những biện pháp thích hợp để thu nợ đúng hạn và bảo toàn vốn.
Bảng 2.9 : Phân loại theo các nhóm nợ cho vay tiêu dùng tại Vietinbank Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị :Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I.Dư nợ CVTD 739,5 1.003 1.207 1.Nợ đủ tiêu chuẩn 692,92 93,70 948,84 94,60 1.145,44 94,90
2.Nợ cần chú ý 34,77 4,7 40,12 4 45,87 3,8 3.Nợ dưới tiêu chuẩn 6,91 0,93 7,62 0,76 8,35 0,69 4.Nợ nghi ngờ 4,14 0,56 5,68 0,57 6,6 0,55 5.Nợ có khả năng mất vốn 0,76 0,11 0,75 0,07 0,74 0,06
(Nguồn : Báo cáo tổng kết Phòng Kế hoạch – Tổng hợp)
Qua bảng trên ta thấy nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nhóm nợ cho vay tiêu dùng và có xu hướng tăng. Cụ thể nợ đủ tiêu chuẩn năm 2010 đạt 692,92 tỷ đồng, chiếm 93,70% dư nợ CVTD, năm 2011 đạt 948,84 tỷ đồng, chiếm 94,60% dư nợ CVTD, năm 2012 đạt 1.149,44 tỷ đồng, chiếm 94,90% dư nợ CVTD. Nhóm nợ cần chú ý cũng có xu hướng tăng nhưng tỷ trọng lại giảm xuống, từ chiếm 4,7% dư nợ CVTD năm 2010, xuống chiếm 4% dư nợ CVTD năm 2011 và chiếm 3,8% dư nợ CVTD năm 2012. Các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn cũng có xu hướng giảm tỷ trọng trong dư nợ CVTD. Năm 2012, nhóm nợ có khả năng mất vốn chỉ còn chiếm 0,06% dư nợ CVTD. Như vậy, có thể đánh giá Chi nhánh đã kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, thực hiện tốt việc phân loại nợ.
Bảng 2.10: Chỉ tiêu chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietinbnak TP Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị : Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Dư nợ CVTD 739,5 1.003 1.207 Nợ quá hạn CVTD 45,59 54,16 61,56
Tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ CVTD 0,063 0,054 0,051 Nợ xấu CVTD 11,83 14,04 15,69 Tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng dư nợ CVTD 0,016 0,014 0,013 Nợ ngoại bảng 0 0 0
(Nguồn : Báo cáo tổng kết Phòng Kế hoạch – Tổng hợp)
Ta thấy trong giai đoạn 2010 – 2012, cả nợ quá hạn và nợ xấu đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ CVTD và tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ CVTD lại có xu hướng giảm. Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ CVTD năm 2010 là 0,063, năm 2011 là 0,054 và năm 2012 chỉ còn 0,051. Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ CVTD năm 2010 là 0,016, năm 2011 là 0,014 và năm 2012 là 0,013. Không có nợ ngoại bảng. Điều này cho thấy Chi nhánh đã tích cực hạn chế rủi ro tín dụng, đặc biệt là hạn chế các khoản nợ xấu phát sinh, công tác thu hồi nợ tốt và đảm bảo an toàn, hiệu quả cho các khoản vay.
2.2.2.4 Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng
Bảng 2.11: Thu nhập hoạt động CVTD tại Vietinbank TP Hà Nội giai đoạn 2010 – 2011 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền So với 2010 (%) Số tiền So với 2011 (%) Doanh thu CVTD 12,21 17,15 40,53 21,16 23,14 Chi phí CVTD 9,38 13 38,59 15,61 20,07 Thu nhập CVTD 2,82 4,15 46,99 5,51 32,79
Tỷ suất thu nhập CVTD/ Doanh thu
23,12% 24,18% 26,08%
(Nguồn : Báo cáo tổng kết Phòng Kế hoạch – Tổng hợp)
Doanh thu CVTD năm 2011 so với năm 2010 tăng 4,94 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 40,53%. Doanh thu CVTD năm 2012 so với năm 2011 tăng 4,01 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 23,14%. Chi phí cũng có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí lại có xu hướng giảm và nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này cho thấy công tác kiểm soát chi phí ngày càng được tốt hơn, tránh gây thất thoát, lãng phí.
Thu nhập CVTD tăng dần qua các năm. Năm 2010 thu nhập CVTD đạt 2,82 tỷ đồng, năm 2011 đạt 4,15 tỷ đồng và đến năm 2012 đạt 5,51tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng của thu nhập CVTD lại có xu hướng giảm.
Tỷ suất thu nhập CVTD / doanh thu của hoạt động cho vay tiêu dùng khá cao và ổn định. Tỷ suất thu nhập CVTD / doanh thu năm 2010 là 23,12%, năm 2011 là 24,18%, năm 2012 là 26,08%.
Như vậy có thể đánh giá việc phát triển và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng là một hướng đi đúng đắn của Chi nhánh trong thời gian qua.
2.2.3 Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietinbank TP Hà Nội
2.2.3.1 Những kết quả đạt được
Nhìn chung, hoạt động CVTD tại Vietinbank TP Hà Nội tuy còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động cho vay nói chung nhưng đã có những bước phát triển nhất định. Qua những phân tích về thực trạng của hoạt động cho vay tiêu dùng, ta có thể thấy được những kết quả đáng kể mà Chi nhánh đã đạt được trong thời gian qua.
Cho vay tiêu dùng đang là loại hình cho vay hấp dẫn, tạo cơ hội cho Chi nhánh mở rộng cho vay, tăng trưởng dư nợ và thu nhập. Ngay sau khi được thành lập với vai trò là một Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ bán lẻ, Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội đã triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chính vì vậy, doanh số cho vay, dư nợ và thu nhập từ hoạt động CVTD luôn có xu hướng tăng trưởng. Thu nhập từ hoạt động CVTD giai đoạn 2010 – 2012 lần lượt là 2,82 tỷ đồng, 4,15 tỷ đồng, 5,51 tỷ đồng. Tỷ suất thu nhập CVTD/ Doanh thu CVTD khá cao vào ổn định.Trong tương lai,các chỉ tiêu doanh số CVTD, dư nợ CVTD, thu nhập từ hoạt động CVTD còn có xu hướng tăng cao để phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế - xã hội, giúp mở rộng doanh số cho vay, dư nợ và thu nhập nói chung cho Ngân hàng.
• Đa dạng hóa sản phẩm
Tại các nước phát triển thì sản phẩm cho vay tiêu dùng đã trở nên quen thuộc và phổ biến. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự đa dạng, phong phú của các sản phẩm cho vay tiêu dùng trong danh mục tín dụng tại các Ngân hàng. Thông thường, tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng phát triển chiếm khoảng 40% - 50% trên tổng dư nợ. Trái lại, tại Việt Nam, các sản phẩm cho vay tiêu dùng của các NHTM còn khá đơn điệu và tập trung vào một số loại sản phẩm như : c
ho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay CBCNV trả bằng