Một số chỉ tiêu sinh lý của ngựa

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và theo dõi một số bệnh thường gặp của ngựa bạch từ 6 đến 12 tháng tuổi tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa. (Trang 34)

* Tần suất hô hấp

Theo Cao Văn, Hoàng Toàn Thắng (2003) [14], hô hấp là quá trình trao đổi khí liên tục giữa môi trường và cơ thể. Lấy từ môi trường vào cơ thể khí O2 để cung cấp sự sống cho cơ thể và thải ra môi trường khí CO2. Mộthệ thống sống cần phải được cung cấp năng lượng từ oxy hóa các chất dinh

dưỡng vì vậy một cơ thể sống thì quá trình thu nhận O2 và thải ra H2O và CO2

là quá trình có yếu tố sống còn của cơ thể. Tần số hô hấp là số lần hô hấp trong một phút, thường đếm bằng số lần hô hấp trong 2 hoặc 3 phút rùi tính bình quân. Tần số hô hấp thay đổi theo con đực con cái, giống, tuổi của gia súc, trạng thái gia súc, thời tiết, khí hậu. Thường con đực thở chậm hơn con cái, gia súc có thể vóc nhỏ thở nhanh hơn gia súc có thể vóc lớn, con non thở nhanh hơn con già, mùa nóng ấm thở nhanh hơn mùa lạnh khô… hõm hông hay thành ngực, xương cánh mũi hoạt động, thành bụng thoi thóp khi con gia súc thở để tính hô hấp.

Theo Trần Minh Châu (2001) [1], thì tần số hô hấp bình thường của ngựa 18 – 16 lần/phút.

• Tần số mạch đập

Theo Cao Văn, Hoàng Toàn Thắng (2003) [14], cho biết, tim co bóp đẩy máu vào mạch quản, mạch quản căng rộng, sau đó mạch quản co dồn máu đi tiếp tục tạo thành mạch đập.

Tần số mạch đập là số lần mạch đập trong một phút, đối với những con vật không đứng yên thì ta đo trong 3 hoặc 4 phút rồi tính trung bình.

Các yếu tố tác động đến tần số mạch đập của động vật: Các yếu tố ngoại cảnh như chế độ làm việc, thức ăn, nước uống, khí hậu, giống gia súc, thể vóc gia súc, tính biệt đều ảnh hưởng đến tần số mạch đập của gia súc. Gia súc có thể vóc nhỏ có tần số đập nhanh, còn gia súc già có tần số mạch đập ít hơn con non…

Mạch đập là do tim đập tuy nhiên trong một số trường hợp tần số mạch lại không phải là tần số của tim. Ví dụ như trường hợp nhịp ngoại tâm thu, do lực đập của tim yếu mạch khuyết.

Mạch đập liên quan chặt chẽ đến phổi, tần số mạch đập và tần số hô hấp tỉ lệ với nhau. ở ngựa khỏe tần số hô hấp khoảng 14, mạch đập 42 tỉ lệ là 1:3 khi tỉ lệ thay đổi thì nhiều khả năng ngựa bị bệnh.

Vị trí mạch đập của ngựa là ở động mạch đuôi, để cho ngựa đứng yên trong gióng, ngón tay trỏ và ngón tay giữa đè lên động mạch. Lần qua lại để thấy rõ mạch đập.

Theo Hồ Văn Nam và CS (1997) [8], Trần Minh Châu (2001) [1], thì tần số mạch đập của ngựa trung bình là khoảng 24 – 42 lần/phút.

• Thân nhiệt

Theo Cao Văn và CS (2003) [14], động vật có vú nói chung và ở ngựa nói riêng thân nhiệt ổn định trong cả điều kiện sống thay đổi. Trong điều kiện chăn nuôi giống nhau thân nhiệt của gia súc non cao hơn ở gia súc trưởng thành, gia súc già ở con cái cao hơn con đực. trong ngày thân nhiệt thấp nhất vào lúc sáng sớm khoẳng 1h – 5h sang và cao nhất vào lúc buổi chiều 16h – 18h. thân nhiệt dao động trong vòng 1oC thì nằm trong phạm vi sinh lý bình thường của cơ thể ngựa còn dao động quá 1o

C thì ảnh hưởng đến sức khỏe của ngựa.

Vị trí và cách đo thân nhiệt của ngựa: Dùng nhiệt kế có khắc o

C theo cột thủy ngân từ 35o

C đến 42oC, trước khi dùng thì vẩy mạnh nhiệt kế cho vạch thủy ngân xuống dưới 35oC. Đo thân nhiệt ngựa ở trực tràng, khi cần có thể đo ở âm đạo. Nhiệt độ ở âm đạo thấp hơn nhiệt độ ở máu khoảng 0,5o

C – 1oC và nhiệt độ ở âm đạo thấp hơn ở trực trằng 0,2o

C – 0,5oC còn khi chửa tăng lên 0,5o

C.

Trong một ngày, đo nhiệt độ buổi sang lúc 7h – 9h và buổi chiều lúc 16h – 18h. Khi do thân nhiệt cho ngựa cần phải cẩn thận vì ngựa rất mẫn cảm và đá về phái sau vì vậy ta cần phải chú ý: Cho ngựa vào gióng cố định cẩn thận, người đo đứng bên trái gia súc, quay mặt về phía gia súc, tay trái cầm

đuôi bít quay về phía bên phải và giữa lại trên xương khum, tay phải cho nhiệt kế vào trực tràng hơi nghiêng về phái trên một tí, ấn nhẹ nhiệt kế về phái trước để khoảng thời gian 10 đến 20 phút rồi xem kết quả.

Theo Cao Văn và CS (2002) [14], Hồ Văn Nam và CS (1997) [8] thì nhiệt độ trung bình của ngựa nằm trong khoảng 37,5 – 38,5o

C.

• Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của ngựa

Theo Đặng Đình Hanh và CS (2002) [2] thì bộ máy tiêu hóa của ngựa được mô tả như sau:

Ngựa thuộc loài ăn cỏ, dạ dầy đơn bộ máy tiêu hóa thích ứng với thức ăn thực vật: Cỏ, lá cây, củ quả và thức ăn tinh như thóc, cám ngô.

Ngựa chủ yếu nhờ môi trên và răng để lấy thức ăn, ngựa có hai môi dài. Mỏng mềm, cử động dễ dàng để lấy thức ăn. Môi trên ngựa rất mẫn cảm, linh hoạt. Nhờ tác động kéo giật của đầu mà ngựa có thể làm đứt những cộng, ngọn cỏ không thể cắt được. Khi cho ăn trong chuồng thì ngựa nhờ môi nhặt cỏ, hạt với sự tham gia của lưỡi. Môi ngựa cơ động và nhận cảm cao, có thể phân biệt được phần thức ăn ăn được và không ăn được.

Lưỡi ngựa mềm và ít ráp, ngắn hơn các loài khác. Vòm khẩu cái và các vòm khác phân bố tương đối đồng đều từ đầu đến cuối. màng khẩu cái rất dài, kéo đến đáy gốc lưỡi và hầu nên ngựa khó thở bằng miệng.

Ngựa tiết nước bọt một ngày đêm là 30 – 40 lít, theo Nguyễn Đức Khanh ( 1998) [4], miệng ngựa thường tiết ra nhiều nước bọt để tiêu hóa thức ăn, 4 lít nước bọt cho 1kg cỏ khô hoặc rơm, mỗi kg thức ăn hạt tiết ra 2 lít nước bọt.

Ngựa có cả răng hàm trên và răng hàm dưới:

- Ngựa đực có 40 răng: mỗi hàm 20 răng gồm 6 răng cửa, 2 răng nanh, 6 răng hàm trước và 6 răng hàm sau.

- Ngựa con 9 tháng tuổi có 28 răng: Mỗi hàm có 14 răng gồm 6 răng cửa, 6 răng hàm và 2 răng nanh.

Răng ngựa mọc chỉnh tề, mặt nhai khép kín, cơ nhai đặc biệt phát triển nên ngựa nhai và nghiền thức ăn rất kỹ và nát. Công tức răng của ngựa đực trưởng thành là: 40 2 . . 3 3 3 3 1 1 3 2 = = RN BHT RHS X RC

Thực quản ngựa kết thúc ở cửa thượng vị, bằng những cơ cứng và rắn nên thức ăn vào không ra được nữa (không ợ lên nhai lại). Do cấu tạo khác nhau nên cách lấy thức ăn cũng khác với trâu, bò. Ngựa có thể chọn thức ăn từng miêng, nhai kỹ rồi mới nuốt, nuốt xong không ợ lên nhai lại.

Dạ dày chỉ có một túi (dạ dày đơn), dung tích khoảng 15 – 20 lít, nằm sau cơ hoành, hơi lệch sang trái và sau vùng mỏm kiếm xương ức, ngay vòng cung xương sườn 14 và 15. Lỗ thượng vị thông với thực quản, ở ngựa lỗ này nhỏ, luôn đóng chỉ mở khi nuốt thức ăn. Xung quanh lỗ này là lớp cơ vòng, khỏe co thắt. Trong điều kiện bình thường nó giữ không cho thức ăn ngược trở lại thực quản, Ở ngựa lỗ này nhỏ, luôn đóng chỉ mở khi nuốt thức ăn. Xung quanh lỗ này là lớp cơ vòng, khỏe co thắt. Trong điều kiện bình thường nó giữ không cho thức ăn ngược trở lại thực quản. Do lỗ thực quản nhỏ và đóng chặt nên ngựa hầu như không nôn, khi ngựa đau bụng mà nôn mửa thường là triệu chứng vỡ dạ dày hoặc hành cách mô mà chết.

Ruột non là nơi tiêu hóa thức ăn, hấp thu triệt để nhất, nó được gấp cuộn nằm trong xoang bụng dài 25 – 30m bao gồm:

- Tá tràng dài khoảng 100cm.

- Không tràng dài khoảng 19 – 30m, đường kính 6 – 7cm. gấp cuộn cùng hồi tràng nằm bên phải xoang bụng.

Ruột già lớn gấp nhiều lần ruột non, gồm có manh tràng dài 100 – 110cm, dung tích 30 – 40 lít, gốc manh tràng nằm ở lõm hông bên phải. Trong có nhiều vi sinh vật phân giải chất xơ nên quá trình tiêu hóa chất xơ chủ yếu tại đây. Kết tràng gồm nhiều đoạn kết tràng dài 6 – 6,5m, dung tích 80 – 90 lít. Gấp đo gấp lại thành bốn khúc đi cùng chiều manh tang đến trên đầu sau xương ức thì bẻ cong sang trái, tiểu kết tràng nhỏ, gấp cuộn khúc nằm bên trái của ruột non, trực tràng là đoạn cuối cùng của ruột già, dài 35 – 40cm và nằm trong xoang chậu.

Gan ngựa nằm trong xoang bụng, ngang khoảng xương sườn 10, bên trái ngang khoảng xương sườn 7 – 12, trọng lượng chiếm 1,17 trọng lượng cơ thể. Gan chia làm 3 tùy chính và một thùy phụ. Gan ngựa không có túi chứa mật như các loài gia súc khác mà các tiểu thùy tiết ra mật theo ống dẫn đổ thẳng vào tá tràng.

Theo Nguyễn Đức Khanh (1998) [4], mức tiêu hóa protein và chất bột ở các bộ phận dạ dày, ruột non ngựa có sự khác nhau (% với thức ăn vào) như sau:

Bảng 2.2. Mức Tiêu hóa Protein và chất bột

ở các bộ phận tiêu hóa của ngựa TT Bộ phận Protein (%) Chất béo (%) 1 Dạ dày 36,9 66,2 2 Ruột non 33,0 48,1 3 Manh tràng 13,9 24,8 4 Ruột kết 13,5 25,5 5 Trực tràng 10,2 23,8

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và theo dõi một số bệnh thường gặp của ngựa bạch từ 6 đến 12 tháng tuổi tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)