MỘT SỐ MÔ HÌNH TIẾP DIỄN CƠ BẢN
1.1.22.Những kiến thức cơ bản về mô hình
Tam giác là mẫu hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá của một cặp đồng tiền đụng mức cản hỗ trợ hay kháng cự nằm ngang và bắt đầu di chuyển trong một biên độ ổn định càng ngày càng hẹp dần. Mẫu hình tam giác có thể là xu hướng giá lên hay giá xuống, phụ thuộc vào diễn biến giá trước khi mẫu hình nêm (wedges) được thành lập. Nếu một cặp đồng tiền đang trong kênh tăng giá trước khi tam giác hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá lên( Ascending Triangle). Nếu một cặp đồng tiền đang trong kênh giảm giá trước khi mô hình tam giác hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá xuống (Descending Triangle).
1.1.22.2. Đặc điểm mô hình.
Tất cả các loại mẫu hình tam giác có đặc điểm gồm:
• Mức kháng cự (A): là đường kháng cự nằm ngang (đối với trường hợp giá lên hay còn gọi là tam giác tăng dần) hoặc là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và hội tụ với đường hỗ trợ phía dưới (nếu là trường hợp giá xuống hay tam giác giảm dần).
• Mức hỗ trợ (B) : là đường hỗ trợ tăng giá hội tụ với đường kháng cự phía trên (nếu là trường hợp giá lên hay tam giác tăng dần) hoặc là đường hỗ trợ nằm ngang (nếu là trường hợp giá xuống hay tam giác giảm dần).
• Cột cờ (C) : là xu hướng trước khi hình thành nên tam giác. Cột cờ có chiều dài bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu xu hướng tới điểm cao nhất của tam giác (nếu là tam
giác giá lên) hoặc bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm thấp nhất của tam giác (nếu là tam giác giá xuống).
• Điểm phá vỡ (D) : là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự nằm ngang (nếu là giá lên hay tam giác tăng dần) hoặc là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt xuống dưới đường hỗ trợ nằm ngang (nếu là giá xuống hay tam giác giảm dần)
• Giá mục tiêu (E) : là mức giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống khi nó đã vượt qua mô hình tam giác ( nếu là giá lên) hoặc giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng tăng lên sau khi nó đã vượt qua mô hình tam giác ( nếu là giá xuống), Khoảng cách của mức giá dự phòng giao động sẽ bằng với chiều dài của cột cờ (C).
Phân biệt với mô hình khác:
− Mô hình tam giác là khi có đường kháng cự hay hỗ trợ nằm ngang.
− Mô hình cờ đuôi nheo có đường kháng cự hay hỗ trợ ngược hướng nhau và hội tụ nhau.Còn mô hình nêm thì lại có hai đường cùng xu hướng (xuống hoặc lên) hội tụ nhau.
1.1.22.3. Phân loại.
Dựa vào đặc điểm thì mô hình tam giác được chia làm 3 loại : mô hình tam giác tăng , mô hình tam giác giảm, mô hình tam giác cân . Nhưng vì mô hình tam giác cân có đặc điểm hoàn toàn giống với mô hình cờ đuôi nheo đã được trình bày ở trên nên phần này chúng ta chỉ xét đến 2 loại còn lại.
Để có sự nhận diện chính xác về từng kiểu mô hình, nhóm trình bày những đặc điểm riêng biệt của chúng trong bảng phân biệt sau:
Đặc điểm Tam giác tăng Tam giác giảm Đặc điểm nhận biết Đường kháng cự nằm ngang. Đường hỗ trợ có xu hướng lên. Đường hỗ trợ nằm ngang. Đường kháng cự có xu hướng xuống.
Thời gian Khoảng 1-3 tháng Khoảng 1-3 tháng. Sự hồi lại điểm
phá vỡ
Mức kháng cự nằm ngang trở thành mức hỗ trợ mới .
Mức hỗ trợ nằm ngang trở thành mức kháng cự mới. Mục tiêu giá Khoảng cách rộng nhất của Mức giá tại điểm phá vỡ trừ
mô hình cộng với mức giá tại điểm phá vỡ.
đi khoảng cách rộng nhất của mô hình.
1.1.23.Áp dụng mô hình.