Phân tắch khả năng tạọ tiền

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Kiểm toán viên - Phân tích tài chính Doanh nghiệp nâng cao (Trang 114)

II. Khả năng đáp ứng thanh toán dài hạn

2.5.2. Phân tắch khả năng tạọ tiền

Khả năng tạo tiền ngoài việc thể hiện thông qua tổng tiền thu vào trong kỳ còn thể hiện ở lượng tiền thu vào từng hoạt động khác nhau. Vì thế việc phân tắch được thực hiện trên cơ sở xác định tỷ trọng dòng tiền thu của từng hoạt động trong tổng dòng thu trong kỳ của doanh nghiệp qua công thức tổng quát sau đây:

Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động =

Tổng số tiền thu vào của từng hoạt động x 100 Tổng số tiền thu vào trong kỳ

Tỷ trọng này thể hiện mức đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền của doanh nghiệp, nói khác đi đó là khả năng tạo tiền của từng hoạt động.

Do dòng tiền tệ của doanh nghiệp được lưu chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chắnh, nên khi phân tắch chỉ tiêu tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động người ta thường tắnh toán riêng cho hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chắnh. Cụ thể:

Tỷ trọng dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh

doanh

=

Tổng số tiền thu vào của hoạt động kinh doanh

x 100 Tổng số tiền thu vào trong kỳ

Tỷ trọng dòng tiền thu vào của hoạt

động đầu tư

=

Tổng số tiền thu vào từng hoạt động đầu tư

x 100 Tổng số tiền thu vào trong kỳ

Tỷ trọng dòng tiền thu vào từ hoạt động tài chắnh

=

Tổng số tiền thu vào của hoạt động tài chắnh

x 100 Tổng số tiền thu vào trong kỳ

Nếu doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường thì trong kỳ tiền vào chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh trong đó chủ yếu thu từ hoạt động bán hàng, Vậy cũng có thể xem xét thêm chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tiền thu từ hoạt động kinh doanh với doanh thu thuần ;

Tỷ lệ tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu

thuần

=

Tổng số tiền thu vào của hoạt động kinh doanh

x 100 Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ phần trăm của dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp so với doanh thu thuần bán hàng, nó cho biết doanh nghiệp thu được bình quân bao nhiêu đồng tiền mặt từ 100 đồng doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Chỉ tiêu càng cao cho thấy tình hình bán hàng và thu tiền bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tốt hơn.

Khả năng tạo tiền từ chắnh các dòng tiền chi ra của doanh nghiệp xác định theo công thức:

Hệ số tạo tiền từ dòng tiền chi ra

trong kỳ

=

Tổng số tiền thu trong kỳ

Tổng số tiền chi ra trong kỳ 115

Phương pháp phân tắch:

Khi phân tắch, các nhà phân tắch tiến hành so sánh trị số của các chỉ tiêu trên giữa kỳ này với kỳ trước, căn cứ vào sự biến động và trị số của chỉ tiêu kết hợp với tình hình cụ thể về từng khoản tiền thu vào và xu hướng biến động mà có kết luận phù hợp. Tổng hợp bảng phân tắch 6.10 sau:

Bảng 6.10: Phân tắch khả năng tạo tiền của doanh nghiệp

(Đơn vị tắnh:) Chỉ tiêu Kỳ PT Kỳ gốc Chênh lệch Tỷ lệ 1.Tỷ trọng tiền thuần từ HĐKD 2. Tỷ trọng tiền thuần từ HĐĐT 3. Tỷ trọng tiền thuần từ HĐTC 4. Tỷ lệ thu tiền từ doanh thu 5. Hệ số tạo tiền

Nếu tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh cao thể hiện tiền được tạo ra chủ yếu từ hoạt động kinh doanh bằng việc bán hàng được nhiều, thu tiền từ khách hàng lớn, giảm các khoản phải thu tránh rủi ro... Đó là dấu hiệu tốt nó cho thấy khả năng tạo tiền ở doanh nghiệp là cao và đây là nguồn đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Nếu tỷ trọng tiền thu từ hoạt động đầu tư cao chứng tỏ doanh nghiệp đã thu hồi các khoản đầu tư về chứng khoán, thu lãi từ hoạt động đầu tư, nhượng bán tài sản cố định.. nếu do thu lãi thì đó là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì tỷ trọng không thể lớn. Trường hợp do thu hồi tiền đầu tư và nhượng bán tài sản cố định thì phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp bị thu hẹp và năng lực sản xuất, kinh doanh sẽ giảm sút.

Nếu tiền thu được chủ yếu từ hoạt động tài chắnh thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc đi vay.. điều đó cho thấy trong kỳ doanh nghiệp đã sử dụng vốn từ bên ngoài nhiều hơn.

Việc nghiên cứu dòng tiền của từng loại hoạt động cho thấy: nếu dòng tiền thu vào trong kỳ chủ yếu được tạo ra không phải bởi hoạt động kinh doanh thì đó là điều bất thường. Các đối tượng cần tìm hiểu nguyên nhân, kiểm tra lại tình hình hoạt động nhất là hoạt động kinh doanh, điều chỉnh việc sử dụng vốn đặc biệt là vốn vay trong kỳ tới.

2.5.3. Phân tắch khả năng chi trả thực tế trong doanh nghiệp

Người ta có thể căn cứ vào Bảng cân đối kế toán để xem xét, đánh giá khái quát khả năng thanh toán; tuy nhiên, những hệ số phản ánh khả năng thanh toán được tắnh toán dựa vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán chỉ là những hệ số tĩnh tại, trong 1 thời điểm cụ thể do không xét đến tốc độ lưu chuyển tài sản và tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Trong thực tế, các chủ nợ, người cho vay, những nhà đầu tư thường sử dụng các hệ số thanh toán dựa vào lượng tiền thuần nhiều hơn bởi nó cho thấy bức tranh sinh động về các nguồn mà doanh nghiệp có thể huy động để trả các khoản nợ khi đến hạn. Các chỉ tiêu được sử dụng là: Hệ số chi trả khả năng trả nợ ngắn hạn =

Lượng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh

Nợ ngắn hạn bình quân

Hệ số này cho thấy: doanh nghiệp có đủ khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn hay không từ lượng tiền thuần thu được của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trị số của chỉ tiêu càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại.

Bằng việc so sánh giữa kỳ này với kỳ trước đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng trả nợ ngắn hạn mà có đánh giá cụ thể. Khi đánh giá cần đặc biệt chú ý đến trị số của chỉ tiêu phân tắch.

Khi phân tắch khả năng chi trả tại một doanh nghiệp cần xác định cụ thể mục tiêu phân tắch là để ra các quyết định ngắn hạn hay dài hạn. Bởi trong nhiều trường hợp lợi nhuận trong kỳ lớn và tăng nhiều so với kỳ trước nhưng doanh nghiệp không đủ tiền để trang trải đầy đủ các khoản chi tiêu.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Kiểm toán viên - Phân tích tài chính Doanh nghiệp nâng cao (Trang 114)