Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và phát dục

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và theo dõi một số bệnh thường gặp của ngựa bạch từ 6 đến 12 tháng tuổi tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa. (Trang 41)

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của ngựa

Sinh trưởng của ngựa được đặc trưng bởi tốc độ sinh trưởng và cường độ sinh trưởng, nó thể hiện bằng khối lượng cơ thể và kích thước của các chiều đo. Sinh trưởng của ngựa tuân theo quy luật phát triển của các giai đoạn, sinh trưởng của giai đoạn không chỉ đặc trưng cho cơ thể mà còn đặc trung cho bộ phận, hệ thống cơ quan trong cơ thể. Tính giai đoạn còn thể hiện trong hoạt động của hệ thống nội tiết và các yếu tố tác động khác như trao đổi chất, dinh dưỡng, môi trường. 6 – 12 tháng tuổi thì cường độ sinh trưởng là cao nhất. Từ 18 – 24 tháng tuổi thì sinh trưởng chậm lại dẫn. Đến giai đoạn 24 – 30 tháng thì ngựa bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành, cường độ sinh trưởng ở giai đoạn này thì thấp nhất. Sự thay đổi theo một quy định nhất định. Theo dõi các chiều đo cơ bản như: Cao vây, vòng ngực, dài thân chéo..

Vòng ống ta thấy giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi thì chỉ tiêu này tăng lên một cách rõ rệt và cao nhất là giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi. Đến giai đoạn 12- 18 tháng tuổi thì các chiều đo của cơ thể ít thay đổi và giữ ở mức ổn

định. Ở giai đoạn 24 – 30 tháng tuổi, nghiên cứu về sinh trưởng của ngựa trong giai đoạn này sinh trưởng của ngựa quyết định đến tầm vóc trưởng thành của ngựa và từ đó có chế độ chăm sóc hợp lý nhất.

Sinh trưởng của ngựa chịu tác động của 2 yếu tố di truyền và ngoại hình. Tuy nhiên ở giai đoạn này sinh trưởng của ngựa chịu tác động của yếu tố di truyền nhiều hơn trong mối quan hệ với điều kiện ngoại cảnh. Đặc biệt trao đổi chất ở giai đoạn này là quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa. Sự phát triển của các bộ phận không chỉ tăng lên ở khối lượng và thể tích mà còn hoàn thiện về chức năng. Theo một số nghiên cứu cho thấy ngựa con từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi tốc độ sinh trưởng đạt 0,8 – 1 kg/con/ngày, nếu được nuôi dưỡng tốt có thể đạt bình quân 0,4 – 0,6 kg/con/ngày. Cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy ngựa con 6 tháng tuổi tăng gắp 5 lần so với sơ sinh và bằng 45% khối lượng so với lúc trưởng thành.

Tóm lại sự sinh trưởng của ngựa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: di truyển, chăm sóc quản lý, tính biệt… tuy nghiên ở giai đoạn 7 đến 30 tháng tuổi nếu có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý thì chăn ngựa sẽ đạt hiệu xuất kinh tế cao.

Đặc điểm phát dục của ngựa

Ngựa cái chín muồi sinh dục ở độ tuổi 1 - 1,5 nhưng chỉ phối giống vào lúc ngựa 3 tuổi ở thời điểm này ngựa có điều kiện sức khỏe tốt đảm bảo sinh đẻ to khỏe. Ngựa địa phương có độ tuổi động dục sớm hơn ngựa giống cải lương. Ngựa có khả năng sinh đẻ tốt nhất vào lúc 9 – 12 tháng tuổi.

- Động dục 1: Khi gần ngựa đực, ngựa cái đứng yên nhưng không có biểu hiện động dục nào.

- Động dục 2: Ngựa cái gần ngựa đực, cong đuôi các bộ phận ngoài sinh dục co bóp.

- Động dục 3: Ngoài những biểu hiện trên, khi có ngựa đực đến gần ngựa cái khẽ gãi chân xuống đất và đi tiểu.

- Động dục 4: Ngoài những dấu hiệu động dục 2 và 3 thì ngựa cái đứng yên để con ngựa đực ngửi và để ngựa đực nhảy lên mình nó.

Hết động dục ngựa cái gần ngựa đực thì không có dấu hiệu biểu hiện nào.

Phối giống trực tiếp hoặc phối tinh nhân tạo vào cuối thời kỳ 4 là tốt nhất và lập lại sau 24 (phối tinh kép) sẽ đạt hiệu quả thụ thai cao.

Ở ngựa rụng trứng sảy ra sau 24 – 48h trước khi kết thúc động dục nhưng vì giai đoạn động dục cáo dài 5 -7 ngày (có con 10 – 12 ngày) nên việc xác định thời gian phối giống cho ngựa là khó hơn ở lợn và trâu bò.

Buồng trứng ngựa khi ở trạng thái không động dục nó có hình hạt đậu hơi tròn, co dãn, không nhạy cảm và có bề mặt nhẵn.

Trong thời kỳ động dục, một trong hai buồng trứng (phần trước hoặc phần sau) có Folicunlin chín muồi và làm thay đổi hình dạng, kích thước và độ chắc của buồng trứng.

Kiểm tra sự thụ thai: Sau khi phối 9 – 10 ngày nên đưa ngựa cái đến gần ngựa dực, nếu ngựa cái không thích đến gần và không cho ngựa đực nhảy thì ngựa có khả năng thụ thai (nhưng phải chờ 21 ngày sau mới chắc chắn).

Ngựa chửa 11 tháng khoảng 315 – 320 ngày dao động 1 đến 2 ngày nó phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, tuổi của ngựa, ngựa tuổi lớn thì dài hơn 1 – 2 ngày.

Ngoài ra có thể chuẩn đoán ngựa chửa bằng phương pháp khám qua trực tràng, âm đạo hoặc hoocmonne nhưng phương pháp kiểm tra qua trực tràng thực tiễn hơn cả.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và theo dõi một số bệnh thường gặp của ngựa bạch từ 6 đến 12 tháng tuổi tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa. (Trang 41)