Sự biến thiên các biến giải thích trong mô hình (2) giải thích về sự biến thiên của năng suất lao động cao hơn trong mô hình (1). Kết quả từ bảng 4.5 của mô hình (1), hệ số R- bình phương = 0,411 cho ta biết 41,14% biến thiên năng suất lao động
của doanh nghiệp có thể giải thích được bởi biến thiên của các biến giải thích.
Trong mô hình (2), hệ số R-bình phương = 0,4315 từ bảng 4.5 cho ta biết 43,15%
biến thiên năng suất lao động của doanh nghiệp có thể giải thích bởi biến thiên của
các biến giải thích trong mô hình.
Từ kết quả phân tích hồi quy bảng 4.5, phương trình (3.2) và (3.3) được viết
lại như sau:
Ln(Labpro10i) = 2,399 + 0,199*ln(Cap10i) + 0,512*ln(Cost10i) +
0,041*ln(Labor10i) + 0,002*Age_Enti + 0,309*Dlocationi - 0,279*Fsharei - 0,056*Dlocationi*Fsharei (4.1)
Ln(Labpro10i) = 3,111 - 0,061*ln(Cap10i) +0,427*ln(Cost10i)-0,113*ln(Labor10i)- 0,031*ln(Cap10i)*ln(Cost10i)+0,028*ln(Cap10i)*ln(Labor10i)+0,015*ln(Labor10i) *ln(Cost10i)+0,037*ln(Cap10i)2+0,020*ln(Cost10i)2+0,004*ln(Labor10i)2 - 0,003 *Age_Enti+0,294*Dlocationi-0,315*Fsharei-0,009*Dlocationi*Fsharei (4.2)
Vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động: trong mô hình (1), hệ số hồi quy của
vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động mang dấu dương tức có tác động tích cực đến năng suất lao động và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số 0,199 cho biết khi vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động tăng 1%, trong điều kiện chi phí của doanh nghiệp
trên mỗi lao động, lao động trung bình trong năm, số năm hoạt động của doanh
nghiệp, vị trí doanh nghiệp và hình thức sở hữu doanh nghiệp không đổi, thì năng
suất lao động của doanh nghiệp tăng thêm 0,199%. Trong mô hình (2), vốn đầu tư
cố định trên mỗi lao động không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, trong mô hình này, biến ln(cap10)2 = ln(cap10)*ln(cap10) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và hệ số
hồi quy mang dấu dương. Nếu lấy đạo hàm phương trình (4.2) theo biến ln(Cap10i) sẽ tính được năng suất lao động biên theo biến vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động
bằng công thức: Ln(Labpro10i)'Cap= -0,061 - 0,031*ln(Cost10i) + 0,028*ln(Labor10i)+0,074*ln(Cap10i) = 0,341 với Cost10i, Labor10i, Cap10i được
tính bằng giá trị trung bình của 1.237 doanh nghiệp. Hệ số 0,341 cho biết khi vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động tăng 1%, trong điều kiện chi phí của doanh nghiệp
trên mỗi lao động, lao động trung bình trong năm cố định ở giá trị trung bình của
mẫu, thì năng suất lao động của doanh nghiệp tăng thêm 0,341%.
Chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động: trong mô hình (1), hệ số hồi
quy của chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động mang dấu dương, có tác động
tích cực đến năng suất lao động và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này hoàn toàn hợp lý, nếu gia tăng chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động thì dẫn đến năng suất lao động của doanh nghiệp sẽ tăng, hệ số 0,512 cho biết khi chi phí
của doanh nghiệp trên mỗi lao động tăng 1%, trong điều kiện vốn đầu tư cố định
trên mỗi lao động, lao động trung bình trong năm, số năm hoạt động của doanh
nghiệp, vị trí doanh nghiệp và hình thức sở hữu doanh nghiệp không đổi thì năng
suất lao động của doanh nghiệp tăng thêm 0,512%. Trong mô hình (2), chi phí của
doanh nghiệp trên mỗi lao động cũng tác động tích cực đến năng suất lao động và cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Thật vậy, nếu lấy đạo hàm phương trình (4.2) theo biến ln(Cost10i) sẽ tính được năng suất lao động biên theo biến chi phí doanh
nghiệp trên mỗi lao động bằng công thức: ln(Labpro10i)'cost = 0,427- 0,031*ln(Cap10i)+0,015*ln(Labor10i)+0,04*ln(Cost10i) = 0,5 với Cost10i, Labor10i, Cap10i được tính bằng giá trị trung bình của 1.237 doanh nghiệp. Hệ số
0,5 cho biết sự gia tăng 1% chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động sẽ làm cho
năng suất lao động tăng thêm 0,5%, trong điều kiện vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động, lao động trung bình trong năm cố định ở giá trị trung bình của mẫu, tăng thấp hơn so với mô hình (1).
Lao động trung bình trong năm: trong mô hình (1), hệ số hồi quy của số lao động trung bình trong doanh nghiệp mang dấu dương, có tác động tích cực đến năng suất lao động và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Tức là sự gia tăng số lao động bình quân trong doanh nghiệp sẽ dẫn đến tăng năng suất lao động. Hệ số 0,041
cho biết khi lao động bình quân của doanh nghiệp tăng 1%, trong điều kiện vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động, chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động, số năm
hoạt động của doanh nghiệp, vị trí doanh nghiệp và hình thức sở hữu doanh nghiệp không đổi thì năng suất lao động của doanh nghiệp tăng thêm 0,041%. Trong mô hình (2) thì số lao động bình quân trong doanh nghiệp không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, để kiểm chứng sự gia tăng số lao động có làm tăng thêm năng suất lao động hay không ta lấy đạo hàm phương trình (4.2) theo biến ln(Labor10i) sẽ tính được năng suất lao động biên theo biến lao động trung bình bằng công thức:
ln(Labpro10i)'labor = -0,013+0,028*ln(Cap10i)+0,015*ln(Cost10i)+0,008*ln(Labor10i) = 0,205 với
Cost10i, Labor10i, Cap10iđược tính bằng giá trị trung bình của 1.237 doanh nghiệp.
Hệ số 0,205 cho biết sự gia tăng 1% lượng lao động trong doanh nghiệp sẽ làm cho
năng suất lao động tăng thêm 0,205%, trong điều kiện vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động, chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động cố định ở giá trị trung bình của mẫu, tăng cao hơn so với mô hình (1).
Số năm hoạt động của doanh nghiệp: trong cả 2 mô hình, biến số này đều
không có ý nghĩa thống kê, điều này có nghĩa là số năm hoạt động của doanh
nghiệp không giải thích được hiện tượng tăng hoặc giảm của năng suất lao động
trong doanh nghiệp.
Biến vị trí doanh nghiệp: trong mô hình (1) và (2), biến vị trí doanh nghiệp đều mang dấu dương và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Vị trí của doanh nghiệp có tác động đến năng suất lao động và tác động này là tích cực. Kết quả này giải
thích rằng nếu các doanh nghiệp có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và các
tỉnh xung quanh các trung tâm công nghiệp lớn (bao gồm Bình Dương, Đồng Nai,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Dương) thì năng suất lao động của doanh
nghiệp sẽ tăng thêm 0,309% đối với mô hình (1) và riêng đối với mô hình (2) sự tác động của biến vị trí doanh nghiệp lên năng suất lao động được tính theo công thức
Ln(Labpro10i)'DLo = 0,294 - 0,009*Fsharei10 = 0,291, tức năng suất lao động sẽ tăng
thêm 0,291%, tăng thấp hơn so với mô hình (1). Nguyên nhân là do ở những nơi
này, hệ thống kết cấu hạ tầng gần như là hoàn thiện, khoảng cách đến thị trường tiêu thụ rất gần, các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh so với vùng còn lại của cả nước. Nói các khác, trong điều kiện thuận lợi như vậy, các doanh nghiệp trong vùng này có động cơ gia tăng năng suất lao động và năng suất lao động sẽ cao hơn so với vùng còn lại trong cả nước.
Hình thức sở hữu doanh nghiệp: biến này đại diện cho sự hiện diện của yếu
tố nước ngoài trong doanh nghiệp. Trong mô hình (1) và (2) nó đều có ý nghĩa
thống kê ở mức 10% và đều mang dấu âm. Kết quả này cho ta biết, sự hiện diện của
yếu tố FDI trong doanh nghiệp không làm tăng thêm năng suất lao động thậm chí
còn có tác động ngược lại. Hệ số hồi quy trong mô hình (1) là -0,279 cho ta biết
rằng nếu doanh nghiệp thuộc hình thức sở hữu FDI (có yếu tố nước ngoài) thì năng
suất lao động trong doanh nghiệp giảm thêm 0,279%. Trong khi đó, sự tác động của FDI lên năng suất lao động trong mô hình (2) được tính theo công thức
Ln(Labpro10i)'Fshare = - 0,315 - 0,009*Dlocation11 = -0,322, tức năng suất lao động
sẽ giảm thêm 0,322% nếu doanh nghiệp có hình thức sở hữu là FDI, giảm nhiều hơn so với mô hình (1).