- Chính phủ cần phối hợp với NHNN tạo lập môi trường pháp lý phù hợp cho mọi hoạt động trên thị trường tài chính, tạo cơ sở cho hoạt động NHBL của các NHTM. Trước mắt, cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản, quy định đối với hoạt động NHBL, nhanh chóng triển khai hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng các khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động NHBL, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử để phát triển lĩnh vực ngân hàng điện tử như: xây dựng văn bản hướng dẫn quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ NH điện tử (điều kiện thực hiện, cam kết, tuân thủ, xử lý giao dịch, kiểm soát và lưu trữ hồ sơ...)
- Củng cố, chấn chỉnh hoạt động thu đổi ngoại tệ tại các NHTM để tạo điều kiện thu hút ngoại tệ trôi nổi trên thị trường,tăng cường công tác kiểm soát lĩnh vực hoạt động ngoại hối.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động và thanh toán bằng thẻ NH, chẳng hạn như các vấn đề an toàn và tính bảo mật, việc phối hợp giải quyết tra soát khiếu nại của KH giữa các NHTM khác nhau.
- Bộ Bưu chính viễn thông cùng Bộ Khoa học công nghệ cần có sự phối hợp phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền dẫn nối trong phạm vi
quốc gia. Đảm bảo cho hoạt động của mạng ngân hàng được thông suốt không có bất cứ lỗi kỹ thuật nào, là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ điện tử.
Bên cạnh đó, chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu từng bước đưa vào áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thanh tra giám sát và kế toán, kiểm toán; về quản lý rủi ro cũng như các chuẩn mực quản trị ngân hàng hiện đại… nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, công nghệ, nhân lực và trình độ quản lý hoạt động ngân hàng ngang tầm khu vực và thế giới.
3.3.2. Kiến nghịđối với Ngân hàng Nhà nước
- Nâng cao vai trò của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ:
Các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng do nhiều cấp và nhiều cơ quan ban hành, đòi hỏi phải hoàn thiện môi trường pháp lý một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất về các loại hình dịch vụ theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng và ngân hàng.
NHNN cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động NH phù hợp với thông lệ quốc tế, tiến hành rà soát và đối chiếu toàn bộ các quy định và văn bản hiện hành và tính tương thích của nó với các cam kết và yêu cầu của các hiệp định quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Đổi mới việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá theo cơ chế thị trường, từng bước nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền VN, phát triển công nghệ và hệ thống thanh toán, tăng cường nguồn nhân lực đổi mới và tăng cường hệ thống giám sát NH, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống và nâng cao năng lực cạnh tranh của các NH. Nhiệm vụ này nên được tiến hành càng sớm càng tốt để xác định các lỗ hổng về mặt pháp lý, các trở ngại, các khác biệt và mâu thuẫn của hệ thống các quy định pháp lý.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng cá nhân thông qua trung tâm thông tin tín dụng CIC, tạo hành lang pháp lý cho việc thành lập các trung tâm tín dụng tư nhân để các NHTM có thể khai thác thông tin về khách hàng cá nhân một cách đầy đủ, chính xác, hạn chế rủi ro và tăng cường đoàn kết giữa các ngân hàng.
- NHBL là một lĩnh vực mới mà các NHTM Việt Nam mới chuyển hướng nên có sự cạnh tranh khốc liệt trên mọi mặt. Do đó, trong quá trình điều hành hoạt động NHNN cần phải thường xuyên quản lý chặt chẽ và kịp thời có hướng xử lý đối với những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Đồng thời, tiếp tục tăng cường cải tổ sắp xếp lại các tổ chức tín dụng trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, có như vậy mới thúc đẩy quá trình tự do hóa tài chính giúp cho các ngân hàng có môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng.
- NHNN cần tiếp tục củng cố và mở rộng quan hệ tốt với các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và ngân hàng trung ương, NHTM các nước để tranh thủ sự hỗ trợ về vốn và công nghệ của các ngân hàng này. Qua đó các NHTM Việt Nam có thể học hỏi được các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại dựa trên hình thức thực tập, chuyển giao công nghệ, từ đó từng bước hội nhập về mọi mặt với các tổ chức tài chính khu vực và quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích môi trường hoạt động kinh doanh, VPB đã đưa định hướng kế hoạch phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2013 – 2015 và chiến lược phát triển đến 2020; để đạt được những mục tiêu đã đề ra, tiếp tục phát triển ổn định và kinh doanh có hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ, VPB cần xây dựng chiến lược marketing phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng. Đồng thời, đặt khách hàng là trung tâm trong mọi chiến lược phát triển nhằm xây dựng lòng tin, sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng.
Để đạt được điều đó, VPB cần phải đầu tư và thường xuyên kiểm tra nâng cấp cơ sở vật chất là yếu tố tiền đề để phát triển hoạt động này; bên cạnh đó cần thiết lập, phát triển và quản lý danh mục sản phẩm có hiệu quả; xây dựng và theo dõi điều hành chính sách giá linh hoạt và hợp lý; cần tuyển dụng, đào tạo và xây dựng đội ngũ chuyên môn có trình độ cao, nhiệt tình, yêu nghề và có nhận thức đúng về vai trò của hoạt động marketing trong kinh doanh ngân hàng.
KẾT LUẬN
Với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng để phát triển các sản phẩm, dịch vụ NHBL và dịch vụ NHBL đang là mục tiêu phát triển một cách bền vững của các NHTM Việt Nam. Cùng với xu hướng đó, toàn thể cán bộ nhân viên của VPB đã không ngừng nỗ lực đưa ngân hàng bước đầu chiếm được vị thế và thị phần lĩnh vực NHBL trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ngày một tăng giữa các ngân hàng. Để tiếp tục phát triển trong thời gian tới, VPB cần không ngừng nỗ lực tìm cho mình những biện pháp marketing hữu hiệu để dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến với khách hàng dễ dàng hơn.
Với mong muốn góp phần đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng VPB, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ một cách có hệ thống nhằm đưa ra các giải pháp marketing thích hợp cho VPB. Dựa trên cơ sở lý thuyết về marketing dịch vụ và phân tích thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ và marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại VPB, luận văn đã nêu được tính thiết thực của việc phát triển marketing đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đồng thời đã chỉ rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục trong hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại VPB. Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp marketing vừa mang tính phương pháp luận vừa có tính thực tiễn. Qua đó, tác giả muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác phát triển hoạt động marketing trong lĩnh vực bán lẻ tại VPB.
Mặc dù, tác giả đã rất cố gắng để hoàn thành tốt luận văn song do còn hạn chế về thời gian và khả năng chuyên môn nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Đoàn Đỉnh Lam, Quý thầy cô khoa Ngân Hàng và Viện Đào Tạo Sau Đại học – Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
thương mại cổ phần Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội .
2. Đào Lê Kiều Oanh (2012), Một số ý kiến về mô hình ngân hàng bán lẻ. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 2(12), trang 26-28.
3. Ngân hàng LD VID Public (2009): Kế hoạch kinh doanh của VPB giai đoạn 2010-2015.
4. Ngân hàng LD VID Public (2012): Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ.
5. Ngân hàng LD VID Public (2010, 2011, 2012): Báo cáo thường niên.
6. Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Quốc gia, Tp. HCM.
7. Philip Kotler (2012), Marketing 3.0, NXB Tổng hợp, Tp.HCM.
8. Trần Huy Hoàng (2012), Quản trị NHTM, NXB Lao động Xã hội, Tp.HCM. 9. Trịnh Quốc Trung (2010), Marketing Ngân Hàng, NXB Thống Kê, Tp.HCM. 10. Trương Quang Thông (2012), Marketing Ngân Hàng, NXB Kinh Tế, Tp. HCM.
WEBSITETHAMKHẢO 11. http://vidpublicbank.com.vn/Info.aspx?id=1 12. http://www.pbebank.com/corporate/ 13.http://bidv.com.vn/Gioithieu/Lich-su-phat-trien.aspx 14.http://sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_cstt/laisuat/banglaisuat?_afr Loop=3823866650932500&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=scts9r7tk_ 126#%40%3F_afrWindowId%3Dscts9r7tk_126%26_afrLoop%3D382386665 0932500%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Dscts9r7tk_606 15.http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=427&idmid=3 16.http://www.standardchartered.com/en/about-us/awards.html 17. http://www.hsbc.com.vn/1/2/about-hsbc/about_HSBC 18. http://www.anz.com/about-us/
Xin chào các Anh/ Chị,
Tôi tên là Dương Thị Viên An, hiện là học viên chương trình cao học ngành Tài chính Ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Nhằm khảo sát về chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tại NH Liên Doanh VID Public Bank, tôi rất mong các Anh/Chị dành chút thời gian thực hiện bảng khảo sát bên dưới. Ý kiến quý báu của Anh/Chị sẽ giúp cho tôi hoàn thành được đề tài nghiên cứu và tạo cơ hội để ngân hàng cải tiến, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Mọi thông tin liên quan đến Anh/ Chị trong bảng khảo sát sẽ được bảo mật hoàn toàn. Xin chân thành cảm ơn các Anh/ Chị!
Các Anh/ Chị vui lòng đọc kĩ các câu hỏi bên dưới và chọn câu trả lời phù hợp. PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG
1. Giới tính của Anh/ Chị? О Nam О Nữ 2. Độ tuổi của Anh/ Chị? О Từ 18 đến 25 О Từ 26 đến 35 О Từ 36 đến 45 О Trên 46 3. Nghề nghiệp của Anh/ Chị? О Học sinh, sinh viên
О Nhân viên văn phòng О Nhà kinh doanh О Nội trợ
4. Thu nhập hàng tháng của Anh/Chị? О Dưới 5 triệu
PHẦN 2: KHẢO SÁT VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA VPB 5. Anh/ Chịđã sử dụng dịch vụ của VPB trong khoảng thời gian bao lâu? О Dưới 1 năm
О Từ 1 đến 3 năm О Trên 3 năm
6. Hiện tại Anh/ Chịđang sử dụng dịch vụ nào của VPB? О Tiền gửi tiết kiệm
О Tiền gửi thanh toán О Tín dụng cá nhân
О Chuyển tiền (trong và ngoài nước) О Dịch vụ thẻ ATM
О Ngân hàng điện tử
7. Anh/ Chị biết đến các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của VPB qua những kênh phương tiện nào? О Tờ rơi quảng cáo của VPB О Tivi О Báo/ Tạp chí О Internet О Gia đình/ Bạn bè giới thiệu
8. Anh/ Chị nhận thấy chất lượng các loại hình sản phẩm dịch vụ của VPB hiện nay như thế nào?
О Chưa tốt
О Tạm được
О Khá О Tốt
О Ít
О Trung bình
О Nhiều
О Rất nhiều
10. Anh/ Chịđánh giá về cách thức giới thiệu, marketing sản phẩm tại VPB hiện nay như thế nào?
О Không chuyên nghiệp О Ít chuyên nghiệp О Bình thường О Chuyên nghiệp О Rất chuyên nghiệp
11. Anh/ Chịđánh giá về mức phí dịch vụ tại VPB hiện nay như thế nào? О Rất thấp
О Thấp
О Trung bình О Cao
О Rất cao
12. Xin vui lòng cho biết ý kiến của Anh/ Chị khi sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại VPB hiện nay? Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1. Mức độ an toàn trong giao dịch cao О О О О О 2. Thái độ của nhân viên nhiệt tình,
niềm nở О О О О О
3. Nhân viên có kiến thức chuyên môn
thuận tiện khi giao dịch О О О О О 6. Cách thức bố trí quầy phục vụ giao
dịch, băng rôn, bảng chỉ dẫn hợp lý О О О О О 13. Xin vui lòng cho biết mức độ hài lòng của Anh/ Chị khi sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại VPB hiện nay?
О Hoàn toàn không hài lòng О Không hài lòng
О Bình thường О Hài lòng
О Hoàn toàn hài lòng
14. Theo Anh/ Chị VPB cần làm gì để hoàn thiện hơn nữa chất luợng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện nay? ... ... ... ... ... ... ...