2010(%) Giá trị So vớ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu qủa cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội (Trang 29)

2010(%) Giá trị So với Giá trị So với 2011(%) Tổng nguồn vốn huy động 25.420 31.276,80 23,04 33.788,80 8,03

I.Theo đối tượng

1.Tiền gửi doanh nghiệp 10.484 13.288,80 26,75 12.793,60 (3,73)

2.Tiền gửi dân cư 2.507,20 2.675,20 6,70 2.935,20 9,72

3.Tiền gửi ( ĐCTC+TCTD)

12.233,60 17.566,40 43,59 17.710,40 0,82

4.Tiền gửi khác 195,20 269,60 38,11 342,40 27,00

II.Theo loại tiền

1.VND 19.880 22.910,40 15,24 23.405,60 2,16

2.Ngoại tệ quy đổi 5,540 8.366,40 51,02 8.370 0,04

(Nguồn : Báo cáo tổng kết Phòng Kế hoạch – Tổng hợp)

Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động năm 2011 so với năm 2010 tăng 5856,8 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 32,04%. Tổng nguồn vốn huy động năm 2012 so với năm 2011 tăng 2512 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 8,03%. Như vậy tổng nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng tương đối ổn định, tăng mạnh vào năm 2011 nhưng tăng ít hơn vào năm 2012. Ta có thể nhận thấy nguyên nhân gây sụt giảm tổng nguồn vốn huy động trong năm 2012 của Chi nhánh là do trong

năm qua,tình hình kinh tế có nhiều biến động, NHNN áp dụng trần lãi suất 14% khiến cho công tác huy động vốn của cả hệ thống Ngân hàng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Theo cơ cấu nguồn vốn huy động, có thể thấy trong giai đoạn 2010 – 2012 nguồn vốn huy động chủ yếu từ các doanh nghiệp, dân cư, tiếp đến là các tổ chức kinh tế và các định chế tài chính.Cụ thể tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp so với tổng nguồn vốn huy động năm 2010 chiếm 41,24%, năm 2011 chiếm 42,49%, năm 2012 chiếm 37,86%.Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư so với tổng nguồn vốn huy động năm 2010 chiếm 9,86%, năm 2011 chiếm 8,55%, năm 2012 chiếm 8,69%. Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và định chế tài chính so với tổng nguồn vốn huy động năm 2010 chiếm 48,13%, năm 2011 chiếm 56,16%, năm 2012 chiếm 52,42%.Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các loại tiền gửi khác so với tổng nguồn vốn huy động năm 2010 chiếm 0,77%, năm 2011 chiếm 0,86%, năm 2012 chiếm 0,96%.

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của các nguồn vốn huy động này lại có xu hướng tăng nhưng còn chậm. Mặt khác lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, định chế tài chính chủ yếu vẫn chỉ tập trung vào một số tổ chức lớn .Việc giới thiệu tới các doanh nghiệp, tổ chức có nguồn tiền gửi lớn về sản phẩm lãi suất phân tầng theo số dư tiền gửi chưa đem lại hiệu quả do nguồn tiền của các doanh nghiệp trên địa bàn không lớn.

Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao( > 70%) do tâm lý nói chung của người gửi tiền cũng như lãi suất ngắn hạn và dài hạn không có sự chênh lệch đáng kể.

Sự chênh lệch giữa lãi suất VND và ngoại tệ đã thu hút khách hàng gửi tiền đồng. Theo đó huy động vốn bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng cao, nhưng tốc độ tăng trưởng vốn huy động bằng ngoại tệ có xu hướng tăng.

Sự tăng trưởng huy động vốn chưa ổn định do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan như lãi suất thị trưởng, những biến động của thị trường tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế gây bất lợi cho Ngân hàng, tình hình cạnh tranh về huy động vốn giữa các NHTM, chính sách huy động vốn của Vietinbank.

2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn

Ngân hàng huy động vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động kinh doanh chủ yếu và quan trọng nhất đó là cho vay nền kinh tế. Hoạt động này đã mang lại nguồn thu chủ yếu đối với các Ngân hàng ở Việt Nam. Chính vì vậy, bên cạnh công tác huy động vốn thì công tác sử dụng vốn tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội rất được chú trọng để nguồn vốn được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả.

Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn tại Vietinbank TP Hà Nội giai đoạn 2010-2012 Đơn vị : Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Số tiền Số tiền So với 2010(%)

Số tiền So với 2011(%)

1.Doanh số cho vay 61.625 75.446 22,43 74.919 (0,70) 2.Doanh số thu nợ 27.778 36.898,5 32,83 43.902 18,98 3.Dư nợ 11.985 15.699,5 30,99 18.156 15,65 4.Nợ xấu 204,85 215,9 5,39 240,55 11,42 5.Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ 0,017 0,014 0,013

(Nguồn : Báo cáo tổng kết Phòng Kế hoạch – Tổng hợp)

Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay năm 2011 so với năm 2010 tăng 13.821 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 22,43%. Doanh số cho vay năm 2012 so với năm 2011 giảm 527 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 0,70%. Như vậy, doanh số cho vay có sự tăng trưởng không ổn định. Doanh số thu nợ giai đoạn 2010 – 2012 vẫn có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng giảm. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2011 so với năm 2010 tăng 9.120,5 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 32,83%. Doanh số thu nợ năm 2012 so với năm 2011 tăng 7.003,5 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 18,98%. Dư nợ năm 2011 so với năm 2010 tăng 3.714,5 tỷ đồng, tương ứng

với tỷ lệ tăng 30,99%. Dư nợ năm 2012 so với năm 2011 tăng 2.456,5 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,66%. Ta thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2012 có sự giảm sút so với tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2011. Nguyên nhân là trong năm có sự biến động rất lớn trong thị trường tài chính, đặc biệt là sự thắt chặt tín dụng của NHTM với lãi suất cho vay cao, cùng với đó là cách điều hành mới của Vietinbank để đảm bảo hoạt động Ngân hàng an toàn và hiệu quả. Vietinbank đã giao cho các Chi nhánh một giới hạn tín dụng và các Chi nhánh của Vietinbak phải đảm bảo giới hạn trên. Ngay từ đầu năm 2012, ban lãnh đạo Chi nhánh đã xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, xây dựng kế hoạch giải ngân và thu nợ phù hợp thực tế. Do vậy năm 2012, các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng tại Chi nhánh tăng trưởng hoàn thành mức kế hoạch được giao. Chi nhánh đã phát triển và duy trì các khách hàng tốt, sàng lọc khách hàng yếu kém, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 so với năm 2010 tăng 11,05 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 5,39%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 so với năm 2011 tăng 24,65 tỷ đồng, tuơng ứng tỷ lệ tăng 11,42%. Tuy nhiên cùng với công tác xử lý nợ xấu được thực hiện quyết liệt, Chi nhánh bằng nhiều biện pháp tích cực thu nợ hạch toán ngoại bảng, nợ xấu, nợ quá hạn, phối hợp với doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để hoàn vốn cho Ngân hàng và tiếp tục sản xuất kinh doanh. Do vậy tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng dư nợ trong giai đoạn 2010- 2012 có xu hướng giảm. Ngoài ra Chi nhánh còn nghiêm túc thực hiện phân loại nợ và trích đủ DPRR theo phân loại nợ. Các chỉ tiêu tín dụng ở mức an toàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại Vietinbank TP Hà Nội giai đoạn 2010-2012 Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ 11.985 15.699, 5 18.156 I.Theo đối tượng vay 1.Tổ chức kinh tế 11.228,5 93,69 14.671 93,45 16.932 93,26 2.Dân cư 756,5 6,31 1.802 6,55 1.224 6,74 II.Theo thời hạn 1.Ngắn hạn 5.440 45,39 6.383,5 40,66 8.015,5 44,15 2.Trung dài hạn 6.545 54,61 9.316 59,34 10.140, 5 55,85 III.Theo mục đích vay

1.Cho vay kinh doanh

11.245,5 93,83 14.696, 5

93,61 16.949 93,35

2.Cho vay tiêu dùng

739,5 6,17 1.003 6,39 1.207 6,65

(Nguồn : Báo cáo tổng kết Phòng Kế hoạch – Tổng hợp)

Theo bảng trên, ta thấy phân loại dư nợ theo đối tượng vay thì phần dư nợ chủ yếu là của các tổ chức kinh tế, chiếm hơn 90% tổng dư nợ. Điều này thể hiện các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác vẫn là khách hàng mục tiêu của Chi nhánh trong thời gian tới. Tuy nhiên cho vay cá nhân cũng có dấu hiệu tăng trưởng ổn định. Tỷ trọng cho vay cá nhân so với tổng dư nợ qua các năm 2010, 2011,

2012 lần lượt là 6,31%, 6,55% , 6,74%. Như vậy Chi nhánh đã bắt đầu chú trọng tới cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình. Về số liệu cụ thể, trong giai đoạn 2010 – 2012 Chi nhánh đã thu hút được 31.104 khách hàng cá nhân và 1.237 khách hàng doanh nghiệp.

Phân loại dư nợ theo thời hạn cho vay thì chủ yếu các khoản vay là trung dài hạn, chiếm hơn 50% tổng dư nợ cho vay. Cụ thể năm 2010, vay trung dài hạn chiếm 54,61% tổng dư nợ cho vay; năm 2011, vay trung dài hạn chiếm 59,34% tổng dư nợ cho vay; năm 2012, vay trung dài hạn chiếm 55,85% tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên, khi xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh thì chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thanh khoản của hệ thống, Chi nhánh cần phải đảm bảo giới hạn dư nợ trung dài hạn theo kế hoạch được giao, đồng thời phải chủ động tìm kiếm những nguồn vốn an toàn và có chi phí thấp.

Theo mục đích vay vốn thì cho vay kinh doanh vẫn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ ( > 90% tổng dư nợ ). Tuy nhiên dư nợ cho vay tiêu dùng cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Tỷ trong cho vay tiêu dùng tăng dần trong giai đoạn 2010 – 2012 lần lượt là 6,17%, 6,39%, 6,65%. Trong năm 2010, Chi nhánh đã thành lập phòng Quan hệ khách hàng cá nhân đã làm tăng lợi thế cạnh tranh của Vietinbank với các NHTM trên địa bàn.

2.1.3.3 Tình hình hoạt động dịch vụ

Bảng2. 4: Kết quả công tác dịch vụ tại Vietinbank TP Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị :Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Số tiền Số tiền So với 2009(%)

Số tiền So với 2010(%)

Thu dịch vụ ròng 18.900 23.400 23,81 23.100 (1,28) DT khai thác phí bảo hiểm 1.372 1.748 27,41 2.225 27,29 Phí hoa hồng bảo hiểm 6,5 7,2 10,77 8,4 16,67

(Nguồn : Báo cáo tổng kết Phòng Kế hoạch – Tổng hợp)

Ngoài nghiệp vụ huy động tiền gửi và nghiệp vụ tín dụng, Vietinbank TP Hà Nội đã và đang không ngừng phát triển các dịch vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, thanh toán trong nước và chuyển tiền quốc tế,dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh,...

Thu dịch vụ ròng năm 2011 tăng trưởng 23,81% so với năm 2011. Thu dịch vụ ròng năm 2012 giảm 1,28% so với năm 2011. Tuy nhiên chỉ tiêu thu dịch vụ ròng của Chi nhánh vẫn đạt kế hoạch được giao ( năm 2012 đạt 102% kế hoạch).

Các chỉ tiêu doanh thu khai thác phí bảo hiểm, phí hoa hồng bảo hiểm trong giai đoạn 2010 – 2012 đều tăng. Doanh thu khai thác phí bảo hiểm qua các năm 2010 là 1.372 tỷ đồng, năm 2011 là 1.748 tỷ đồng, năm 2012 là 2.225 tỷ đồng. Phí hoa hồng bảo hiểm năm 2010 là 6,5 tỷ đồng, năm 2011 là 7,2 tỷ đồng, năm 2012 là 8,4 tỷ đồng. Đây là kết quả đạt được sau khi Chi nhánh đã rất tích cực tiếp thị khách hàng sử dụng sản phẩm của Aviva.

2.1.3.4 Kết quả kinh doanh Vietinbank Hà Nội đạt được trong giai đoạn 2010-2012

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của Vietinbnak TP Hà Nội giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

2010 2011 2012

Chỉ tiêu 2010(%) 2011(%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng doanh thu 372,7 388,9 4,35 419,8 7,95

Tổng chi phí 292,9 303,1 3,48 315,7 4,16

LN trước thuế( chưa trích DPRR)

79,8 85,8 7,52 104,1 21,33

Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu

21,41% 22,06% 24,8%

(Nguồn : Báo cáo tổng kết Phòng Kế hoạch – Tổng hợp)

Tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 16,2 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 4,35%. Tổng doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng 30,9 tỷ đổng, tương ứng tỷ lệ tăng 7,95%. Chi phí có xu hướng tăng dần. Cụ thể, tổng chi phí năm 2011 so với năm 2010 tăng 10,2 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 3,48%. Tổng chi phí năm 2012 so với năm 2011 tăng 12,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 4,16%. Ta thấy tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu nên sự tăng lên của chi phí là hợp lý, không đáng lo ngại.

Lợi nhuận trước thuế ( chưa trích DPRR) và tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu cũng khá cao và tăng trưởng ổn định. Có thể đánh giá trong giai đoạn 2010- 2012 các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh đã đem lại kết quả. Đây là một dấu hiệu tốt đối với Chi nhánh trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu qủa cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội (Trang 29)