MỘT SỐ MÔ HÌNH TIẾP DIỄN CƠ BẢN
1.1.20.Mô hình cờ đuôi nheo
1.1.20.1.1. Khái niệm.
Cờ đuôi nheo là mẫu hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá của một cặp đồng tiền di chuyển trong một biên độ ổn định càng ngày càng hẹp dần. Mẫu hình cờ đuôi nheo có thể là xu hướng giá lên hay giá xuống, phụ thuộc vào diễn biến giá trước khi mẫu hình cờ đuôi nheo được thành lập.Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh tăng giá trước khi mô hình cờ đuôi nheo hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá lên. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh giảm giá trước khi mô hình cờ đuôi nheo hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá xuống.
1.1.20.1.2. Mô tả mô hình.
Mô hình thường xuất hiện trước khi hình thành việc tăng rõ nét hoặc giảm giá sâu. Vào một thời điểm trong xu hướng ban đầu, khối lượng giao dịch tăng (giảm) mạnh tạo nên cán cờ. Sau đó tỷ giá bắt đầu có sự giằng co trong ngắn hạn thể hiện bằng một lá cờ hình tam giác cân. Đây là thời kì dưỡng sức cho một sự bùng nổ giá tiềm năng. Ở giai đoạn này khối lượng giao dịch giảm xuống (tăng lên) đáng kể. Mô hình sẽ hoàn thành khi giá phá vỡ đường xu hướng bên trên trong xu hướng tăng và đường xu hướng bên dưới trong xu hướng giảm. Sự phá vỡ những đường xu hướng này diễn ra với khối lượng giao dịch tăng.
Sự giằng co hình thành mô hình được hiểu rằng xu hướng tăng (giảm) liên tục đang được kiểm tra nhưng không thành công vì đà tăng quá mạnh mẽ.
1.1.20.1.3. Đặc điểm mô hình.
(xét trong trường hợp cờ hiệu trong xu hướng tăng giá, và tương tự cho cờ hiệu trong xu hướng giá giảm nhưng ngược lại)
Tất cả các mô hình giá cờ lá đều có 5 đặc điểm sau:
• Mức kháng cự (A): là đường xu hướng giảm, xác lập nên mức cản và hội tụ với đường hỗ trợ phía dưới.
• Mức hỗ trợ (B): là đường xu hướng tăng, xác lập nên mức hỗ trợ và hội tụ với đường kháng cự phía trên.
• Cột cờ (C): là xu hướng trước khi hình thành nên cờ đuôi nheo. Cột cờ có chiều dài bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm cao nhất của cờ đuôi nheo.
• Điểm phá vỡ (D): là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự.
• Giá mục tiêu (E) : là mức giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống khi nó đã vượt qua mô hình cờ đuôi nheo( nếu là cờ đuôi nheo giá xuống) hoặc giá mà
tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng tăng lên sau khi nó đã vượt qua mô hình cờ đuôi nheo( nếu là cờ đuôi nheo giá lên), Khoảng cách của mức giá mục tiêu giao động sẽ bằng với chiều dài của cột cờ (C).
Cờ đuôi nheo thường hình thành trong một quãng thời gian ngắn( từ một tới 3 tuần).
1.1.20.2. Áp dụng mô hình.
1.1.20.2.1. Trong xu hướng giá tăng.
Nếu trong một xu hướng tăng, xuất hiện một dấu hiệu cho thấy mô hình cờ đuôi nheo có thể xuất hiện – PS- thì tại đó xuất hiện một tín hiệu mua. Chỉ là tín hiệu bởi vì tại thời điểm này các nhà đầu tư chưa xác định được đó có chính xác là mô hình cờ đuôi nheo hay không nên chưa mạo hiểm đưa ra bất kì quyết định nào.
Đến khi mô hình cờ đuôi nheo chính thức được hình thành rõ rệt, và tại mức giá mô hình kết thúc – BP- lúc này quyết định mua chính thức được đưa ra vì các nhà đầu tư có đủ cơ sở để tin rằng giá sẽ tiếp tục đà tăng như ban đầu.
Sau khi hình thành xong mô hình, giá sẽ tiếp tục dịch chuyển trong cùng một hướng tăng, trước khi hình thành được mức mục tiêu, đây là khoảng thời gian cho các nhà đầu tư đặt lệnh mua.
Sau đó, khi giá đã tăng tới một mức giá mục tiêu -T– đây là mức giá tối thiểu mà các nhà đầu tư mong đợi cặp tỷ giá có thể tiến tới, nếu các nhà đầu tư theo khuynh hướng an toàn thì tại đây họ đặt lệnh ngừng mua và chốt lời tại đây.
Khi đó ta có công thức:
Trong đó T : mức mục tiêu – điểm chốt lời BP : điểm thoát, kết thúc mô hình – điểm phá vỡ TS : điểm bắt đầu xu hướng.
PS : điểm bắt đầu hình thành mô hình.
Tuy nhiên, trong thị trường nhiều biến động như hiện nay, chuyện gì cũng có thể xảy ra, tất cả các quyết định được nêu ra ở trên đều dựa vào xu hướng và dự đoán. Nếu như có một biến động bất thường nào đó trên thị trường làm cho giá không dịch chuyển theo đúng với xu hướng của mô hình – tức là không đúng với những gì các nhà đầu tư đã dự đoán cũng như kì vọng, thì họ cũng cần phải có những hành động cần thiết để làm chủ tình hình và giảm thiểu rủi ro cho mình.
Cụ thể đối với mô hình cờ đuôi nheo tăng, khi đặt lệnh mua đồng thời các nhà đầu tư cũng đặt lệnh cắt lỗ tại mức giá thấp hơn một ít nhằm phòng ngừa rủi ro khi thị trường không diễn biến theo đúng dự đoán của họ
Trong một xu hướng giảm, nếu xuất hiện dấu hiệu cho thấy mô hình cờ đuôi nheo có thể sẽ xuất hiện, sẽ xuất hiện một tín hiệu bán. Lúc này các nhà đầu tư chưa vội vã ra quyết định vì họ chưa biết liệu rằng mô hình cờ đuôi nheo có thực sự sẽ xuất hiện hay không.
Đến khi mô hình cờ đuôi nheo thực sự đã hình thành và xuất hiện điểm phá vỡ ( điểm kết thúc của mô hình), lúc này các nhà đầu tư ngay lập tức đặt lệnh bán vì họ có đủ cơ sở để tin rằng sau này giá sẽ giảm đều nên phải tiến hành bán ra giằm giảm lỗ, giảm rủi ro.
Sau khi hình thành mô hình và đạt đến điểm phá vỡ, giá sẽ tiếp tục giảm theo xu hướng trước đó, đây là khoảng thời gian thích hợp cho các nhà đầu tư tiếp tục đặt lệnh bán. Đến một lúc nào đó, giá sẽ giảm đến một mức giá mục tiêu – đây là mức giá cao nhất mà các nhà đầu tư hy vọng giá sẽ giảm xuống, tức là giá sẽ giảm tới mức giá này hoặc có thể sẽ giảm hơn thế nữa; do đó với các nhà đầu tư ưa thích sự an toàn họ sẽ kết thúc giao dịch – đặt lệnh ngừng bán tại đây và do đó T chính là điểm chốt lời. Tương tự ta cũng có công thức:
Trong đó: T: mức mục tiêu
BP : điểm thoát, kết thúc mô hình TS : điểm bắt đầu xu hướng.
PS : điểm bắt đầu hình thành mô hình
Cũng tương tự như trên, các nhà đầu tư sẽ đặt lệnh cắt lỗ tại mức giá cao hơn mức giá mà họ đã mua vào – tức là cao hơn điểm phá vỡ một ít để phòng ngừa rủi ro.
1.1.21.Mô hình cờ lá.