6. Kết cấu của Luận văn
2.4.3 Đánh giá chung công tác quản trị nguồn nhân lực tại Nông trƣờng cao su
Lợi Hƣng
Từ thực trạng phân tích trên, có một số đánh giá chung về quản trị NNL tại Nông trƣờng cao su Lợi Hƣng trong thời gian qua nhƣ sau:
- Đối với công tác thu hút nguồn nhân lực: Nông trƣờng đã thực hiện tốt việc phân tích công việc cho cấp trợ lý trở lên. Điều này đã giúp cho bộ máy quản lý hoạt
động trơn tru, không xảy ra tình trạng đùn đẩy, chồng chéo trách nhiệm. Đối với lao động gián tiếp dƣới cấp trợ lý và lao động trực tiếp, công tác phân tích công việc vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Khi làm việc họ phải phụ thuộc vào sự phân công bởi cán bộ quản lý trực tiếp nên thiếu tính chủ động, sáng tạo. Bảng tiêu chuẩn công việc của các lao động dƣới cấp trợ lý và lao động trực tiếp vẫn chƣa đƣợc xây dựng, cấp trợ lý trở lên thì đƣợc xây dựng nhƣng còn khá sơ sài, nên chƣa phát huy đƣợc vai trò đảm bảo tuyển dụng đúng ngƣời đúng việc. Công tác tuyển dụng vẫn duy trì đƣợc về số lƣợng lao động, nhƣng về chất lƣợng chƣa đƣợc đảm bảo do một số tiêu chuẩn tuyển dụng vẫn còn mang tính hình thức, chƣa gắn với thực tiễn công việc. Thông tin tuyển dụng vẫn còn bó buộc trong kênh thông tin nội bộ, chƣa mở rộng thêm nhiều hình thức khác, đặc biệt trong giai đoạn NNL địa phƣơng ngày càng giảm.Quá trình xét tuyển chƣa mang tính cạnh tranh công bằng, còn phụ thuộc vào mối quan hệ nhiều hơn là năng lực cá nhân. Do đặc thù hoạt động của Nông trƣờng tƣơng đối ổn định nên công tác hoạch định về số lƣợng và cơ cấu theo hàng năm vẫn đáp ứng đƣợc.Tuy nhiên, trƣớc tình hình tuyển dụng lao động địa phƣơng ngày càng khó khăn đòi hỏi phải hoạch định thời gian dài hơn. Công tác thuyên chuyển CBCNV nhằm tăng cƣờng tính hiệu quả trong việc sử dụng NNL hiện tại đƣợc chú trọng thực hiện khá tốt, cần phải phát huy hơn nữa để tránh tình trạng thừa lao động ở bộ phận này nhƣng thiếu ở bộ phận kia. Công tác đề bạt bổ nhiệm chƣa đƣợc minh bạch, dễ sinh ra đố kỵ trong nội bộ, chƣa kích thích đƣợc sự cầu tiến của CBCNV.
- Công tác đào tạo và phát triển: Hình thức đào tạo khá đa dạng, hiện tại đáp ứng đƣợc nhu cầu của Nông trƣờng. Đặc biệt, công tác tự đào tạo phát huy đƣợc hiệu quả rất tốt Nông trƣờng cần phải duy trì và phát huy hơn nữa. Tuy nhiên, Nông trƣờng cần xem xét thêm chế độ đào tạo ngắn hạn về kiển thức quản lý, nghiệp vụ tại chổ đƣợc giảng dạy bằng các giảng viên đầu ngành, để CBCNV có cơ hội tiếp cận các kiến thức mới mà chỉ đƣợc học ở các trƣờng ĐH, CĐ. Nông trƣờng cần xây dựng các phƣơng thức đánh giá sau đào tạo nhằm đo lƣờng đƣợc hiệu quả của công
tác đào tạo và phát triển NNL. Từ đó, Nông trƣờng có những điều chỉnh kịp thời cả chu phù hợp với từng thời kỳ.
- Đối với công tác duy trì: Chính sách trả lƣơng Nông trƣờng thực hiện khá chi tiết cho từng bộ phận lao động, ứng với từng tính chất công việc. Đặc biệt đối với lao động trực tiếp chính sách lƣơng đã gắn đƣợc hiệu quả công việc với thu nhập của ngƣời lao động. Cơ chế nâng bậc lƣơng cũng khá chặt chẽ, nhƣng vẫn còn phụ thuộc vào thâm niên, bằng cấp nhiều hơn là năng lực làm việc.Chƣa xây dựng đƣợc chính sách nâng bậc lƣơng trƣớc hạn hoặc vƣợt bậc đối với các CBCNV xuất sắc.Các chính sách khen thƣởng đã phát huy đƣợc tác dụng khích lệ vật chất và tinh thần cho CBCNV. Nhƣng vẫn chƣa xây dựng đƣợc chính sách thƣởng đột xuất cho các CBCNV suất sắc
Tóm lƣợc chƣơng 2:
Chƣơng 2 của Luận văn đã giới thiệu sơ lƣợc về Nông trƣờng cao su Lợi Hƣng và tình hình hoạt động sản xuất trong những năm gần đây.
Tiếp sau đó là phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị NNL tại Nông trƣờng cao su Lợi Hƣng dựa trên các khía cạnh nhƣ: Cơ cấu NNL, công tác thu hút NNL, công tác đào tạo, bồi dƣỡng NNL và công tác duy trì NNL.
Thông qua việc phân tích này, Luận văn nhằm chỉ ra những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản trị NNL tại Nông trƣờng, từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện công tác này. Nội dung chính Chƣơng 3 của Luận văn là một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị NNL tại Nông trƣờng cao su Lợi Hƣng.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NÔNG TRƢỜNG CAO SU LỢI HƢNG