máy móc thiết bị.
•Các máy móc thiết bị của công ty được nhập từ Đài Loan cho nên có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn trong nghành thực phẩm.
•Tình hình sử dụng máy móc thiết bị:
Chỉ tiêu Đơn vị Kế
hoạch Thực tế 1 Tổng sản lượng do máy móc thiết bị hoàn
thành Thùng 800,000 863,000
2 Tổng thời gian máy hoạt động cho sản xuất Giờ 4,000 4,200
3 Tổng số máy bình quân tham gia sản xuất Chiếc 10 12
4 Thời gian làm việc trung bình/1 máy Giờ 400 350
5 Năng suất bình quân cho 1 giờ sản xuất Thùng/Giờ 200 205.48 Bảng 2.11: Tình hình sử dụng máy móc thiết bị trong công ty năm 2010
Nhận xét:
Thực tế việc sử dụng máy móc thiết bị đều lớn hơn so với kế hoạch đề ra. Để phát huy hết khả năng sử dụng máy móc thiết bị được đưa vào sản xuất công ty phải khai thác tốt cả ba mặt: số lượng, thời gian và năng suất. Nếu công ty không khai thác triệt để một mặt nào đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất của máy móc thiết bị.
•Tình hình khấu hao các máy móc thiết bị:
Máy móc được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng hay khấu hao đều trong các năm. Ta có bảng khấu hao máy móc thiết bị như sau
Đơn vị: 1000đ
Stt Tên máy Thời gian
nhập Nguyên giá Số năm khấu hao Giá trị còn lại Số tiền khấu hao Hao mòn lũy kế
1 Máy rửa chai 25/7/2007 7,879 5 3,152 1,576 4,727
2 Máy chiết rót tự
động 25/7/2007 12,000 5 4,800 2,400 7,200
3 Máy in phun ngày
tháng 25/7/2007 29,800 6 14,900 4,967 14,900 4 Máy chít màng siu 25/7/2007 3,500 5 1,400 700 2,100 5 Máy làm vi sinh 25/7/2007 12,650 7 7,229 1,807 5,421 6 Hệ thống bơm 20/5/2007 135,000 7 77,143 19,286 57,857 7 Hệ thống nồi hơi 15/6/2007 167,800 8 104,875 20,975 62,925 8 Xe nâng điện 3/8/2007 13,600 5 5,440 2,720 8,160 9 Hệ thống lọc nước 12/5/2007 245,000 7 140,000 35,000 105,000 Bảng 2.12: Tình hình khấu hao máy móc thiết bị
(nguồn: phòng kế toán)
2.3.3 Tổ chức công tác sửa chữa máy móc trong nhà máy.
Hàng tuần vào chiều thứ 7 có các cán bộ kỹ thuật đi kiểm tra máy và tiến hành bảo dưỡng máy móc, nếu trong quá trình bảo dưỡng phát hiện ra các sai sót hỏng hóc thì sẽ tiến hành cho sửa chữa ngay để kịp phục vụ sản xuất.
Định kỳ 3 ngày sản xuất tiến hành kiểm tra độ rơ của máy, đồng thời tra dầu mỡ bôi trơn.
Đối với những hỏng hóc nhỏ, công ty có thể cử trực tiếp cán bộ kỹ thuật xuống sửa chữa, với những hỏng hóc lớn mà điều kiện của công ty không thể sửa chữa được thì sẽ thuê các chuyên gia kỹ thuật bên ngoài.
2.3.4 Dự trữ vật tư phụ tùng thay thế cho hoạt động bảo trì các hệ thống công nghiệp.Tùy vào mức độ làm việc, độ hỏng hóc và tầm quan trọng của các thiết bị máy Tùy vào mức độ làm việc, độ hỏng hóc và tầm quan trọng của các thiết bị máy móc, công ty sẽ có kế hoạch dự trữ các thiết bị thay thế cho các thiết bị máy móc.
Tổ công tác kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa vào cuối mỗi buổi làm việc đều phải ghi chép lại các thông số kỹ thuật của máy, số lượng máy móc bị hỏng từ đó xác định số lượng vật tư thiết bị cần thiết để sửa chữa và thay thế. Dựa vào tình trạng làm việc của các máy móc mà công ty có thể đưa ra chính sách dự trữ vật tư thiết bị.
Việc tìm hiểu kỹ lưỡng nguyên tắc hoạt động của máy móc cũng là cơ sở để nhận định và tìm ra các khâu các chi tiết dễ bị hỏng trong quá trình sản xuất, qua đó có chính sách dự trữ phù hợp.
2.4 Phân tích tình hình quản lý chất lượng trong doanh nghiệp
2.4.1 Các phương pháp quản lý chất lượng được áp dụng trong doanh nghiệp.
Sản phẩm của công ty chủ yếu là nước hoa quả ép không ga, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ Đài Loan đảm bảo chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. bên cạnh đó sản phẩm của công ty đã được kiểm tra và đăng ký chất lượng VSATTP tại sở Y Tế TP Hà Nội.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong quá trình sản xuất công ty đã áp dụng nhiều hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm được thực hiện bởi nhân viên phòng kiểm hóa. Các phương pháp quản lý chất lượng được áp dụng trong công ty bao gồm: kiểm tra nguyên liệu đầu vào, kiểm soát chất lượng sản phẩm trong mỗi công đoạn của quá trình sản xuất, kiểm tra sản phẩm hoàn thành.Cụ thể như sau:
•Đối với nguyên liệu đầu vào:
Căn cứ vào hóa đơn mua hàng và nhãn mác ghi trên sản phẩm, tiến hành kiểm tra mẫu vi sinh đối với mỗi đơn hàng, mỗi loại hàng nhập về. Thông tin về nguyên liệu được ghi chép cẩn thận vào phiếu nghiệm thu sau đó mới tiến hành nhận hàng vào kho. Dưới đây là một bản mẫu phiếu nghiệm thu hàng nhập của công ty.
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM YNGSHIN PHIẾU NGHIỆM THU HÀNG NHẬP
Stt Tên hàng hóa Đơn vị Lượng đặt Lượng nhận Hàng hỏng Nhà cung cấp Số hiệu đơn đặt hàng
Ghi chú: Phiếu này gồm 4 liên: Liên 1: Tài vụ, Liên 2: Quản lý sx, Liên 3: Kiểm hóa, Liên 4: Thủ kho
Chủ quản Quản lý SX Kiểm hóa Thủ kho
•Đối với quá trình sản xuất: giao trách nhiệm tự kiểm tra trong quá trình sản xuất đến từng nhân viên, xác định tỷ lệ hàng hỏng không được vượt quá 0,3% sản lượng sản xuất trong tháng. Trong các trường hợp gặp sự cố có liên quan đến yếu tố kỹ thuật mà làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm thì công nhân không được tự ý xử lý, mà phải báo ngay lên phòng Kiểm hóa hoặc các bộ phân chuyên trách để có biện pháp xử lý kịp thời.
•Đối với sản phẩm đã hoàn thành: tiến hành lấy mẫu thử để kiểm tra chất lượng, thanh tra chất lượng sản phẩm định kỳ hàng tháng, quý, năm. Công ty tiến hành khảo nghiệm các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với các mẫu thử nghiệm. Việc thử nghiệm được tiến hành bởi nhân viên phòng kiểm hóa, các thông số được ghi chép tập hợp để có thể nhận định về xu hướng chất lượng sản phẩm. Khi xác định xu hướng đi xuống hoặc có những sai sót lớn thì yêu cầu dừng kiểm tra khảo sát lại chất lượng.
•Hoạt động xử lý sản phẩm không phù hợp.
Sản phẩm không phù hợp là sản phẩm không đúng với quy định, không đúng với quy cách, chất lượng và độ an toàn thực phẩm. Tất cả các sản phẩm không phù hợp như vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm cuối cùng không yêu cầu đều phải được xử lý kịp thời theo đúng hướng dẫn , quy định của công ty.
Các biện pháp xử lý sản phẩm không phù hợp: Loại bỏ khi không sử dụng được
Tái chế: trưởng phòng kế hoạch đề ra biện pháp sửa chữa, sau khi đã sửa chữa phải được nhân viên phòng kiểm hóa kiểm tra lại và ghi vào biên bản kiểm tra.
Chấp nhận khi sai sót không ảnh hưởng tới yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
2.4.2 Phương pháp kiểm soát chất lượng tại các phân xưởng.
Trong mỗi công đoạn của quá trình sản xuất, công nhân trực tiếp sản xuất có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Công nhân phải tuân thủ và báo cáo kịp thời cho cán bộ xuống kiểm tra kỹ thuật đối với những công đoạn cần kiểm tra mang tính kỹ thuật.
Khi phát hiện sản phẩm không phù hợp ở nơi sản xuất thì tổ trưởng báo cáo với cán bộ giám sát sản xuất để ghi phiếu xử lý sản phẩm không phù hợp, nếu số lượng sản phẩm bị lỗi vượt quá tiêu chuẩn cho phép của hướng dẫn kiểm tra thì có thể tạm dừng sản xuất để tìm nguyên nhân và khắc phục lỗi.
Mọi thông tin về sản phẩm trong quá trình sản xuất phải đều được ghi chép lại đầy đủ để thuận tiện cho việc kiểm soát. Dưới đây là 2 mẫu ghi chép báo cáo dùng cho bộ phận sản xuất:
BÁO CÁO SẢN XUẤT HÀNG NGÀY
Ngày….tháng…..năm Số lượng nhân viên……
Tên sản phẩm Quy cách Số CNSX Lượng hàng SX Tỷ lệ SX Số lượng hỏng Nguyên nhân hỏng Người lập biểu:
Ngày….tháng…..năm….. Tên sản phẩm Quy cách Số CNSX Lượng hàng đóng gói/thùng Tỷ lệ hỏng Số lượng hỏng Nguyên nhân hỏng Người lập biểu:
2.4.3 Tình hình chất lượng sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. phẩm.
Hiện tại chất lượng sản phẩm của công ty luôn được đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm và VSATTP. Do đó sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường và đối với người tiêu dùng.
Để đạt được những thành tựu trên công tác quản lý chất lượng sản phẩm luôn được cán bộ công nhân viên của công ty quan tâm chú ý. Công tác xác định các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm được thực hiện trong quá trình sản xuất qua các năm, sau đây là một số nguyên nhân chính có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như:
Máy móc thiết bị:
Máy móc thiết bị phần thuộc về dạng máy tự động hóa dùng trong ngành thực phẩm, cho nên nếu không thường xuyên kiểm tra lau chùi, bảo dưỡng thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm: ví dụ như: bị côn trùng lạ chui vào nếu không phát hiện sớm thì trong quá trình sản xuất sẽ chui vào trong chai của sản phẩm hoàn thành.
Nguyên liệu đầu vào:
Nguyên liệu cho sản xuất chính là các loại nước cốt hoa quả ép, do đó khi nguyên liệu được nhập về phải được bảo quản trong phòng lạnh theo đúng tiêu chuẩn về yêu cầu, không được để cho nguyên liệu hư hỏng trước khi đưa vào sản xuất. Trước khi đưa
vào sản xuất phải kiểm tra kỹ lưỡng nguyên liệu, nếu đạt yêu cầu mới được đưa vào sản xuất.
Vật liệu dùng cho sản xuất:
Vật liệu dùng cho sản xuất chủ yếu là các loại chai nhựa, chai nhựa trước khi đưa vào chiết rót sản phẩm đều được qua công đoạn rửa chai. Đây là công đoạn có sử dụng máy rửa tự động cho nên cần phải giám sát chặt chẽ chất lượng trong quá trình rửa. Chai sau khi đã được rửa cần phải cho vào túi nilong và buộc chặt đầu để tránh côn trùng, bụi bặm bay vào. Thường xuyên vệ sinh phòng, lau chùi máy đóng chai và máy rửa chai tránh tình trạng nấm mốc.
Quy trình sản xuất:
Quy trình sản xuất từ công đoạn nấu trộn cho đến công đoạn đóng nắp phải được thực hiện một cách liên tục và khép kín. Nếu có xảy ra gián đoạn thì phải có biện pháp giám sát chặt chẽ tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Nguồn nhân lực:
Trình độ, tay nghề và ý thức trách nhiệm của các cán bộ công nhân viên trong toàn bộ công ty đều có ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Do đó hàng năm công ty đã có chính sách đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ và sự hiểu biết về tính cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó công ty cũng đã đề ra các mức khen thưởng, xử phạt cụ thể nhằm tạo cơ sở cho nhân viên phấn đấu mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty.
Yếu tố về môi trường, thị trường và hiệu lực cơ chế quản lý.
Ngày nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong thị trường nước hoa quả ép thì nhu cầu thị trường là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất lượng sản phẩm, nó tạo động lực và định hướng cho việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm của mỗi công ty. Nhu cầu người tiêu dùng luôn luôn đòi hỏi phải thường xuyên thay đổi về số lượng, chủng loại, độ an toàn, tính thẩm mỹ,…. Vì vậy phải thận trọng trong công tác nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, nhằm đưa ra những thay đổi kịp thời về sản phẩm của công ty bắt kịp với nhu cầu của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm của công ty phải luôn tuân thủ theo quy định về chất lượng của pháp luật. Nhà nước cần xây dựng quy định về chất lượng sản phẩm một cách hợp lý đối với năng lực sản xuất trong nước, cần có những chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp.
Ngoài ra điều kiện tự nhiên cũng là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như: khí hậu, mùa, mưa bão,… do vậy công ty cần chú ý bảo quản và phòng chống các nhân tố có thể gây tác động đến chất lượng sản phẩm của công ty.
2.4.4 Một số kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
Đầu tư đổi mới công nghệ có trọng điểm, thay thế dần các thiết bị máy móc đã xuống cấp không đảm bảo chất lượng.
Do nguồn tài chính có hạn cho nên công ty chưa thể cùng một lúc thay thế hết các máy móc thiết bị cũ, cho nên công ty cần phải xác định rõ những thiết bị nào không thể sử dụng thì mới thay thế, thay thế từng phần có trọng điểm và tiến tới đồng bộ hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất. Để thực hiện việc này trước hết ban lãnh đạo công ty phải chỉ đạo cho cán bộ cấp dưới nghiên cứu và thực hiện tốt các vấn đề sau:
•Nghiên cứu kỹ thuật:
Quy trình vận hành sản xuất. Công suất máy móc thiết bị Vòng đời công nghệ
•Nghiên cứu thị trường.
Giá cả, kiểu dáng, chỉ tiêu chất lượng
Phụ tùng thay thế thiết bị khi cần có sẵn hay không Bí quyết công nghệ và trang thiết bị phù hợp.
•Nghiên cứu hiệu quả kinh tế.
Tính toán tất cả các chi phí và lợi ích mang lại để so sánh về hiệu quả kinh tế của việc đầu tư thay thế.
Cùng với đầu tư thay thế thiết bị công ty phải tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ, đầu tư thỏa đáng cho việc mua sắm thiết bị phụ tùng thay thế dự phòng.
Nâng cao trình độ tay nghề, ý thức tổ chức cho người lao động và thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, công nhân có tay nghề cao.
Việc đào tạo đội ngũ lao động là công việc cần phải được tiến hành một cách liên tục, giúp người lao động thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giác và có sự am hiểu lớn về công việc của họ. Có biện pháp tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý.
Trong những năm qua công ty đã có nhiều cố gắng và thành tích trong công tác khắc phục tình trạng yếu kém về chất lượng của sản phẩm, làm cho sản phẩm của công ty ngày càng đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên so với yêu cầu ngày càng cao của thị trường thì công ty cần phải nghiên cứu và tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng đã được công nhận (như ISO 9001-2000), nhằm cải thiện hình ảnh của công ty và các mối quan hệ giữa công ty với các nguồn cung ứng nguyên vật liệu và các nhà phân phối trên thị trường.
Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách chất lượng của công ty thì ban lãnh đạo cần phải tập trung nhân lực nghiên cứu kỹ và toàn diện đối với chất lượng của sản phẩm của mình, đánh giá được chỗ mạnh yếu so với đối thủ và nắm bắt rõ hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó cần phải hoàn thiện chính sách chất lượng cho mọi người, mọi đơn vị sản xuất, xác định mục tiêu phấn đấu cụ thể cho từng bộ phận sản xuất phù hợp với chính sách chất lượng của công ty.
Sắp xếp, tổ chức lao động đạt hiệu quả cao hơn nữa.