Qua bảng 4.5 cho thấy năng suất thân lá biến động từ 71,8 - 106,6 tạ/ha. Trong đó, công thức 1 (50 cm x 30 cm) và công thức 4 (60 cm x 25 cm) có năng suất thân lá lần lượt là 106,6; 95,8 tạ/ha cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 5) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức 2 (50 cm x 35 cm) và 3 (60 cm x 30 cm) có năng suất thân lá tương đương so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
4.6. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của công tác nghiên cứu và sản xuất ngô. Đồng thời, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khả ăng thích ứng với điều kiện môi trường của giống. Năng suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng, khối lượng nghìn hạt, chiều dài bắp và đường kình bắp. Ngoài ra, năng suất ngô còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như: Thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ
thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh. Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai HN88 chúng tôi thu được kết quảở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014
tại Thái Nguyên
Công thức Số bắp/ cây Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số hàng/ bắp (hàng) Số hạt/ hàng (hạt) P 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 0,97 14,2* 4,3ns 12,7* 28,8* 330,0* 78,2* 32,5* 2 0,92 12,6ns 4,2ns 12,0ns 26,3ns 298,7ns 49,6ns 28,5ns 3 0,94 13,1ns 3,8* 11,8ns 26,7ns 306,7ns 50,4ns 27,9ns 4 0,95 13,3* 4,2ns 12,1ns 28,4* 310,0ns 67,1* 30,8* 5 (Đ/c) 0,90 12,1 4,1 11,6 25,3 288,3 44,7 26,8 P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) - 4,8 2,4 2,2 3,6 4,2 4,7 3,4 LSD.05 - 1,2 0,2 0,5 1,8 24,4 5,2 1,9 Hình 4.2: Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm
4.6.1. Số bắp trên cây
Qua số liệu bảng 4.6 cho thấy: Tất cả các công thức thí nghiệm có số bắp trên cây tương đương so với công thức đối chứng (số bắp/cây dao động từ 0,90 - 0,97 bắp/cây). Như vậy, mật độ khoảng cách khác nhau không ảnh hưởng nhiều tới số bắp trên cây của giống ngô nếp lai HN88.
4.6.2. Chiều dài bắp
Chiều dài bắp được đo từ đầu bắp đến tận múp bắp. Chiều dài bắp là một chỉ tiêu quan trọng cấu thành nên năng suất và tỷ lệ thuận với năng suất, chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngược lại. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền giống, còn phụ thuộc diều kiện chăm sóc, chế độ phân bón.
Bảng số liệu 4.6 cho thấy: Chiều dài bắp của các công thức thí nghiệm biến động từ 12,1 - 14,2 cm. Trong đó công thức 1 và công thức 4 có chiều dài bắp cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 5) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Công thức 2 và công thức 3 có chiều dài bắp tương đương so với công thức đối chứng.
4.6.3. Đường kính bắp
Chiều dài bắp và đường kính bắp là hai yếu tố quyết định số hạt/bắp và tỷ
lệ thuận với năng suất của ngô. Đường kính bắp càng lớn thì năng suất càng cao và ngược lại. Đường kính bắp phụ thuộc vào giống và chếđộ chăm sóc.
Qua bảng 4.6 cho thấy: Đường kính bắp của giống ngô nếp lai HN88 ở
các công thức thí nghiệm biến động từ 3,8 - 4,3 cm. Trong đó công thức 3 có
đường kính bắp đạt 3,8 cm thấp hơn so với công thức đối chứng (công thức 5) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có đường kính bắp tương đương so với công thức đối chứng.
4.6.4. Số hàng trên bắp
Số hàng trên bắp chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, ít phụ thuộc vào điêu kiện khí hậu và chế độ canh tác. Được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái, số hàng trên bắp thường là số chẵn.
Qua bảng 4.6 cho thấy: Số hàng trên bắp của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức thí nghiệm biến động từ 11,6 - 12,7 hàng. Công thức 1 có số
hàng trên bắp là 12,7 hàng cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 5) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có số hàng trên bắp tương
đương so với công thức đối chứng. Như vậy mật độ khoảng cách ảnh hưởng không nhiều đến số hàng trên bắp của giống ngô nếp lai HN88.
4.6.5. Số hạt trên hàng
Số hạt trên hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thụ phấn thụ tinh của ngô, khi ngô trỗ cờ, tung phấn, phun râu gặp điều kiện bất thuận có thể giảm số lượng râu sản sinh, dẫn
đến giảm thụ phấn của các noãn và hạn chế số hạt phát triển, nhưng noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hóa, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột -
đỉnh bắp không có hạt, làm giảm số hạt trên hàng. Số hạt trên hàng còn phụ
thuộc vào khoảng cách giữa tung phấn, phun râu. Khoảng cách này càng ngắn càng có lợi cho tung phấn để hình thành hạt.
Qua bảng số liệu 4.6 cho thấy: Số hạt trên hàng của các công thức thí nghiệm biến động từ 25,3 - 28,8 hạt. Trong đó, công thức 1 và công thức 4 có số hạt trên hàng lần lượt là 28,8; 28,4 hạt, cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 5) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có số hạt trên hàng tương đương so với công thức đối chứng. Như vậy, số hạt trên hàng của giống ngô nếp lai HN88 bịảnh hưởng bởi mật độ khoảng cách.
4.6.6. Khối lượng 1000 hạt
Khối lượng 1000 hạt là do đặc tính di truyền của giống quy định, nhưng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như: Khí hậu, thời tiết, đất đai, kỹ
thuật canh tác. Nếu sau khi trỗ cờ, tung phấn, phun râu gặp điều kiện bất thuận thì sẽ dẫn đến sinh trưởng có thể ngừng sớm và hạn chế độ lớn của hạt được tạo ra. Đây là một chỉ tiêu quan trọng tương quan chặt chẽ với năng suất.
Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Khối lượng 1000 hạt ở các công thức thí nghiệm biến động từ 288,0 - 330,0g. Công thức 1 có P1000 hạt đạt 330,00 cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 5) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có P1000 hạt tương đương so với công thức đối chứng. Như vậy, mật độ khoảng cách khác nhau ảnh hưởng đến khối lượng 1000 hạt và ảnh hưởng đến năng suất sau này.
4.6.7. Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết là tiềm năng năng suất của từng giống. Năng suất lý thuyết phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như: Số bắp trên cây, số
hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng, khối lượng 1000 hạt, số cây trên m2.
Qua bảng 4.6 cho thấy: Năng suất lý thuyết của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức thí nghiệm biến động từ 44,7 - 78,2 tạ/ha. Công thức 1 và 4 có năng suất lý thuyết lần lượt là 78,2; 67,1 tạ/ha cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 5) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có năng suất lý thuyết tương đương so với công thức đối chứng.
4.6.8. Năng suất thực thu
Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng trong bón công tác chọn tạo giống cũng như trong sản suất ngô. Năng suất thực thu là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố, phản ánh trung thực nhất, rõ nét nhất vềđắc điểm di truyền và tình hình sinh trưởng, phát triển của giống ngô trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất
định. Giống có tiềm năng năng suất cao chỉ có thể phát huy tiềm năng năng suất tốt nhất khi giống đó được nuôi dưỡng trong điều kiện thích hợp.
Qua bảng 4.6 cho thấy: Năng suất thực thu của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức thí nghiệm biến động từ 26,8 - 32,5 tạ/ha. Trong đó, công thức 1 và 4 có năng suất thực thu lần lượt là 32,5; 30,8 tạ/ha cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 5 - 26,8 tạ/ha) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có năng suất thực thu tương đương so với công thức đối
chứng. Như vậy, mật độ khoảng cách ảnh hưởng nhiều đến năng suất thực thu của giống ngô nếp lai HN88.
4.7. Chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách gieo trồng gieo trồng
Chỉ tiêu chất lượng của ngô nếp được đánh giá bằng hai phương pháp: Phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Ở đây chúng tôi chỉđánh giá bằng phương pháp định tính (đánh giá cảm quan) được đánh giá bằng cách luộc nếm thử rồi cho điểm theo thang điểm được đánh giá từ 1 - 5 điểm.
Bảng 4.7. Chất lượng thử nếm đối với ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách khác nhau
Đơn vị: Điểm 1 - 5
Công thức Độ dẻo Hương
thơm Vị đậm Độ ngọt Màu Sắc hạt bắp luộc 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 3 2 2 2 2 1 4 1 2 1 1 1 5 (Đ/c) 1 2 2 1 2
Qua bảng 4.7 cho thấy: Chất lượng của ngô nếp lai HN88 qua các mật độ
khoảng cách trồng là tương đối tốt. Chất lượng nếm thử đạt từ điểm 1 - điểm 2. Công thức 1 có chất lượng độ dẻo, hương thơm, vị đậm, độ ngọt và màu sắc hạt bắp luộc đạt tốt nhất (điểm 1), tiếp theo là công thức 4, công thức 2 và 3 đạt khá.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
- Thời gian sinh trưởng của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ
khoảng cách biến động từ 105 - 107 ngày. Như vậy, mật độ khoảng cách trồng khác nhau không ảnh hưởng nhiều tới thời gian sinh trưởng của giống ngô nếp lai HN88.
- Khoảng cách mật độ khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến hình thái (chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá trên cây) của giống ngô
nếp lai HN88.
- Tất cả các mật độ đều bị sâu bệnh hại. Trong đó công thức 1 (50 cm x
30 cm; 6,7 vạn cây/ha) và công thức 4 (60 cm x 25 cm; 6,7 vạn cây/ha) có tỷ
lệ nhiễm sâu bệnh nhẹ nhất và khả năng chống đổ tốt nhất.
- Năng suất lý thuyết của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách biến động từ 44,7 – 78,2 tạ/ha. Trong đó, công thức 1 và công thức 4 đạt năng suất cao nhất lần lượt là 78,2 tạ/ha; 67,05 tạ/ha cao hơn so vói công thức
đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
- Năng suất thực thu của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách biến động từ 26,8 - 32,5 tạ/ha. Trong đó, công thức 1 và công thức 4 đạt năng suất cao nhất lần lượt là 32,5 tạ/ha; 30,8 tạ/ha cao hơn so với công thức
đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
- Công thức 1 có chất lượng thử nếm tốt nhất, tiếp theo là công thức 4.
5.2. Đề nghị
Do đây là kết quả nghiên cứu về mật độ khoảng cách gieo trồng ngô nếp lai HN88 trong vụ Xuân đầu tiên tại Thái Nguyên nên đề nghị tiếp tục tiến hành thí nghiệm nghiên cứu vào những vụ tiếp theo để có kết quả chính xác và đầy đủ hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT (2006), Hướng dẫn quy trình
thâm canh một số cây trồng, Nxb Nông nghiệp.
2. Lê Văn Hải (2011), Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai triển vọng và một số biện pháp kỹ thuật phục vụ sản xuất ngô vùng Đông Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
3. Phan Xuân Hào (2007), "Vấn đề mật độ và khoảng cách trồng ngô", Tạp
chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (12), tr. 39 - 41.
4. Dương Thị Nguyên, Luân Thị Đẹp, Mai Xuân Triệu (2011), “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách gieo trồng tổ hợp ngô lai IL3 x IL6 trong vụ Xuân và vụ Thu năm 2010 tại một số tỉnh vùng Đông Bắc”, Tạp chí KH & CN - Đại học Thái Nguyên, số 9/(1), tr. 105 - 109. 5. Ngô Hữu Tình (1987), Báo cáo kết quả tạo giống ngô MSB49, Trung
tâm Nghiên cứu Ngô Sông Bôi.
6. Ngô Hữu Tình (1997), Cây ngô, Giáo trình cao học nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Tổng cục Thống kê (2014).
Tài liệu tiếng Anh
8. Babu K. S., Mitra S. K. (1999), “Effect of plant density on grain yield
of Maize during rabi for season”, Madras Agricultural Journal 6, pp.
290 - 292.
9. Banzinger M., Edmeades G. O., Beck D., Bellon M. (2000), Breeding for
Drought and Nitrogen Stress Tolerance in Maize, From Theory to
10. Borleanu Ioana Claudia (2010), The influence of cropping density on maize hybrid under natural conditions in the ARDS Simnic area - Rumani, Analele Universitatti din Craiova, seria Agricutuva, Montanologie, Cadastru Vol. XXXX 2010.
11. Brewbaker. James L (1998), “Advanced in Breeding Specialty Maize Types”, Proceedings of the Seventh Asian Regional Maize Workshop, Los Banos, Philipines, 444- 450.
12. Chaudhry G. A., Khan M. A. (2003), “Effect of nitrogen, photphorus
and plant population on grain yield of dryland maize”, Asean Journal of
plant sci, 2 (10), 1989, pp. 800 - 803.
13. FAOSTAT DATABASE, 2014.
14. Fergason, V., A.R. Hallauer (1994), “High amylose and waxy corn”, Specialty corn, A.R.Hallauer, ed, CRC press, Boca Raton, FL,55- 77, 410.
15. Hallauer A. R. (1991), Lecture for CIMMYT advanced course of maize
improvement. CIMMYT, El Batan, Oct - Nov.
16. Minh Tang Chang and Peter L. K. (2005), Corn Breeding Achievement
in United States, Report in Nineth Asian Regional Maize Worshop,
Beijing, China.
17. Neradic N., Slovic S. (1999), Effect of crop debsity and nitrogen
application rate on maize yield, Bornik Radova Poljoprvrednog
Fakultela, University Beogradu, 34: 591, pp. 77 - 91.
18. Pham Sy Tan, Trinh Quang Khuong, Pham My Hoa and Đang Duy Minh (2006), Agronomic analysis of experiments in North MD of Vietnam, Worshop on Site-Specific Nutrient Management for Maize in Vietnam, Hanoi, 7 - 9 August.
19. Prasad T. V. R., Krishnamarthy K. (1990), “Canopy and growth differences in maize genotypes in relation to plant densities and nitrogen
levels, Mysore”, Journal of Agricultural Science, 24, pp. 4.
20. Sprague G. F. and Dudley J. W. (1988), Corn and Corn Improvement, Third Edition, American Society of Agronomy, Publisher Madison,
Wisconsin, USA. Inc, pp. 986.
21. Thompson Peter (2005), Speciality corns: Waxy, High – Amylose, High - Oil and High – Lysine Corn, http://ohioline.osuu.edu/agf-fact/0112.html. 22. William D., Widdicombe, Kurt D. (2002), “Row width and plant density
effects on corn grain production in the northern corn belt”, Agronomy
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM
BALANCED ANOVA FOR VARIATECCC FILE SLTINH 7/ 6/** 1: 6
--- PAGE 1 VARIATE V003 CCC
LNSOURCE OF VARIATIONDF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 169.068 84.5341 4.40 0.051 3 2 CT 4 90.3734 22.5933 1.17 0.391 3 * RESIDUAL 8 153.839 19.2298 --- * TOTAL (CORRECTED) 14 413.280 29.5200 ---