Quy luật di truyền gen của ngựa Bạch

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và theo dõi một số bệnh thường gặp của ngựa bạch từ 6 đến 12 tháng tuổi tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa. (Trang 32)

Theo Trần Đình Miên (2008) [6], thiên nhiên đã tạo ra trên da động vật những tế bào sắc tố. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều màu sắc theo những phương pháp khác nhau: Tổ chức, hóa học, enzym. Theo S.Wright (1917) cho rằng màu sắc thuộc tác động giữa các chromo gene không mầu sắc có sẵn ở trong tế bào, dưới các tác động của các tổ chức nói trên, màu sắc là do các gen tiếp quang tạo nên sắc tố malanine, và tùy theo từng loài, từng chủng và mỗi enzym có một màu sắc hay hỗn hợp khác nhau. Nói chung ngựa có 4 màu sắc chính là:

- Ngựa đen (ngựa ô) : Đen đậm, đen nhat, đen loang... - Ngựa hồng: Tía, vàng, đậm nâu, nâu nhạt, hạt dẻ, socola.. - Ngựa xám: Xám đậm, xám nhạt, xám trắng...

- Ngựa bạch: Trắng kim, tắng hồng...

Theo kết quả nghiên cứu của cá nhà khoa học Mỹ thì ngựa bạch đã được nghiên cứu từ năm 1953 và đã được khảng định lại vào năm 1969. Các nhà nghiên cứu có kết luận, ngựa bạch có mang gen gây chết và khi gen gây chết

gặp nhau sinh ra con sẽ bị chết thai, hoặc chết lưu. Có thể những ngựa này được coi là ngựa bạch tạng (lông trắng toàn thân, mắt và da màu hồng).

Những con ngựa còn sống được các nhà khao học kết luận là ngựa bạch, tất cả các đặc điểm về lông da, các lỗ tự nhiên giống ngựa bạch tạng theo đúng nghĩa của nó.

Theo Trần Đình Miên (2008) [6], màu trắng tuyền trong hỗn hợp màu sắc là trội nhưng đặc biệt, không tồn tại dưới dạng tổng hợp (Ww) mà chỉ thường xuất hiện dưới dạng dị hợp (WW). Trong thực tế có thể kiểm tra hiện tượng này vì không có ngựa nào trắng hoàn toàn, vì xen lẫn với các lông ở ngựa không những là gen dị hợp (trong đóa W là gen trôi) trong một bộ gen hỗn hợp tác động qua lại mà còn chịu ảnh hưởng của 2 đột biến không có lợi.

1. Đột biến gây chết hay nửa gây chết.

2. Đột biến gây bạch tạng: Ngựa bạch có màu trắng tuyền ở bẹn, ở bụng thường phơn phớt hồng và con mắt, mí mắt thường đỏ, con vật có vẻ không chịu được ánh sáng gay gắt.

Một số thí nghiệm của Castle và King năm 1951 (hội các trại giống ngựa của Mỹ) dưới đây chứng tỏ màu sắc (trắng) của ngựa phân ly theo định luật 2 về phân ly của Mendel:

Bảng 2.1: Sự phân ly tính trạng màu sắc của ngựa ởđời con Bố - mẹ Tỷ lệ màu sắc đời con Đời con Bạch tạng Palomino Nâu Bạch tang x nâu 0: 1: 0 0 55 0 Palomino x nâu 0: 1: 1 0 57 60 Palomino x Palomino 1: 2: 1 17 45 21 Bạch tang x palomino 1: 1: 0 11 3 0

Ghi chú: Palomino là danh từ chung để chỉ loại ngựa có màu sắc trắng bạch kim óng ánh (mà ta gọi nôm na là ngựa kim, một dạng màu vàng trắng).

Theo bảng này chọn ngựa theo màu trắng thì hai công thức (3) và (4) là có lợi. Công thức (1) cũng cho một tỷ lệ trắng bạch trên 50%.

Từ thông báo của phòng thí nghiệm trường đại học califonia, Davis – Mỹ, ngựa bạch do gen W (trội) quy định, khi đực bạch lai với cái bạch sẽ cho ra 50% ngựa bạch (Ww) và 25% ngựa màu (ww), 25% sẽ bị chết lưu phôi, hoặc chết thai (WW).

Sơ đồ lai của ngựa bạch

W W W w

w Ww ww W Ww Ww

w Ww ww w Ww ww

Trong thực tế, trong một quần thể ngựa phổ thông thì ngựa trắng các loại bao giờ cũng ít hơn các loại ngựa màu khác. Ở các vùng núi héo lánh giao thông đi lại chưa thuận tiện, việc giao lưu, buôn bán giữa các vùng còn hạn chế nên tỉ lệ ngựa có màu sắc trắng có thể cao hơn vì: Sinh vật có thể là do nguyên nhân giao phối cận huyết lâu dài của một quần thể ít được chọn lọc.

Đặc điểm ngoại hình của ngựa bạch cũng dễ nhầm lẫn với màu sắc của loại ngựa màu xám, trắng. Ngựa này chỉ khác ngựa bạch là quanh miệng, mũi mắt có màu đen. Ngựa có màu trắng sữa khác với ngựa bạch là chúng có mắt xanh và màu lông, da vẫn tồn tại màu vàng nhạt, màu này dễ nhầm với màu trắng.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và theo dõi một số bệnh thường gặp của ngựa bạch từ 6 đến 12 tháng tuổi tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)