Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 30)

Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu Khảo sát điều tra doanh nghiệp Việt Nam

(Vietnam Enterprise Survey [VES]) được thực hiện bởi Tổng cục thống kê vào năm

2010. Cuộc khảo sát này thu thập các dữ liệu của tất cả các doanh nghiệp trong cả nước thuộc các hình thức sở hữu khác nhau (doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã) hoạt động trong tất cả các ngành sản

xuất (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế

tạo, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; xây dựng; bán

buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; vận tải, kho

bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; thông tin và truyền thông; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; giáo dục và đào tạo;

6

Việc xác định các tỉnh, thành này hoàn toàn dựa vào số liệu đã có trong cuộc điều tra khảo sát doanh nghiệp

nghệ thuật, vui chơi và giải trí; hoạt động dịch vụ khác;…) với số lượng khoảng

249.254 doanh nghiệp. Trong đó, có 6.545 doanh nghiệp thuộc khu vực FDI, chiếm

2,63% tổng số doanh nghiệp, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước có 3.345 doanh

nghiệp, chiếm 1,34% và doanh nghiệp thuộc sở hữu ngoài quốc doanh có 239.364 doanh nghiệp, chiếm 96,03%. Số lượng doanh nghiệp được khảo sát trong năm

2010 là rất lớn, tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào dữ liệu các doanh

nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành dệt may với 5.453 doanh nghiệp.

Do thiếu thông tin một số biến chính của các doanh nghiệp hoạt động trong

ngành dệt may nên dữ liệu nghiên cứu từ 5.453 doanh nghiệp giảm xuống còn 1.237 doanh nghiệp với đầy đủ thông tin các biến cần phân tích. Trong đó, doanh nghiệp

FDI chiếm 27,7% tổng số doanh nghiệp, doanh nghiệp quốc doanh chiếm 3,7% và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 68,6%.

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ 4.1. Kết quả thống kê mô tả

4.1.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu gồm 1.237 doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may. Trong đó, có 343 doanh nghiệp FDI, chiếm 27,7% tổng số doanh nghiệp; 46 doanh

nghiệp quốc doanh, chiếm 3,7% và 848 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm

68,6%.

Xét về mặt không gian lãnh thổ, có 1.031 doanh nghiệp tập trung tại các tỉnh,

thành có mật độ đầu tư nước ngoài cao (Vùng phát triển) như thành phố Hồ Chí

Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và các tỉnh xung quanh các trung tâm công nghiệp lớn (bao gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Dương) và 206 doanh nghiệp tập

trung tại các vùng còn lại trong cả nước (Vùng kém phát triển). Trong vùng có mật độ đầu tư nước ngoài cao, có 300 doanh nghiệp FDI, chiếm 29,1% so với tổng số,

699 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm 67,8% và 32 doanh nghiệp quốc doanh,

chiếm 3,1%. Đối với các vùng còn lại trong cả nước, có 43 doanh nghiệp FDI,

chiếm 20,9% so với tổng số, 149 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm 72,3% và 14 doanh nghiệp quốc doanh, chiếm 6,8%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu và theo vùng

Loại hình doanh nghiệp

Vị trí doanh nghiệp

Tổng cộng Vùng phát triển Vùng kém phát

triển

Doanh nghiệp FDI 300 43 343

29,10% 20,87% 27,73%

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 699 149 848

67,80% 72,33% 68,55%

Doanh nghiệp quốc doanh 32 14 46

3,10% 6,80% 3,72%

Tổng cộng 1.031 206 1.237

100,00% 100,00% 100,00%

4.1.2. Thống kê mô tả các biến

Nhằm có thể khái quát được đặc điểm của biến phụ thuộc và các biến giải

thích, trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê mô tả và đồ thị để minh

họa và so sánh các biến trước và sau khi chuyển chúng sang dạng thức logarit.

Biến phụ thuộc (Labpro10): theo kết quả mô tả của bảng 4.2 cho thấy sự

biến đổi của năng suất lao động dưới dạng thức logarit dẫn đến sự phân phối chuẩn

với giá trị trung bình (mean) của năng suất lao động dưới dạng thức logarit gần

bằng với giá trị trung vị (median) của nó. Minh họa bằng đồ thị cũng cho thấy sự

phân phối chuẩn của biến này dưới dạng thức logarit (xem phụ lục 5). Do đó, giả định về phân phối chuẩn của biến này không bị vi phạm.

Bảng 4.2: Phân phối năng suất lao động dưới dạng thức logarit ln(Labpro10)

Ln(Labpro10) Phân vị Giá trị nhỏ nhất 1% 1,769 -1,675 5% 3,045 -0,914 10% 3,426 -0,693 Số quan sát 1.237 25% 3,886 0,628 Tổng các trọng số 1.237 50% 4,501 Giá trị trung bình 4,655 Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn 1,166 75% 5,444 7,936 90% 6,215 7,995 Phương sai 1,361 95% 6,699 8,036 Độ lệch -0,072 99% 7,448 8,069 Độ nhọn 4,318

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu điều tra doanh nghiệp năm 2010

Các biến giải thích: tương tự, các biến giải thích như: vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động (Cap10), chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động (Cost10), lao

động trung bình trong năm (Labor10) cũng được kiểm định về giả định phân phối

chuẩn. Kết quả minh họa bằng đồ thị histogram đã chỉ ra rằng, các biến giải thích đều có phân phối chuẩn khi chuyển đổi chúng sang dạng thức logarit (hình 4.1). Do

đó, các biến giải thích không vi phạm giả định về phân phối chuẩn và việc sử dụng

Hình 4.1: Phân phối của các biến giải thích dưới dạng histogram (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Xử lý của tác giả dựa trên dữ liệu điều tra doanh nghiệp năm 2010

Bên cạnh đó, các biến được thống kê mô tả theo các hình thức sở hữu doanh

nghiệp giúp cho đọc giả có cái nhìn toàn diện về dữ liệu nghiên cứu (xem bảng 4.3). Một điều khá thú vị đã được chỉ ra là năng suất lao động trung bình của doanh

nghiệp FDI hoạt động trong ngành dệt may thấp nhất khoảng 200,5 triệu so với

doanh nghiệp quốc doanh (246,9 triệu đồng) và doanh nghiệp ngoài quốc doanh

(212,1 triệu đồng) cùng hoạt động trong ngành. Tuy nhiên, xét về độ biến thiên của năng suất lao động trung bình thì năng suất lao động trung bình của doanh nghiệp

ngoài quốc doanh biến thiên nhiều hơn so với doanh nghiệp FDI do độ lệch chuẩn

của nó (349,3 triệu đồng) lớn hơn so với doanh nghiệp FDI (305,9 triệu đồng).7

Về vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động, doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư cố định trung bình trên mỗi lao động cao nhất (119,3 triệu đồng) so với doanh nghiệp

7

Sở dĩ có thể kết luận như vậy là do giá trị trung bình của năng suất lao động doanh nghiệp FDI và ngoài quốc doanh xấp xỉ bằng nhau. 0 .0 5 .1 .1 5 .2 .2 5 D e n si ty -5 0 5 10 15 Ln_Cap10 0 .1 .2 .3 D e n s it y 0 5 10 15 Ln_Labor10 0 .1 .2 .3 D e n s it y -5 0 5 10 Ln_Cost10

nhà nước (112,5 triệu đồng) và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (69,4 triệu đồng). Điều này thể hiện sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp FDI đối với sản xuất hơn so

với 2 hình thức sở hữu doanh nghiệp còn lại.

Về chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động trong một doanh nghiệp, chi

phí trung bình doanh nghiệp FDI trên mỗi lao động vẫn cao nhất (27,1 triệu đồng)

so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (gần 18,0 triệu đồng) và doanh nghiệp quốc

doanh (21,7 triệu đồng).

Các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động sản xuất trong ngày dệt may có

thâm niên trung bình rất cao với 20 năm, trong khi đó các doanh nghiệp FDI và ngoài quốc doanh (gồm cả doanh nghiệp FDI) có thâm niên trung bình là 7 năm.

Chính vì thế doanh nghiệp quốc doanh đã thu hút được một lượng lao động khá ổn định trung bình là 1.235 lao động /doanh nghiệp. Doanh nghiệp FDI thu hút lao động cao hơn so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh bình quân 601 lao động/doanh

nghiệp so với 273 lao động/doanh nghiệp mặc dù thời gian hoạt động là tương đương nhau.

Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến theo hình thức sở hữu doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp Thống kê mô tả biến Labpro10 (ĐVT: triệu đồng)

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Số quan sát

Doanh nghiệp FDI 200,491 305,876 343

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 212,055 349,287 848

Doanh nghiệp quốc doanh 246,889 252,759 46

Tổng cộng 210,144 334,510 1.237

Loại hình doanh nghiệp Thống kê mô tả biến Cap10 (ĐVT: triệu đồng)

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Số quan sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghiệp FDI 119,343 312,477 343

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 69,371 137,652 848

Doanh nghiệp quốc doanh 112,486 229,049 46

Tổng cộng 84,831 205,998 1.237

Loại hình doanh nghiệp Thống kê mô tả biến Cost10 (ĐVT: triệu đồng)

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Số quan sát

Doanh nghiệp FDI 27,134 37,656 343

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 17,965 25,691 848

Doanh nghiệp quốc doanh 21,692 18,507 46

Tổng cộng 20,646 29,560 1.237

Loại hình doanh nghiệp Thống kê mô tả biến Labor10 (ĐVT: lao động)

Doanh nghiệp FDI 601,281 1008,824 343

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 272,821 660,546 848

Doanh nghiệp quốc doanh 1235,021 1482,833 46

Tổng cộng 399,679 841,989 1.237

Loại hình doanh nghiệp Thống kê mô tả biến Age_Ent (ĐVT: năm)

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Số quan sát

Doanh nghiệp FDI 7,291 4,021 343

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 7,748 7,170 848

Doanh nghiệp quốc doanh 20,282 16,920 46

Tổng cộng 8,088 7,477 1.237

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu điều tra doanh nghiệp năm 2010

4.1.3. Ma trận tương quan

Theo bảng 4.5, các mối tương quan giữa vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động (0,468), chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động (0,577) và năng suất lao động có mối quan hệ tuyến tính đáng kể và điều này là tích cực. Do đó, dưới sự hỗ

trợ về mặt lý thuyết của hàm sản xuất Cobb – Douglas và hàm Translog thì việc đưa

các biến này vào mô hình phân tích là phù hợp. Tuy nhiên, giữa biến lao động trung

bình và năng suất lao động thể hiện mối tương quan khá lỏng lẻo (-0,099) và dẫn đến một tác động yếu của biến này lên năng suất lao động và tương tự, biến

Age_Ent cũng thể hiện mối tương quan khá lỏng lẻo với năng suất lao động

(0,0071), cho biết rằng số năm hoạt động của doanh nghiệp tác động rất yếu lên

năng suất lao động. Mục đích của mô tả thống kê này không thể hiện hoàn toàn kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quả nghiên cứu nhưng giúp đọc giả nắm bắt được về bản chất mối quan hệ của các

biến giải thích với biến phụ thuộc. Việc phân tích tác động của các biến giải thích

lên biến phụ thuộc sẽ được trình bày cụ thể dựa trên kết quả hồi quyở mục 4.2.

Bên cạnh đó, các biến giải thích mặc dù có mối tương quan với nhau tuy

nhiên sự tương quan này không chặt chẽ và đảm bảo các biến giải thích độc lập tương đối với nhau.

Bảng 4.4: Ma trận tương quan

Ln(Labpro10) Ln(Cap10) Ln(Cost10) Ln(Labor10) Age_Ent Ln(Labpro10) 1,000

Ln(Cap10) 0,468 1,000

Ln(Cost10) 0,577 0,432 1,000

Ln(Labor10) -0,099 -0,042 -0,170 1,000

Age_Ent 0,071 0,161 0,046 0,317 1,000

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu điều tra doanh nghiệp năm 2010

4.2. Mô hình ước lượng và kết quả nghiên cứu 4.2.1. Kết quả phân tích hồi quy 4.2.1. Kết quả phân tích hồi quy

Trên cơ sở dữ liệu 1.237 doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may đã chọn lọc từ bộ dữ liệu khảo sát doanh nghiệp Việt Nam năm 2010 của Tổng Cục

thống kê, sử dụng phần mềm Stata tiến hành phân tích hồi quy theo phương trình (3.2) và (3.3), mục 3.2, chương III, ta được kết quả như sau:

Bảng 4.5: Mô hình ước lượng dạng hàm Cobb – Douglas và Translog8

Cobb – Douglas (mô hình 1) Translog (mô hình 2)

Hệ số ước lượng P>|t| Hệ số ước lượng P>|t|

_cons 2,399*** 0,000 3,111*** 0,000 ln(Cap10) 0,199*** 0,000 -0,061 0,418 ln(Cost10) 0,512*** 0,000 0,427*** 0,001 ln(Labor10) 0,041* 0,073 -0,113 0,427 Age_Ent 0,002 0,470 -0,003 0,272 Dlocation 0,309*** 0,000 0,294*** 0,001 Fshare -0,279* 0,095 -0,315* 0,055 Dlocation*Fshare -0,056 0,750 -0,009 0,959 ln(Cap10)*ln(Cost10) -0,031 0,217 ln(Cap10)*ln(Labor10) 0,028* 0,051 ln(Labor10)*ln(Cost10) 0,015 0,500 ln(Cap10)2 0,037*** 0,000 ln(Cost10)2 0,020 0,417 ln(Labor10)2 0,004 0,689 Số quan sát 1.237 1.237 R-bình phương 0,411 0,431 Prob > F 0,000 0,000 Biến phụ thuộc: Ln(Labpro10)

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu điều tra doanh nghiệp năm 2010

8

Tuy nhiên, từ kết quả của bảng 4.5 chưa thể kết luận được các mô hình đề

xuất có phù hợp với dữ liệu nghiên cứu thực tế hay không. Do đó, muốn kết luận

vấn đề này thì cần thiết thực hiện một số kiểm định sau. - Đánh giá ý nghĩa toàn diện của mô hình

Mục tiêu của việc đánh giá này nhằm kiểm định xem hệ số ước lượng của

các biến giải thích đưa vào 2 mô hình để giải thích cho biến năng suất lao động có đồng thời bằng 0 hay không.

Mô hình ước lượng dạng hàm Cobb - Douglas

Trong Stata, sử dụng lệnh test để phát hiện hiện tượng các hệ số ước lượng

của phương trình bằng 0 bằng cách kiểm định cặp giả thuyết sau:

H0: α1 = α2 = α3 = α4 = α5 = α6 = α7 = 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

H1: α1, α2, α3, α4, α5, α6, α7 không đồng thời bằng 0

Nếu giá trị p-value < 0,1, ta bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thiết đối là H1.

Bảng 4.6: Kiểm định hệ số hồi quy mô hình ước lượng dạng hàm Cobb - Douglas

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu điều tra doanh nghiệp năm 2010

(1) ln(Cap10) = 0 (2) ln(Cost10) = 0 (3) ln(Labor10) = 0 (4) Age_Ent = 0 (5) Dlocation = 0 (6) Fshare = 0 (7) Dlocation*Fshare = 0 F(7, 1229) = 84,44 Prob > F = 0,0000

Kết quả kiểm định (p_value = Prob > F = 0.0000 < 0,1), bác bỏ giả thuyết

H0, do đó hệ số ước lượng của các biến giải thích không đồng thời bằng 0.

Mô hình ước lượng dạng hàm Translog:

Tương tự đối với mô hình ước lượng dạng hàm Translog, sử dụng lệnh test để kiểm định cặp giả thuyết sau:

H0: α1= α2= α3 = β1 = β2 = β3 = φ1 = φ2 = φ3 = γ1 = γ2 = γ3 = γ4 = 0 H1: α1, α2, α3, β1, β2, β3, φ1, φ2, φ3, γ1, γ2, γ3, γ4 không đồng thời bằng 0

Bảng 4.7: Kiểm định hệ số hồi quy mô hình ước lượng dạng hàm Translog

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu điều tra doanh nghiệp năm 2010

Kết quả kiểm định (p_value = Prob > F = 0,0000 < 0,1), bác bỏ giả thuyết

H0, do đó hệ số ước lượng của các biến giải thích không đồng thời bằng 0.

Tóm lại, hệ số ước lượng của các biến giải thích trong 2 mô hình không đồng

thời bằng 0.

- Kiểm định giả định phương sai của phần dư không thay đổi

(Homoskedasticity) (1) ln(Cap10) = 0 (2) ln(Cost10) = 0 (3) ln(Labor10) = 0 (4) ln(Cap10)*ln(Cost10) = 0 (5) ln(Cap10)*ln(Labor10) = 0 (6) ln(Labor10)*ln(Cost10) = 0 (7) ln(Cap10)2 = 0 (8) ln(Cost10)2 = 0 (9) ln(Labor10)2 = 0 (10) Age_Ent = 0 (11) Dlocation = 0 (12) Fshare = 0 (13) Dlocation*Fshare = 0 F(13, 1223) = 75,03 Prob > F = 0,0000

Mô hình ước lượng dạng hàm Cobb – Douglas:

Trong Stata, sử dụng cặp lệnh imtest và hettest để phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi bằng cách kiểm định giả thuyết sau:

H0: Phương sai của phần dư không thay đổi

H1: Phương sai của phần dư thay đổi

Nếu giá trị p-value quá nhỏ, chúng ta bác bỏ giá thuyết H0 và chấp nhận giả

thuyết đối là H1.

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định White

Kiểm định White cho giả thuyết Ho: phương sai của phần dư không thay đổi Giả thuyết đối Ha: phương sai của phần dư thay đổi

chi2(29) = 184,29 Prob > chi2 = 0,000

Phân tích Cameron & Trivedi của kiểm định IM

Nguồn chi2 df P (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương sai của phần dư không thay đổi 184,29 29 0,000 Độ lệch 26,16 7 0,000

Độ nhọn 3,61 1 0,057

Tổng cộng 214,05 37 0,000 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu điều tra doanh nghiệp năm 2010

Kết quả kiểm định (p_value = Prob > chi2 = 0.0000), do đó có hiện tượng phương sai của phần dư thay đổi.

Bảng 4.9: Kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu điều tra doanh nghiệp năm 2010 Kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg đối với hiện

tượng phương sai của phần dư không thay đổi Ho: Phương sai không đổi

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 30)