Các biến giải thích

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 28)

a) Vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động (Cap10)

Biến Cap10 được định nghĩa là vốn đầu tư cố định trung bình trên mỗi lao động của doanh nghiệp và có đơn vị tính là triệu đồng. Trong nghiên cứu này, vốn đầu tư cố định trung bình của doanh nghiệp được đo lường bằng các tài sản cố định

hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính và chi phí cơ bản

xây dựng dở dang của doanh nghiệp2. Kỳ vọng rằng, năng suất lao động doanh

nghiệp sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động, tức hệ

số hồi quy mang dấu dương.

b) Chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động (Cost10)

Biến Cost10 được định nghĩa là các khoản chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động năm 2010 và có đơn vị tính là triệu đồng. Biến này được đo lường bằng

chi phí quản lý kinh doanh và chi phí khác của doanh nghiệp. Trong đó, chi phí

quản lý kinh doanh gồm chi phí bán hàng (chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm,

chi phí hội nghị khách hàng, quảng cáo sản phẩm...) và chi phí quản lý doanh

nghiệp (chi về lương nhân viên bộ phận quản lý, chi phí vật liệu văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài...); chi phí khác bao gồm các khoản chi phí thanh lý, nhượng bán

23

Theo tài liệu “Giải thích nội dung và cách ghi phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp” của Tổng Cục

tài sản cố định; tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; chênh lệch lỗ do đánh giá lại

vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh3… Kỳ vọng rằng, năng

suất lao động doanh nghiệp sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng chi phí của doanh

nghiệp trên mỗi lao động, tức hệ số hồi quy mang dấu dương.

c) Lao động trung bình trong năm (Labor10)

Biến Labor10 được định nghĩa là số lượng lao động trung bình làm việc trong năm 2010 của doanh nghiệp và có đơn vị tính là người. Biến này được đo lường bằng trung bình cộng của lượng lao động đầu năm và cuối năm làm việc

trong doanh nghiệp. Kỳ vọng rằng, hệ số của biến lao động mang dấu dương.

d) Số năm hoạt động của doanh nghiệp (Age_Ent)

Biến Age_Ent được định nghĩa là là số năm hoạt động của doanh nghiệp tính đến thời điểm năm 2010, đơn vị tính: năm và được tính bằng công thức sau:

Age_Ent = Nam 2010 – Nam SXKD (3.5)

Trong đó: Nam SXKD là năm doanh nghiệp bắt đầu sản xuất kinh doanh.

Kỳ vọng rằng, doanh nghiệp hoạt động có thâm niên càng cao thì có năng

suất lao động cao, tức hệ số hồi quy của biến số năm hoạt động doanh nghiệp mang

dấu dương.

e) Biến vị trí doanh nghiệp (Dlocation)

Biến Dlocation được định nghĩa là vị trí tọa lạc trụ sở chính của doanh

nghiệp, là biến giả. Biến giả Dlocation có giá trị là 1 nếu doanh nghiệp có trụ sở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính tại các tỉnh, thành có mật độ đầu tư nước ngoài cao4 và nhận giá trị 0 nếu

thuộc các vùng khác5. Các tỉnh này bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và các tỉnh

xung quanh các trung tâm công nghiệp lớn (bao gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bà

4

Vùng phát triển

5

Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Dương)6. Kỳ vọng rằng, những doanh nghiệp có

trụ sở tại các thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh trọng điểm về phát triển

công nghiệp có năng suất lao động cao hơn so với các doanh nghiệp hoạt động ở

vùng còn lại, có nghĩa là hệ số hồi quy của biến này mang dấu dương.

f) Biến hình thức sở hữu doanh nghiệp (Fshare)

Biến giả Fshare thể hiện hình thức sở hữu của doanh nghiệp, là biến giả.

Biến Fshare nhận giá trị 1 nếu là doanh nghiệp FDI (liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài) và nhận giá trị 0 nếu thuộc doanh nghiệp trong nước. Trong mô hình này, biến Fshare kiểm soát ảnh hưởng của doanh nghiệp FDI (không kể liên doanh hay 100% vốn nước ngoài) tới năng suất lao động của doanh nghiệp nói chung. Kỳ

vọng rằng, FDI có tác động tích cực đến năng suất lao động doanh nghiệp, tức hệ số

hồi quy mang dấu dương.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 28)