Kỹ thuật chọn giống ngựa

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và theo dõi một số bệnh thường gặp của ngựa bạch từ 6 đến 12 tháng tuổi tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa. (Trang 40)

Cũng như các giống khác người ta chọn giống ngựa đực dựa trên cơ sở xem xét về ngoại hình, nguồn gốc giống, kích thích và khối lượng, ngoại hình khả năng làm việc.

Tác dụng của ngựa khác nhau nên yêu cầu chọn lựa cũng khác nhau. Căn cứ vào mục đích sử dụng, ngựa có thể chia làm 3 loại: cưỡi, kéo ,thồ. Đối với mỗi loại có những yêu cầu khác nhau nhưng bất luận là loại nào cũng đồi hỏi có thể chất khỏe mạnh, xương cốt, cơ bắp rắn chắc, kết cấu cơ thể chặt chẽ.

Ngựa đực giống phải to khỏe, nhanh nhẹn, tính hăng cao, bốn chân khỏe, vững chắc, dịch hoàn cân đối.

Ngựa cái sinh sản cần mông nở nang, bầu vú phát triển, khả năng sinh sản tốt, ngựa con sinh sản ra có khối lượng sơ sinh cũng như khối lượng cai sữa cao. Chất lượng đời sau là yếu tố quan trọng, thông qua đó để đánh giá phẩm chất đời bố, mẹ.

- Sức khỏe: Biểu hiện bên ngoài của sức khỏe là tính năng hoạt bát, nhanh nhẹn, da dẻ mịn màng, lông mượt, mắt không có nhử, mi mắt màu phấn hồng, hậu môn khép kín.

- Tính tình: Ngựa cưỡi phải hoạt bát, nhưng không được hấp tấp, thần kinh không được quá mẫn cảm.

Ngựa kéo phải ôn hòa, nhưng không được quá đần độn. Biểu hiện của tính hoạt bát thể hiện qua sự hoạt động của tai và mắt.

- Kiểm tra bộ phận:

+ Đầu: Đầu ngựa cưỡi nhẹ, thon nhưng không quá nhỏ, 2 mắt đều. Trán rộng, mũi rộng, lỗ mũi to, vành mũi mỏng và mền, tai mỏng và dài hơi hướng về trước, vận động linh hoạt.

+ Cổ: Đường trên và đường dưới cổ song song với nhau. Hai bên cổ đều nhau trên móng dưới dày và tròn, cơ bắp phát triển. ngựa cưỡi yêu cầu cổ dài, nhỏ dần về phía đầu, hai bên cân đối, ngựa kéo yêu cầu cổ ngắn, thô, dày, cơ bắp nở nang.

+ Lưng: Rộng và sâu. Xương sườn cong đều, khoảng giữa 2 sườn rộng. + Cơ quan sinh dục: Bao bì mỏng và mềm, 2 dịch hoàn đều và di động. Ngựa có âm hộ đầy đặn và khép kín, bầu vú không bị sưng hoắc tắc.

• Đặc điểm ngoại hình theo hướng làm việc:

- Ngựa cưỡi: Đầu nhẹ và gọn, cổ nhỏ và dài, khu bờm cao, dài, xuôi theo chiều lưng. Lưng ngắn, rộng và phẳng, ngực sâu, tương đối rộng, khum dài và hơi dốc. Bàn chân dài và nhỏ, ngón chân dài. Móng nhỏ và đứng.

- Ngựa kéo: Đầu nặng và to, khu bờm cao, lưng ngắn, rộng, ngực rộng, cổ chân ngắn, thẳng, ống chân to.

Tóm lại, tùy tính chất công việc mà ngoại hình có sự khác nhau. Cần lưu ý là ngựa đực phát triển về xương cốt, có răng nanh. Bộ phận trước phát triển hơn bộ phận sau. Lông bờm, lông gáy, lông đuôi đều rất phát triển. ngoài ra, con đực bao giờ cũng hoạt bát, mạnh mẽ hơn con cái.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và theo dõi một số bệnh thường gặp của ngựa bạch từ 6 đến 12 tháng tuổi tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa. (Trang 40)