1.1.21.Mô hình cờ lá

Một phần của tài liệu phân biệt hai loại mô hình đảo chiều và tiếp diễn (Trang 34)

MỘT SỐ MÔ HÌNH TIẾP DIỄN CƠ BẢN

1.1.21.Mô hình cờ lá

1.1.21.1.1. Khái niệm.

Mô hình giá cờ lá là mô hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá của một cặp đồng tiền quay trở lại giao động trong kênh giá song song từ một biến động giá trước đó. Mô hình giá là cờ có thể là mô hình giá lên hoặc mô hình giá xuống, phụ thuộc và xu hướng trước khi hình thành mô hình giá lá cờ là gì. Nếu cặp đồng tiền là xu hướng lên trước khi mô hình được hình thành thì đó sẽ là mô hình giá tiếp diễn lên. Nếu cặp đồng tiền là xu hướng xuống trước khi mô hình được hình thành thì đó sẽ là mô hình giá tiếp diễn xuống. Đây có thể coi là trường hợp đặc biệt của mô hình giá cờ đuôi nheo.

1.1.21.1.2. Mô tả mô hình.

Sự hình thành của mô hình tương tự như mô hình cờ đuôi nheo, điểm khác biệt của cờ lá và cờ đuôi nheo đó chính là phần lá cờ, cờ đuôi nheo là một tam giác của giá, còn ở cờ lá là một hình bình hành. Điều đó có nghĩa là các mức giá trong giai đoạn cũng cố này biến động tương đối ổn định.

Mô hình này có hai đường xu hướng song song, đường hỗ trợ xuống và đường kháng cự lên trong mô hình giá tiếp diễn lên, ngược lại với mô hình giá tiếp diễn xuống, giữ ở giữa sự dịch chuyển cơ bản của giá. Trực quan mà thấy, một sự hình thành hình bình hành và có hướng chống lại sự dịch chuyển giá. Mô hình này thường có đặc tính tăng rõ nét hoặc giảm giá sâu.

(xét trong trường hợp cờ lá hình thành trong xu hướng tăng giá, và tương tự cho cờ lá hình thành trong xu hướng giá giảm nhưng ngược lại)

Tất cả các mô hình giá cờ lá đều có 5 đặc điểm sau:

• Mức kháng cự (A): là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và song song với đường hỗ trợ phía dưới.

• Mức hỗ trợ (B) : là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức hỗ trợ và song song với đường kháng cự phía trên.

• Cột cờ (C) : là xu hướng trước khi hình thành nên mô hình lá cờ. Cột cờ có chiều dài bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu xu hướng tới điểm cao nhất của lá cờ.

• Điểm phá vỡ (D) : là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự.

• Giá mục tiêu (E) : là mức giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng tăng lên khi nó đã phá vỡ mô hình. Khoảng cách của mức giá mục tiêu giao động sẽ bằng với chiều dài của cột cờ (C).

Mô hình cờ lá thường hình thành trong một thời gian ngắn.

1.1.21.2.1. Mô hình cờ lá giảm.

Nếu trong một xu hướng giảm giá, xuất hiện biểu hiện của mô hình lá cờ, khi đó tín hiệu bán xuất hiện vì các nhà đầu tư đang chờ xem liệu mô hình lá cờ có thật sự xuất hiện hay không.

Đến khi mô hình lá cờ được hình thành và đã kết thúc, tức là khi giá đã phá vỡ đường hỗ trợ của mô hình- hay còn gọi là điểm phá vỡ, tại đây các nhà đầu tư sẽ chính thức đặt lệnh bán và họ có đủ cơ sở để tin rằng tại đó sau khi trải qua một đoạn gián đoạn tạm thời thì giá sẽ tiếp tục giảm như hướng ban đầu nên họ đẩy mạnh bán ra để phần nào cắt lỗ, giảm thiểu rủi ro.

Sau khi vượt qua mức phá vỡ, giá sẽ tiếp tục giảm – đây là thời gian dành cho các nhà đầu tư thực hiẹn lệnh bán của mình. Đến khi giá đã giảm xuống một mức giá mục tiêu – T- là mức tối thiểu mà các nhà đầu tư hy vọng giá sẽ giảm xuống. Tại mức giá mục tiêu này, những nhà đầu tư theo chiều hướng bảo thủ sẽ đặt lệnh ngừng giao dịch, T cũng chính là điểm dừng lỗ của mô hình với công thức :

Trong đó T : mức mục tiêu

BP : điểm ra và kết thúc mô hình . TS : điểm bắt đầu xu hướng

PS: điểm bắt đầu hình thành mô hình.

Nhưng nếu do biến động không đoán trước được trên thị trường, giá không giảm như dự kiến mà bất ngờ đảo chiều tăng lên trước khi giảm xuống tới mức giá mục tiêu,

tương tự như mô hình cờ đuôi nheo giảm, lúc này các nhà đầu tư sẽ đặt lệnh ngừng bán tại mức giá cao hơn mức giá lúc vào lệnh ( hay nói cách khác là điểm phá vỡ của mô hình) một ít để hạn chế rủi ro. Đây cũng chính là điểm cắt lỗ của mô hình.

1.1.21.2.2. Mô hình cờ lá tăng.

Trong một xu hướng tăng, nếu có những dấu hiệu của mô hình cờ lá, những tín hiệu mua sẽ xuất hiện, đây chỉ là tín hiệu bởi lẽ các nhà đầu tư chưa biết chắc liệu mô hình cờ lá có thực sự xuất hiện hay không, họ không dám táo bạo liều minh đưa ra quyết định ngay lúc này.

Đến khi mô hình cờ lá đã thực sự hình thành và kết thúc – tức là khi điểm phá vỡ đã xuất hiện, giá vượt qua đường kháng cự của mô hình, lúc này các nhà đầu tư mới thực sự đặt lệnh mua bởi lẽ họ tin chắc rằng sau một đợt gián đoạn tạm thời trong ngắn hạn vừa rồi, giá sẽ tiếp tục tăng như xu hướng ban đầu, nên họ tiến hành mua vào nhằm mục đích sau này bán ra để tìm kiếm lợi nhuận.

Sau khi hình thành nên điểm phá vỡ, giá sẽ tiếp tục đà tăng cho đến khi đạt được một mức giá mục tiêu – T- đây là mức giá cao tối thiểu mà các nhà đầu tư hy vọng giá có thể đạt tới, tại đây họ sẽ đặt lệnh dừng mua (nếu đây là những nhà đầu tư ưa thích sự an toàn). T chính là điểm chốt lời của phiên giao dịch .

Ta cũng sẽ có công thức :

Trong đó T : mức mục tiêu

BP : điểm thoát, kết thúc mô hình TS : điểm bắt đầu xu hướng.

PS : điểm bắt đầu hình thành mô hình

Cũng tương tự như mô hình cờ đuôi nheo tăng đã nêu ở trên, đối với mô hình cờ lá tăng, mức giá cắt lỗ sẽ là mức giá thấp hơn mức giá đặt lệnh ( điểm phá vỡ) một ít trong trường hợp giá chưa tăng lên được tới mức mục tiêu đã đảo chiều giảm xuống do biến động thị trường hay các yếu tố khách quan mà nhà đầu tư không dự đoán trước được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.21.3. Ưu nhược điểm của hai mô hình .

Như đã nói ở trên, một mô hình cờ hay cờ đuôi nheo xuất hiện là một sự gián đoạn tạm thời trong một xu hương tăng( hay giảm) với một số lượng lớn, điều cần chú ý ở đây là chuyển động ban đầu của giá thường là một cú giật giá mạnh, bất ngờ và dứt khoát; còn nếu chuyển động ban đầu của giá không bất ngờ và mạnh mẽ, thì cần xem xét lại về tính xác thực của mô hình này ; vì việc xác định đúng mô hình là rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định mua bán sau này.

Vấn đề thứ hai là mô hình này đặc biệt chỉ xảy ra trong ngắn hạn ( từ 1 – 3 tuần), việc này có thể khiến cho các nhà đàu tư dài hạn khó có thể điều chỉnh kịp các chiến lược mua bán của mình để thích nghi với mô hình, hơn nữa mô hình này cũng sẽ giảm sự chính xác nếu đem vào áp dụng trong dài hạn.

Ngoài ra còn có thể có một vài yếu tố khách quan khác có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của mô hình như một vài biến động bất ngờ của thị trường liên quan đến vấn đề chính trị, không dự báo trước được làm cho mô hình phát triển không như dự định, dẫn tới các quyết định sai lầm.

Mô hình giá hình tam giác (Triangles).

Một phần của tài liệu phân biệt hai loại mô hình đảo chiều và tiếp diễn (Trang 34)