Phân tích quản lý lao động và tiền lương

Một phần của tài liệu Công nghệ sản xuất nước quả ép - Báo cáo thực tập (Trang 26 - 34)

-cơ cấu lao động của doanh nghiệp.

Số lượng hiện tại của doanh nghiệp là 61 người, cụ thể cho từng bộ phận như sau:

Stt Bộ phận Số lượng (người) 1 Phòng kiểm hóa 2 2 Phòng kế hoạch sản xuất 3 3 Phòng kinh doanh 3 4 Phòng kế toán 3 5 Phòng đóng chai 7 6 Phòng rửa chai 5 7 Phòng pha chế 4 8 Phòng nồi hơi 5 9 Phòng xử lý nước 3 10 Kho 2

11 Bộ phận băng tải 7 12 Bộ phận dán nhãn và đóng

thùng 15

13 Nhân viên lái xe nâng 2

Bảng 2.5: Số lượng lao động ở các bộ phận. Phân loại theo các chỉ tiêu:

STT Chỉ tiêu Số lượng ( người ) Tỷ lệ ( % ) 1 Theo giới tính Nam 34 55.74 Nữ 27 44.26 2 Theo độ tuổi > 50 3 4,92 40 – 49 15 24,59 30 – 39 18 29,51 < 30 25 40,98 3 Theo bậc thợ Bậc 1 – 2 22 36,07 Bậc 3 – 4 36 59,02 Bậc > 5 3 4,92 4 Theo trình độ Đại học 3 4,92 Cao đẳng, trung cấp 30 49,18 Lao động phổ thông 28 45,9

Bảng 2.6: Phân loại lao động theo các chỉ tiêu.

(nguồn: phòng kế hoạch sản xuất)

Nhận xét:

Vì công ty thuộc vào loại công ty vừa cho nên số lượng lao động không nhiều, tuy nhiên đánh giá theo các chỉ tiêu ta thấy: số lượng lao động nam và nữ là khá đồng đều, theo độ tuổi thì phần lớn là lao động trẻ có sức lao động mạnh mẽ cho nên có khả năng hoàn thành tốt công việc. Theo bậc thợ thì đa số có bậc trung bình, vì đây phần lớn công việc yêu cầu tay nghề và kỹ thuật không cao, một số vị trí như bộ băng tải cần có công nhân kỹ thuật tay nghề cao.

Mức lao động : là lượng lao động hao phí hợp lý nhất được quy định để chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định trong các điều kiện về tổ chức – kỹ thuật – tâm sinh lý – kinh tế và xã hội xác định.

Định mức lao động : là một quá trình đi xác mức lao động, là sự qui định các mức hao phí cần thiết cho việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định. Bao gồm: việc nghiên cứu quá trình sản xuất, việc nghiên cứu của kết cấu tiêu hao thời gian làm việc, việc soạn thảo các tài liệu tiêu chuẩn dùng để định mức lao động…

Việc xác định mức lao động gồm các bước sau: + Sản xuất thử sản phẩm đó.

+ Nghiên cứu việc sử dụng thời gian của nguời lao động khi làm ra sản phẩm đó bằng phương pháp chụp ảnh.

+ Dùng phương pháp phân tích thích hợp để xác định mức lao động cho sản phẩm. Cụ thể: xác định định mức lao động cho một sản phẩm nước Ổi ép như sau:

Stt Các bước Thời gian thực

hiện (giây)

1 Chuẩn bị nguyên vật liệu 9

2 Phối liệu 13

3 Sục ozon nắp chai, màng siu 5

4 Nấu trộn nguyên liệu 65

5 Bể chứa tạm thời 10 6 Rửa chai 3 7 Chiết rót sản phẩm 2 8 Đóng nắp 2 9 Lật chai 2 10 Bốc bồn 5 11 Xử lý nước nóng 5 12 Làm mát 5 13 Dán nhãn 7 14 Đóng thùng 9 Tổng 142

Bảng 2.7: Mức thời gian các bước hoàn thành sản phẩm nước Ổi ép.

(nguồn: phòng kế hoạch sản xuất)

Tổng thời gian hoàn thành một sản phẩm là 142 giây, tương đương 2,37 phút. Thời gian nấu trộn sản phẩm phải tuân theo một quy trình nấu rất khắt khe, cho nên phần lớn thời gian hoàn thành sản phẩm phụ thuộc vào công đoạn này và không thể rút ngắn đi được. Các công đoạn như: rửa chai, chiết rót sản phẩm, đóng nắp,… có sử dụng các máy móc tự động hóa cho nên thời gian hoàn thành là nhanh. Bộ phận dán nhãn và đóng thùng được làm thủ công cho nên đối với những công nhân có sức khỏe tốt hoặc làm việc lâu năm có tay nghề cao thì có thể hoàn thành nhanh hơn.

-Tình hình sử dụng thời gian lao động.

Lao động gián tiếp làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, làm từ 8h đến 12h, nghỉ 1h giữa ca sau đó làm từ 1h đến 17h. Thứ 7 làm việc buổi sáng.

Thời giờ được tính vào giờ làm việc:

•Công nhân làm việc giờ liên tục 10h thì được nghỉ giữa ca 2 giờ.

•Thời giờ nghỉ giải lao: Theo tính chất công việc

•Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.

Thời giờ làm thêm: không quá 4 giờ trong 1 ngày, 200 giờ trong 1 năm, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ một năm.

Nghỉ hàng năm: 12 ngày phép/năm.

Nghỉ ngoài chế độ không quá 3 ngày/tháng.

Nghỉ lễ, Tết: được nghỉ 8 ngày theo qui định của Bộ luật lao động (Tết dương lịch: 01 ngày, Tết nguyên đán: 04 ngày, Ngày chiến thắng 30/4: 1 ngày, ngày Quốc tế lao động: 01 ngày, ngày giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày và ngày Quốc khánh: 01 ngày). Cụ thể: tình hình sử dụng thời gian lao động trong tháng 11 năm 2010 của bộ phận dán nhãn và đóng thùng như sau:

Stt Các thông số Số

lượng

Đơn vị

1 Số lượng lao động 15 Người

2 Thời gian làm việc/ngày 8 Giờ

3 Thời gian làm thêm 0 Giờ

4 Tổng số ngày làm việc 24 Ngày

5 Tổng số ngày công nhân xin

nghỉ 5 Ngày

Bảng 2.8: Các thông số về thời gian lao động của bộ phận dán nhãn và đóng thùng.

(nguồn: phòng kế hoạch sản xuất)

Nhận xét:

Việc sử dụng thời gian lao động của công ty tuân thủ theo đúng pháp luật và quy định của nhà nước. Bên cạnh đó công ty cũng xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi một cách hợp lý tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên. Do đó thời gian sử dụng lao động của công ty luôn ở mức cao, góp phần làm tăng năng suất lao động.

-Năng suất lao động.

Năng suất lao động được thể hiện qua năng suất lao động bình quân: Công thức tính như sau:

Ta có bảng năng suất lao động bình quân của toàn công ty trong năm 2008 và 2009 như sau:

Đơn vị: VNĐ Doanh thu Số lao động

(người)

Năng suất lao động

Năm 2008 7,203,612,885 58 124,200,222.2

Năm 2009 8,023,099,044 61 131,526,213.8

Chênh lệch tuyệt đối 819,486,159 3 7325991.681

Chênh lệch tương đối

% 111.38 105.17 105.90

Bảng 2.9: Năng suất lao động bình quân năm 2008 và 2009

(nguồn: phòng kế toán)

Nhận xét:

Trong hai năm 2008 và 2009, tổng số lao động tăng lên 3 người (tăng 105,17%). Tuy nhiên do công ty có chính sách bán hàng tốt và sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường do đó doanh thu của công ty đã tăng lên 111,38%. Nhờ có sự tăng mạnh của doanh thu mà năng suất lao động tăng gần với mức tăng của số lao động. Điều này cho thấy không phải hoàn toàn do tăng số lượng lao động mà làm tăng năng suất lao động của công ty.

-Cách xây dựng đơn giá tiền lương. Cách tính lương:

•Tổng thu nhập tháng = Các khoản được hưởng – Các khoản khấu trừ.

Các khoản được hưởng bao gồm: lương cơ bản, trợ cấp chức vụ, trợ cấp xăng xe, tiền trách nhiệm, tiền ăn, tiền chuyên cần, tiền tăng ca, tiền thực hiện công tác và tiền thưởng.

Các khoản khấu trừ bao gồm: phí bảo hiểm, tiền nghỉ làm, tiền do đi làm muôn, các khoản tiền bị phạt trong quá trình sản xuất.

•Lương cơ bản: Được tính theo ngạch/ bậc lương cơ bản của từng chức danh, từng vị trí. Lương cơ bản được tính dựa trên cơ sở số ngày làm việc chuẩn qui định cho từng vị trí cụ thể theo đinh biên lao động, trường hợp số ngày công thực tế nhỏ hơn số ngày làm việc chuẩn, trường hợp tự điều động đi làm để hoàn thành kế hoạch được giao thì không tính ngày công làm việc vượt ngày công chuẩn.

Mức lương cơ bản chi tiết cho từng ngạch, bậc thợ được quy điịnh theo bảng lương và được xem xét điều chỉnh theo tình hình chung. Lương cơ bản của từng cá nhân sẽ được xem xét tăng theo qui định của quy chế lương.

Ngạch bậc lương cơ bản và mức lương cơ bản sẽ được công bố cho từng cá nhân định kỳ hàng năm theo qui chế của Công ty.

Lương học việc bằng 70%, lương thử việc bằng 80% mức lương của vị trí đó. Trường hợp người lao động do thuyên chuyển, bổ nhiệm, kết thúc thử việc chưa đủ tiêu chuẩn bậc thợ thì được áp dụng giảm một bậc lương, hệ số của vị trí đó, thời gian tối đa 2 tháng.

Trường hợp cùng một vị trí bậc thợ như nhau nhưng kết quả làm việc khác nhau thì giao và đánh giá công việc cụ thể cho từng người

Cụ thể: sau đây em xin giới thiệu một bảng lương cụ thể của một nhân viên trong công ty.

Bộ phận: Sản xuất Chức vụ: Thủ kho

Các khoản được hưởng Lương cơ bản 1,380,000 1,380,000 Trợ cấp xăng xe 170,000 170,000 Tiền trách nhiệm Tiền ăn 260,000 260,000 Chuyên cần Tiền tăng ca Thực hiện công tác Các khoản khác 260,000 260,000 Tổng cộng 2,070,000 2,070,000 Các khoản khấu trừ Phí bảo hiểm 60,000 60,000 Nghỉ làm 90,500 0 Đi làm muộn Các khoản khác 10,000 10,000 Tổng cộng 160,500 70,000 Số tiền phải trả 1,909,500 2,000,000 Người lĩnh ký tên Giám đốc Trưởng phòng Kế toán Thủ quỹ

Bảng 2.10: Bảng lưởng cụ thể của một nhân viên.

(nguồn: phòng kế toán)

-Phương pháp phân phối tiền lương từ tổng quỹ lương cho các bộ phận.

Công ty có hai bộ phận chính là: bộ phận trực tiếp sản xuất bao gồm các công nhân, tổ trưởng các bộ phận sản xuất và thủ kho. Bộ phận gián tiếp sản xuất gồm các nhân viên ở các phòng ban.

Phân phối lương cho các bộ phận trên chủ yếu là căn cứ vào tổng số lượng công nhân viên, từ đó xác định được tổng số lương phải trả cho từng bộ phận. Tiền lương được lấy trực tiếp từ quỹ tiền mặt của công ty.

-Các hình thức trả lương.

Có hai hình thức trả lương được công ty áp dụng:

•Trả trực tiếp bằng tiền mặt.

Nhân viên sẽ lĩnh lương vào ngày 5 hàng tháng, thủ quỹ sẽ phát lương tại phòng kế toán.

Nhân viên có thẻ ATM sẽ đăng ký số tài khoản cho công ty, vào ngày 5 hàng tháng công ty sẽ trả lương qua số tài khoản đó.

Nhận xét:

Hình thức trả lương qua thẻ ATM có rất nhiều ưu điểm như: nhanh gọn, tránh được tình trạng tập trung đông người chờ phát lương, rút ngắn được thời gian phát lương. Chính những ưu điểm trên cho nên hiện nay công ty trả lương cho hầu hết nhân viên đều qua thẻ ATM.

-Các hình thức thưởng, nguồn tiền thưởng, tiêu chí xét thưởng. Xét quy định tiền thưởng đối với bộ phận sản xuất như sau:

•Đối tượng phát tiền thưởng: Bộ phận sản xuất, Bộ phận kinh doanh, Bộ phận tài vụ (riêng tiền thưởng của cấp chủ quản được tính riêng)

•Thưởng theo doanh số: số lượng hàng sản xuất sẽ lấy loại 1 lít làm chuẩn và được tính là 1, loại 0,6 lít và 0,35 lít sẽ tính thành 2, nước tinh khiết 0,5 lít tính là 1,2 và loại 1,5 lít tính là 0,7.

•Cách tính thưởng chi tiết: mức khoán đối với mỗi nhân viên sản xuất.

Số lượng của nhân viên = số lượng sản xuất cả tháng/số công đi làm trong tháng. Số công = 8 giờ làm việc của một người.

Số công đi làm trong tháng = số công đi làm trong tháng của toàn bộ nhân viên trong xưởng sản xuất.

•Cách tính tiền thưởng của cá nhân.

Số lượng của một nhân viên trong ngày đạt 20 thùng hàng (500 thùng/tháng) sẽ được thưởng 50.000 vnđ/tháng. Đạt được 22 thùng hàng/ngày (550 thùng/tháng) sẽ được thưởng 60.000 vnđ/tháng. Đạt được 25 thùng hàng/ngày (625 thùng/tháng) sẽ được thưởng 75.000 vnđ/tháng. Đạt được trên 30 thùng hàng/ngày (750 thùng/tháng trở lên) sẽ được thưởng 100.000 vnđ/tháng.

•Tiền thưởng sản xuất = số tiền thưởng cá nhân * tổng số người (trừ chủ quản).

•Tiền thưởng đối với từng cá nhân trong bộ phận sản xuất sẽ do tổ trưởng sản xuất tính đưa lên duyệt (nhưng tổng số tiền thưởng của bộ phận sản xuất không được vượt quá số tiền thưởng sản xuất).

•Vì số lượng sản xuất có liên quan đến máy móc thiết bị. Khi máy móc thiết bị được nâng cấp thì tùy theo tình hình thực tế, số lượng cho mỗi nhân viên sẽ được điều chỉnh lại.

Phương thức tính phạt:

•Mỗi nhân viên sẽ bị trừ vào tiền thưởng 20% nếu tỷ lệ hỏng vượt quá 0,3% lượng hàng sản xuất trong tháng.

•Trong phòng pha chế và phòng đóng chai mỗi ngày làm việc phải lau khô nền nhà, lau dây chuyền và máy móc sạch sẽ, không được để ruồi muỗi có trong phòng. Nếu bị phát hiện mỗi lần sẽ bị trừ vào tiền thưởng 5%.

•Sau mỗi ngày làm việc, nhân viên phải dọn sạch sẽ nhà xưởng, lau nền nhà khô ráo, sắp xếp gọn gàng hàng hóa. Nếu mỗi lần vi phạm sẽ bị phạt 5% tiền thưởng.

Nhận xét:

Việc quy đổi các loại thể tích của công ty nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc tính toán số lượng sản xuất của mỗi loại sản phẩm. Cách tính tiền thưởng của cá nhân được dựa theo năng suất lao động bình quân của một nhân viên trung bình, do đó phát huy được yếu tố khuyến khích tăng năng suất lao động của các cá nhân. Việc xác định các mức tiền thưởng rõ ràng sẽ tạo cơ sở cho nhân viên cố gắng phấn đấu.

Bên cạnh đó công ty cũng áp dụng các phương thức tính phạt nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm và uy tín của công ty đối với người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Công nghệ sản xuất nước quả ép - Báo cáo thực tập (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w