Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 47)

Kết quả phân tích hồi quy từ mô hình (1) và (2) ở bảng 4.5 đã chỉ ra rằng khu

vực FDI có tác động đến năng suất lao động doanh nghiệp ngành dệt may và tác

động này là tiêu cực thông qua hệ số hồi quy mang dấu âm và đều có ý nghĩa thống

kê ở mức 10%, trái với kỳ vọng ban đầu là tích cực và mang dấu dương. Tác động

của FDI làm giảm năng suất lao động doanh nghiệp ở mô hình (1) và mô hình (2). Tuy nhiên sự tác động này có khác nhau, nếu như trong mô hình (1), tác động của

hình thức sở hữu FDI làm cho năng suất lao động giảm thêm 0,279% thì trong mô

10

Đạo hàm của phương trình (4.2) theo biến Dlocation với Fshare nhận giá trị trung bình của 1.237 doanh

nghiệp.

11Đạo hàm của phương trình (4.2) theo biến Fshare với Dlocation nhận giá trị trung bình của 1.237 doanh

hình (2), năng suất lao động giảm thêm 0,322%. Phát hiện thật bất ngờ đối với

doanh nghiệp khu vực FDI, doanh nghiệp dệt may FDI có năng suất lao động thấp hơn mức trung bình của các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanhở cả hai

mô hình lần lượt là 0,279% và 0,322%. Bên cạnh đó, qua kết quả thống kê mô tả

(bảng 4.3) cho thấy rằng vốn đầu tư cố định trung bình và chi phí trung bình của

doanh nghiệp trên mỗi lao động của doanh nghiệp khu vực FDI đều cao hơn so với

doanh nghiệp khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh trong khi đó, năng suất lao động trung bình của doanh nghiệp dệt may FDI lại thấp hơn so với doanh nghiệp

dệt may quốc doanh và ngoài quốc doanh, điều này chứng minh hoạt động sản xuất

của doanh nghiệp FDI trong ngành dệt may tại thời điểm điều tra là không hiệu quả.

Nguyên nhân, trong chuỗi giá trị của ngành dệt may từ thiết kế – nguyên liệu – cắt

may – thương mại – phân phối thì khâu thâm dụng lao động nhất và giá trị gia tăng

nhất là ở khâu cắt may, các doanh nghiệp FDI chọn Việt Nam làm khâu cắt may

nhằm mục tiêu tối thiểu chi phí và tăng giá trị gia tăng của cả chuỗi hoạt động của

họ, chính vì động cơ này nên doanh nghiệp dệt may FDI không tác động tăng năng

suất lao động thông qua kênh chuyển giao tri thức, công nghệ và phân bổ nguồn lực

hiệu quả cho ngành dệt may Việt Nam.

Bên cạnh đó, để có thể khẳng định sự tác động của FDI đến năng suất lao động có sự khác biệt giữa các vùng hay không? Nghiên cứu này sử dụng biến

Dlocation*Fshare kết hợp với biến Fshare trong 2 mô hình làm cơ sở để phân tích

sự tác động này. Tuy nhiên, biến Dlocation*Fshare trong mô hình ước lượng dạng

hàm Cobb – Douglas và mô hình dạng hàm Translog không có ý nghĩa thống kê.

Do đó, không thể lấy đạo hàm phương trình (4.1) và (4.2) theo biến Fshare nhằm trả

lời cho câu hỏi nghiên cứu này. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này chưa phát hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ra sự tác động của FDI lên năng suất lao động ngành dệt may ở các vùng khác nhau trong cả nước.

Mô hình ước lượng dạng Cobb – Douglas và Translog được đề xuất trong

nghiên cứu này là phù hợp với lý thuyết sản xuất và đảm bảo đầy đủ các thuộc tính

xuất khác được sử dụng với số lượng cố định thì khi một yếu tố sản xuất biến đổi

với số lượng ngày càng nhiều sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên với tốc độ tăng dần, sau đó năng suất lao động sẽ tiếp tục tăng, nhưng với tốc độ giảm dần;

cuối cùng năng suất lao động sẽ đạt cực đại và giảm dần. Cụ thể trong nghiên cứu

này, khi vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động biến đổi theo hướng tăng dần trong

khi các yếu tố đầu vào khác như chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động, lao động đầu vào được cố định ở giá trị trung bình của mẫu sẽ làm cho năng suất lao động doanh nghiệp tăng lên với tốc độ tăng dần sau đó sẽ tiếp tục tăng nhưng với

tốc độ giảm dần (hình 4.2).

Hình 4.2. Sự thay đổi của năng suất lao động theo sự biến đổi của vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động12

Hình 4.2a: Mô hình ước lượng dạng hàm Cobb – Douglas

Nguồn: Xử lý và tính toán của tác giả từ kết quả nghiên cứu

12

Trong điều kiện các yếu tố đầu vào còn lại cố định ở giá trị trung bình của mẫu

0 1 2 3 4 5 6 7 0 1000 2000 3000 4000 Ln(Labpro10) Cap10i

Hình 4.2b: Mô hình ước lượng dạng hàm Translog

Nguồn: Xử lý và tính toán của tác giả từ kết quả nghiên cứu

Kết quả đạt được cũng tương tự khi biến đổi chi phí của doanh nghiệp, lao động trung bình của doanh nghiệp trong điều kiện các yếu tố khác được cố định ở

giá trị trung bình của mẫu (xem phụ lục 6 và 7).

Tóm lại, trong chương này tiến hành phân tích và thảo luận về “tác động của FDI đến năng suất lao động doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành dệt may”

nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra ban đầu bằng việc sử dụng công cụ thống

kê mô tả và mô hình kinh tế lượng. Trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực

nghiệm, nghiên cứu đã khẳng định có sự tác động của FDI lên năng suất lao động

ngành dệt may và sự tác động này là tiêu cực. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng

khẳng định chưa có bằng chứng về sự tác động của FDI lên năng suất lao động

doanh nghiệp ngành dệt may giữa các vùng khác nhau trong cả nước. Bên cạnh đó,

trong nghiên cứu này, hàm sản xuất ước lượng được đảm bảo đầy đủ các thuộc tính

của hàm sản xuất, đó là tính đồng biến (giữa các đầu vào biến đổi với năng suất lao động) và tính lõm. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 1000 2000 3000 4000 Ln(Labpro10) Cap10i

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Nghiên cứu này nghiên cứu tác động của FDI đến năng suất lao động doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành dệt may ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng bộ

dữ liệu điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2010 của Tổng Cục thống kê. Dữ liệu

nghiên cứu ban đầu gồm 5.453 doanh nghiệp, tuy nhiên do thiếu thông tin một số

biến chính của một số doanh nghiệp nên số doanh nghiệp nghiên cứu giảm xuống

còn 1.237 doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm 27,7% tổng số doanh

nghiệp, doanh nghiệp quốc doanh chiếm 3,7% và doanh nghiệp ngoài quốc doanh

chiếm 68,6%.

Phát hiện chính của nghiên cứu này là sự tham gia của các doanh nghiệp FDI

trong ngành sản xuất dệt may có tác động đến năng suất lao động và sự tác động

này là tiêu cực.

Tác động của FDI đến năng suất lao động doanh nghiệp hoạt động sản xuất

trong ngành dệt may đã được kiểm chứng bởi mô hình kinh tế lượng dạng hàm sản

xuất Cobb – Douglas và dạng hàm Translog trên cơ sở một số biến kiểm soát như:

vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động, chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động,

số lao động trung bình của doanh nghiệp, số năm hoạt động của doanh nghiệp, vị trí

của doanh nghiệp và hình thức sở hữu doanh nghiệp. Biến số hình thức sở hữu

doanh nghiệp được sử dụng làm biến số đại diện cho sự hiện diện của FDI trong mô

hình kinh tế lượng nhằm mục đích phân tích tác động của nó lên năng suất lao động

doanh nghiệp. Các kết quả phân tích trong 2 mô hình cho thấy hệ số của biến đại

diện cho yếu tố FDI mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Có nghĩa là

FDI không đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động doanh

nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành dệt may.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các biến: vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động, chi phí doanh nghiệp trên mỗi lao động, số lao động trung bình trong doanh nghiệp và vị trí của doanh nghiệp trong mô hình dạng hàm Cobb – Douglas đều giải

thích được sự gia tăng của năng suất lao động trong ngành dệt may. Tuy nhiên trong mô hình dạng hàm Translog, chỉ có biến chi phí doanh nghiệp trên mỗi lao động, vị

trí của doanh nghiệp và vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động (ở dạng bình phương)

giải thích được sự gia tăng của năng suất lao động trong ngành dệt may.

Bên cạnh việc nghiên cứu tác động của FDI đến năng suất lao động doanh

nghiệp, nghiên cứu còn kiểm chứng xem sự tác động này có sự khác biệt giữa các

vùng hay không. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng chưa có bằng chứng về sự tác động của FDI lên năng suất lao động doanh nghiệp dệt may ở các vùng khác nhau trong cả nước.

Từ phát hiện của kết quả nghiên cứu, có thể đề ra một số gợi ý chính sách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý và ban hành các chính sách về thu

hút FDI trong ngành dệt may ở Việt Nam. Từ việc FDI có tác động tiêu cực đến năng suất lao động doanh nghiệp trong ngành dệt may ở Việt Nam, trong tương lai,

Bộ không nên dựa vào việc thu hút FDI nhằm mục đích tăng năng suất doanh

nghiệp.

5.2. Kiến nghị

Trên cơ sở một số phát hiện từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số kiến

nghị sau:

Kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan cần sớm ban hành các

chính sách ưu đãi về việc khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng lượng vốn đầu tư

cố định nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động doanh nghiệp.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy FDI có tác động đến năng suất lao động

doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam và tác động này là tiêu cực. Do đó, kiến nghị

Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư không nên dựa vào việc thu hút FDI nhằm

5.3. Giới hạn của nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chéo về điều tra khảo sát doanh nghiệp Việt Nam năm 2010 của Tổng Cục thống kê, mặc dù đáng tin cậy về độ chính xác, nội dung nhưng về phân tích gặp một số giới hạn nhất định. Việc sử dụng dữ liệu chéo để phân tích tác động của FDI lên năng suất lao động gặp một số hạn chế như kết

quả phân tích chỉ có thể đúng tại thời điểm điều tra mà không đại diện cho một giai

đoạn cụ thể. Do đó, các nghiên cứu sau này về phân tích tác động của FDI đến năng

suất lao động cần sử dụng dữ liệu bảng và dữ liệu chuỗi thờigian để phân tích và

đánh giá nhằm góp phần mang lại một kết quả tốt hơn so với nghiên cứu này.

Hơn nữa, trong nghiên cứu này, biến đại diện cho sự hiện diện của FDI là hình thức sở hữu bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài và liên doanh và là biến giả. Do đó, kết quả nghiên cứu không thể thể hiện rõ tác động của

từng hình thức sở hữu cụ thể lên năng suất lao động, các nghiên cứu sau cần tách

biệt rõ từng loại biến đại diện cho yếu tố FDI và bổ sung thêm biến đại diện cho yếu

tố FDI chẳng hạnnhư vốn đầu tư FDI nhằm làm rõ hơn nữa kết quả nghiên cứu.

Mặt khác, về mặt tổ chức không gian lãnh thổ, nghiên cứu chỉ mới phân bố

các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất dệt may thành 2 vùng, một vùng doanh nghiệp tập trung tại các thành phố trực thuộc trung ương và các tỉnh trọng điểm về phát triển công nghiệp và một vùng là phần lãnh thổ còn lại trong cả nước. Do đó, kết quả nghiên cứu không thể thể hiện tác động của FDI đến năng suất lao động doanh nghiệp ở các vùng kinh tế - xã hội13 cũng như các vùng kinh tế trọng điểm14 trong cả nước. Chính vì vậy, các nghiên cứu sau này, cần mở rộng biến

Dlocation theo các vùng nêu trên nhằm giúp đọc giả và các nhà làm chính sách có cái nhìn rõ hơn về bức tranh tổng thể của tác động FDI đến năng suất lao động ở

Việt Nam.

13

Các vùng kinh tế - xã hội gồm: vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc

Trung bộ, vùng Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Long.

14

Các vùng kinh tế trọng điểm gồm: vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung,

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt:

1. Đào Quang Thu, 2013. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: 25 năm thu hút

và phát triển. Kỷ yếu Hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, trang 9 -21. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 03 năm 2013.

2. Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2006. Tác động của đầu tư trực tiếp nước

ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Dự án CIEM – SIDA.

Danh mục tài liệu tiếng Anh:

1. Aitken, B. J. and Harrison, A. E., 1999. Do Domestic Firms Benefit from Direct Foreign Investment?: Evidence from Venezuela. American Economic Review, Vol. 89(3), pp. 605-618.

2. Blomstrom, M., and Kokko, Ari., 1998. Multinational Corporations and Spillovers. Centre for Economic Policy Research, CEPR Discuss Paper: No.1365. 3. Blomstrom, M. and Sjoholm, F., 1999. Technology Transfer and Spillovers Does local Participation with Multinationals Matter?, NEB working paper 6816.

4. Cobb, C. W. and Douglas, P. H., 1928. A Theory of Production. American Economic Review, p.139-65.

5. De Mello, L.R., Foreign Direct Investment-led Growth: Evidence form Time Series and Panel Data, Kent, Oxford Economic Papers, 1999.

6. Everitt, B. S., & Rabe-Hesketh, S, 2004. A Handbook of Statistical Analyses using Stata (Third Edition). Boca Raton, London, New York, Washington, D.C:

Chapman & Hall/CRC.

7. Humphrey, T.M., 1997. Algebraic Production Functions and their Uses before Cobb-Douglas. Federal Reserve Bank of Richmond Economic Quarterly, 83(1), pp. 51-83.

8. Javorcik, B. S., 2004. Does Foreign Direct Investment Increase the Productivity of Domestic Firms? In Search of Spillovers through Backward Linkages. American

Economic Review, 94(3), 605-627.

9. Konings, Jozef., 2000. The Effects of Direct Foreign Investment on Domestic Firms: Evidence from Firm Level Panel Data in Emerging Economies. William Davidson Istitute, Working Paper: No. 344

10. Liu et al., 2001. The impact of Foreign Direct Investment on Labor productivity in Chinese Electronics Industry. International Business Review 10 (2001) 421–439. 11. Ludo Cuyvers et al., 2008. Productivity Spillovers from Foreign Direct Investment in the Cambodian Manufacturing Sector: Evidence from Establishment- Level Data. University of Abtawerp, Working paper: No. 004.

12. Mebratie, A. D, 2010. Foreign Direct Investment and Labour Productivity in South Africa. In partial fulfillment of the requirements for obtaining the degree of

Master of Art in Decelopment Studies, Graduate School of Development Studies,

International Institute of Social Studies, The Hague, The Netherlands.

13. Pham Xuan Kien, 2008. The Impact of Foreign Direct Investment on the Labor Productivity in Host Countries: the Case of Vietnam. Vietnam Development Forum, Hanoi, Vietnam <http://www.vdf.org.vn/workingpapers/vdfwp0814.pdf> [accessed February 27, 2013].

14. Philip Wicksteed, 1894. An Essay on the Co-ordination of the Laws of Distribution. London: MACMILLAN & CO.

15. Sudhanshu K. Mishra, 2007. A Brief History of Production Functions. Working

Paper Series, Social Science Research Network (SSRN). Available at

http://ssrn.com/abstract=1020577

16. Thiam, Hee Ng., 2006. Foreign Direct Investment and Productivity: Evidence from the East Asian Economies. UNIDO, Staff Working Paper.

17. Vahter, Priit., 2004. The Effect of Foreign Direct Investment on Labor Productivity: Evidence from Estonia and Slovenia. Tartu: Tartu University Press. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Yingqi, Wei., et al., 2004. The Impact of R&D, Export and FDI on Productivity in Chinese Manufacturing Firms, Lancaster University Management School,

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Thống kê mô tả các biến của 1.237 doanh nghiệp dệt may

Biến Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Khoảng biến thiên Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Labpro10 210,14 90,11 334,51 3196,47 0,18 3196,66 Cap10 84,83 24,09 205,99 3382,16 0,06 3382,22 Cost10 20,64 12,46 29,56 437,84 0,05 437,89 Labor10 399,67 121,00 841,98 9988,50 1,00 9989,50

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 47)