Khung phân tích

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 25)

Khung phân tích sự tác động của FDI lên năng suất lao động được xây dựng trên cơ sở hàm sản xuất Cobb – Douglas, hàm Translog và các nghiên cứu thực

nghiệm trước đây về phân tích tác động FDI lên năng suất lao động ở cấp độ doanh

nghiệp. Trong đó, ngoài các yếu tố đầu vào được xác định rõ trong hàm sản xuất như: vốn đầu tư cố định của doanh nghiệp trên mỗi lao động, tổng chi phí của doanh

ngiệp trên mỗi lao động, tổng số lao động trung bình trong doanh nghiệp; các yếu tố như hình thức sở hữu doanh nghiệp, số năm hoạt động của doanh nghiệp và vị trí

của doanh nghiệp được xem là đại diện cho các nhân tố tổng hợp (lnA).

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) để thực

hiện phân tích hồi quy và các kiểm định cần thiết nhằm giảm thiểu hiện tượng ước lượng chệch. Trong quá trình phân tích hồi quy, đặc biệt quan tâm đến việc kiểm tra

các giả định như: đánh giá ý nghĩa toàn diện của mô hình, giả định phương sai của

phần dư không thay đổi (Homoskedasticity), hiện tượng đa cộng tuyến (Multiple

Collinearity),…

Đánh giá ý nghĩa toàn diện của mô hình: việc đánh giá này nhằm kiểm định

xem hệ số ước lượng các biến giải thích đưa vào mô hình để giải thích cho biến năng suất lao động có đồng thời bằng 0 hay không bằng cách kiểm định cặp giả

thuyết: H0= β1= β2= …= βk = 0 và H1: β1; β2; …;βkkhông đồng thời bằng 0

Kiểm định giả định phương sai của phần dư không thay đổi

(Homoskedasticity): kiểm định này được thực hiện nhằm kiểm tra xem phương sai

của phần dư có thay đổi hay không. Nếu phương sai của phần dư thay đổi thì mô hình phân tích vi phạm các giả thuyết của OLS. Kỹ thuật thường dùng để kiểm định

giả định này thông qua phương pháp đồ thị (Graphical Methods) và Numerical Methods.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Multiple Collinearity): kiểm định này

được thực hiện nhằm kiểm tra xem các biến giải thích có tương quan chặt chẽ với

nhau. Nếu các biến giải thích có tương quan chặt chẽ với nhau thì không thể xác định được ảnh hưởng ròng của từng biến giải thích lên biến phụ thuộc. Mức độ

cộng tuyến gia tăng dẫn đến các ước lượng của hệ số hồi quy trở nên không ổn định

và có sai số chuẩn (standard errors) của hệ số ước lượng rất lớn. Kỹ thuật thường dùng để kiểm tra giả định này là xem xét hệ số tương quan giữa các biến giải thích

Thông qua các kiểm định nêu trên thì mới có thể đảm bảo các biến giải thích

có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc và từ đó có thể kết luận các mô hình đề

xuất có phù hợp với dữ liệu nghiên cứu thực tế hay không.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 25)