MỘT SỐ MÔ HÌNH TIẾP DIỄN CƠ BẢN
1.1.23.Áp dụng mô hình
Chiến lược giao dịch: mua vào.
Do người bán giữ giá tại mức chặn trên (resistance) của tam giác nhưng người mua tiếp tục đẩy giá lên cao hơn, tạo nên mức giá thấp của nến sau cao hơn nến trước cho đến khi mức chặn trên bị phá vỡ. Lúc đó giá sẽ tiếp diễn theo xu hướng trội hơn sau khi phá vỡ mức cản. Như vậy tín hiệu mua xuất hiện khi đường giá cắt đường kháng cự theo hướng đi lên và tính hiệu cũng sẽ mạnh hơn khi giá đang trong giai đoạn tăng vượt qua điểm bứt phá .
1.1.23.2. Trường hợp tam giác giảm.
Mô hình tam giác giảm đưa ra tín hiệu bán khi đường giá cắt đường hỗ trợ theo hướng đi xuống và tín hiệu cũng sẽ mạnh hơn khi giá đang trong giai đoạn giảm vượt qua điểm bứt phá .
Tóm lại khi tín hiệu bán hoặc mua xuất hiện thì nhà đầu tư có thể lựa cho 2 chiến lược sau đây:
− Chiến lược mạo hiểm. Bán hoặc mua khi giá chạm giới hạn trên hoặc dưới của Tam giác . theo đuổi chiến lược này nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận lớn và đương nhiên là sẽ có rủi ro cao vì lúc đó xu hướng mới còn chưa ổn định ( tức là chưa biết giá sẽ thực sự tăng hay giảm hay chỉ là biến động tức thời của thị trường).
− Chiến lược an toàn. Chờ cho giá vượt ra khỏi Tam giác rồi mua vào hoặc bán ra với mức giá chốt lời hay cắt lỗ. Với chiến lược này thì có thể lợi nhuận thu được sẽ thấp hơn nhưng mà tính tin tưởng của xu hướng mới sẽ cao hơn hay là an toàn hơn.
1.1.23.3. Đặt lệnh chốt lời, cắt lỗ.
Sau khi đặt lệnh mua hoặc bán thì giá cả thị trường sẽ quyết định khoản lợi nhuận nhà đầu tư thu được hay là khoản lỗ mà họ phải trả.
Lệnh chốt lời: sử dụng khi giá diễn biến đúng như nhà đầu tư dự đoán.
Trong mô hình tam giác tăng, sau khi giá vượt qua ngưỡng kháng cự thì nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua vì nhà đầu tư dự đoán giá sẽ tăng. Nếu giá thị trường tăng đúng như nhà đầu tư dự đoán thì khi đó nhà đầu tư có thể đặt lệnh chốt lời để đảm bảo mình có lời. Nhưng lợi nhuận của mỗi nhà đầu tư phụ thuộc vào sự phán đoán và tính cách của bản thân họ .
− Nhà đầu tư thích mạo hiểm thì họ có thể đặt lệnh để chốt lời tại điểm A để thu được lợi nhuận lớn nhưng phải chịu rủi ro lớn hơn do giá có thể giảm khi chưa chạm ngưỡng A.
− Nhà đầu tư muốn sự an toàn thì họ có thể đặt lệnh chốt lời tại điểm B, tại điểm có mức giá = mức giá tại điểm phá vỡ ( giá mua) + X
với X = chênh lệch giữa mức giá tại điểm phá vỡ và mức giá tại điểm cuối cùng trong mô hình chạm đường xu hướng .
Lệnh cắt lỗ : sử dụng khi diễn biến giá không đúng như kì vọng của nhà đầu
tư.
1.1.24.Nhược điểm của mô hình.