Trạng thái cây, độ che kín bắp, màu hạt, dạng hạt của giống ngô nếp la

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên. (Trang 43)

lai HN88 qua các mật độ khoảng cách

Theo dõi trạng thái cây và các đặc điểm của bắp giúp ta đánh giá được tổng thể sự sinh trưởng, phát triển, mức độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách. Kết quả của thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Trạng thái cây, độ che kín bắp, màu hạt, dạng hạt của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách

Đơn vị: Điểm 1 - 5 Công thức Trạng thái cây Độ che kín bắp Màu sắc hạt Dạng hạt 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 4 2 2 2 2 5 (Đ/c) 3 2 2 2 4.3.1. Trng thái cây

Trạng thái cây lúc thu hoạch có liên quan đến năng suất của giống ngô. Trạng thái cây tốt có khả năng cho năng suất cao và ngược lại. Trạng thái cây

được đánh giá bằng phương pháp cảm quan, dựa vào chiều cao cây, chiều cao

đóng bắp, độđồng đều của cây, mức độ thiệt hại do sâu hại gây ra và tỷ lệđổ gãy. Qua bảng 4.3 cho thấy các mật độ khoảng cách thí nghiệm có trạng thái cây từ khá đến trung bình (điểm 2 - điểm 3). Trong đó, công thức 3 có trạng thái cây tương đương so với công thức đối chứng ở mức độ trung bình (điểm 3). Các công thức còn lại có trạng thái cây tốt hơn công thức đối chứng ở mức

độ khá (điểm 2). Tuy nhiên không có công thức nào có trạng thái cây ở mức

độđiểm tốt (điểm 1).

4.3.2. Độ che kín bp

Qua bảng 4.3 cho thấy các công thức thí nghiệm có độ che kín bắp tương

đương so với công thức đối chứng (công thức 5) ở mức độ điểm 2 (kín).

4.3.3. Dng ht và màu sc ht

Dạng hạt và màu sắc hạt của các công thức thí nghiệm là giống nhau: Dạng hạt đạt điểm 2 (bán đá), màu sắc hạt đạt điểm 2 (trắng đục).

4.4. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên năng chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của ngô là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình chọn lọc và đánh giá giống ngô. Hiện nay có nhiều loại sâu bệnh có hiện tượng kháng thuốc nên việc tạo ra những giống ngô có khả năng chống chịu cao là rất cần thiết, mặt khác việc bố trí thời vụ gieo trồng, cơ cấu cây trồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả

năng chống chịu của ngô. Một đặc điểm của các giống ngô lai là có khả năng cho năng suất cao nhưng khả năng chống chịu kém. Tuy nhiên, mục đích của các nhà chọn tạo giống hiện nay là tạo ra những giống cho năng suất cao, khả

năng chống chịu tốt. Trong thời gian tiến hành thí nghiệm tại Thái Nguyên, mặc dù không có dịch bệnh và sâu hại lan tràn nhưng tình hình thời tiết diễn biến khá phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chống đổ và mức độ

nhiễm sâu bệnh của giống ngô nếp lai HN88. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 ở các mật độ khoảng cách khác nhau được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ lệ sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô nếp HN88 qua các mật độ khoảng cách khác nhau

Công thức

Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh Tỷ lệđổ gãy Sâu đục thân (điểm 1 - 5) Sâu đục bắp (điểm 1 - 5) Bệnh khô vằn (%) Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm 1 - 5) 1 1 1 2,3 4,3 1 2 1 2 5,3 11,7 1 3 1 2 5,7 20,7 1 4 1 2 4,0 2,0 1 5 (Đ/c) 2 2 3,7 34,0 1

4.4.1. nh hưởng ca mt độ khong cách gieo trng đến tình hình sâu bnh hi ca ngô

Trong yêu cầu tăng năng suất và sản lượng của ngô, sâu bệnh được coi là hạn chế chính và gây khó khăn không nhỏ cho người sản xuất ngô. Có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh tế. Theo tài liệu của tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO): Tổng thiệt hại do sâu gây ra mỗi năm là 20 - 30 tỷđô la, bằng 13 - 14% sản lượng; do bệnh gây ra là 24 - 25 tỷ đô la, bằng 11 - 12% sản lượng. Ở Việt Nam, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên đây cũng là

điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh phá hại, nhiều khi trở thành dịch không kiểm soát được. Mặt khác việc thâm canh tăng vụ làm cho tình hình sâu bệnh ngày càng phức tạp cùng với thói quen lạm dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh, sử dụng quá liều lượng trong thời gian dài đã dẫn đến tính kháng thuốc của sâu, bệnh làm cho việc phòng trừ ngày càng khó khăn hơn. Những biện pháp quan trọng làm giảm ảnh hưởng, tác hại của sâu bệnh đến năng suất, sản lượng của ngô là bố trí thời vụ, cơ cấu cây trồng, luân canh… Những biện pháp này vừa có hiệu quả kinh tế

vừa an toàn cho môi trường và con người.

4.4.1.1. Sâu đục thân (Ostrinia Nubilalis.; Ostrinia Funacalis H.)

Sự phân bố rộng rãi của sâu đục thân tại các vùng trồng ngô trong cả

nước cũng như trên thế giới đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô. Ở Việt Nam sâu đục thân hại chủ yếu trên ngô, bông, kê, cao lương và một số loại cây họ hòa thảo khác, chúng hại mạnh nhất vào vụ Hè, Hè Thu, Xuân Hè, một phần ngô Đông Xuân và Thu

Đông. Khi quan sát trên đồng ruộng, thấy các lỗ đục thẳng hàng gần như cắt ngang mặt đất, đó là triệu chứng của sâu đục thân. Sâu non tuổi nhỏ gặm rách lá và bông cờ hoặc cắn xiên thủng lá nõn, ba tuổi trở nên mới đục và thân và bắp. Sâu có 5 tuổi, hại ở tất cả các vụ, sâu non phát triển mạnh nhất vào lúc

ngô trỗ cờ và sau phun râu 2 tuần thì bắt đầu giảm. Cần có biện pháp phòng trừ và xử lý kịp thời khi có sâu đục thân bởi tác hại của chúng rất lớn. Sâu đục thân gây héo vàng, đổ gãy… dẫn đến năng suất thấp.

Tỷ lệ cây bị sâu đục thân được tính bằng tỷ số giữa cây bị nhiễm sâu trên tổng số cây trong ô thí nghiệm (điểm). Qua bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ nhiễm sâu

đục thân của các công thức dao động từ điểm 1 - 2. Trong thí nghiệm công thức 1, 2, 3, 4 có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân ở điểm 1, thấp hơn so với công thức đối chứng (công thức 5) điểm 2.

4.4.1.2. Sâu đục bắp (Heliothis zea và H. Armigera)

Sâu đục bắp gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất chất lượng ngô. Loài sâu này có thể gây hại suốt trong quá trình sinh trưởng của cây, khi ngô phun râu, sâu non đục bắp gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ phấn, thụ

tinh, năng suất và phẩm chất hạt. Đó cũng là những nguyên nhân gây thối bắp khi gặp mưa.

Qua bảng 4.4 cho thấy: Giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức mật

độ khoảng cách đều bị sâu đục bắp gây hại, đánh giá ở mức điểm 1 - 2. Công thức 1 bị sâu đục bắp gây hại nhẹ nhất (điểm 1). Các công thức còn lại bị sâu

đục bắp hại tương đương so với công thức đối chứng ở mức độ điểm 2. Tuy nhiên, do sâu đục bắp xuất hiện và phá hoại khi cây đã thụ phấn thụ tinh xong nên không gây ảnh hưởng tới năng suất. Khi thu hoạch bắp tươi có một số bắp có sâu đục bắp ở đầu bắp tuy ảnh hưởng đến hình thức của bắp ngô nhưng lại không ảnh hưởng đến chất lượng, thậm chí người sử dụng còn cho rằng đó là ngô nếp sạch, ăn an toàn hơn.

4.4.1.3. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia Solani; Corticum sasakii)

Bệnh khô vằn do nấm gây ra và là bệnh phổ biến trên ngô. Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô, song rõ và nặng nhất từ lúc ngô chuẩn bị trỗ cờ đến khi ngô chín. Nếu bị nặng, năng suất có

thể giảm từ 10 - 15%. Hiện tượng chín ép ở ngô là do nấm xâm nhập vào trong bắp.

Số liệu bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn ở các công thức nhẹ

biến động từ 2,3 - 5,7%. Trong đó công thức 3 có tỷ lệ nhiễm bệnh nặng hơn (5,7%), công thức 1 có tỷ lệ nhiễm bệnh nhẹ (2,3%).

4.4.2. nh hưởng ca mt độ khong cách gieo trng đến t l đổ r, gãy thân ca ging ngô nếp lai HN88 thân ca ging ngô nếp lai HN88

Các yếu tố chống chịu với điều kiện tự nhiên như đổ rễ, gãy thân, hạn, rét… là trong các yếu tố được các nhà chọn giống quan tâm hàng đầu trong công việc chọn tạo giống ngô. Vì nó liên quan chặt chẽ tới tính ổn định năng suất của giống ngô. Trong thời gian thí nghiệm vụ Xuân năm 2014 tại Thái Nguyên, kết quả theo dõi ở bảng 4.5 cho thấy giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách có khả năng chống đổ biến động từ 2,0 - 34,0%. Công thức 1 và 4 có tỷ lệ đổ rễ ít từ 2,0 - 4,3%. Công thức 3 và 5 có tỷ lệ đổ rễ cao 20,7 - 34,0%. Vì giai đoạn trước trỗ cờ, thụ phấn, thụ tinh gặp một trận mưa gió to nên tỷ lệ đổ rễ cao.

Qua bảng 4.4 cho thấy: Tỷ lệ gãy thân ở các công thức thí nghiệm đều

đạt điểm 1, cho thấy khả năng chống đổ ở các công thức là rất tốt. Nguyên nhân là do ngô nếp vụ này bị sâu đục thân gây hại rất ít.

4.5. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo trồng đến năng suất bắp tươi và thân lá của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên và thân lá của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá một giống ngô mới trước khi đưa vào sản suất đại trà, bởi năng suất là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố di truyền (giống), điều kiện môi trường sống (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, dinh dưỡng, sâu bệnh, điều kiện chăm sóc, biện pháp kỹ thuật…). Năng suất bắp tươi, năng suất thân lá của các mật độ khoảng cách được trình bày qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Năng suất bắp tươi và năng suất thân lá của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách

Công thức Năng suất bắp tươi (tạ/ha)

Năng suất thân lá (tạ/ha) 1 92,0* 106,6* 2 74,0* 86,0ns 3 73,3ns 82,7ns 4 83,7* 95,8* 5 (Đ/c) 56,3 71,8 P <0,05 <0,05 CV (%) 12,3 13,0 LSD.05 17,55 21,67 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 Công thức N ă n g s u ấ t (t ạ /h a ) NS bắp tươi NS thân lá Hình 4.1: Biu đồ năng sut bp tươi và năng sut thân lá ca các công thc thí nghim

4.5.1. Năng sut bp tươi

Năng suất bắp tươi của các mật độ trong thí nghiệm: Được thu hoạch vào giai đoạn bắp ngô chín sữa, đây là giai đoạn thu hoạch rất quan trọng cho người trồng ngô bán bắp tươi. Chính vì vậy, việc xác định thời gian chín sữa là rất cần thiết, để người áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cần thiết,

đảm bảo cho bắp đồng đều, tỷ lệ bắp loại 1 cho thu hoạch đạt cao nhất.

Qua bảng 4.5 cho thấy: Năng suất bắp tươi biến động từ 56,3 - 92,0 tạ/ha. Trong đó công thức 1 (92,0 tạ/ha), công thức 2 (74,0 tạ/ha) và công thức 4 (83,7 tạ/ha) có năng suất bắp tươi cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 5) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 3 có năng suất bắp tươi tương đương so với công thức đối chứng.

4.5.2. Năng sut thân lá

Qua bảng 4.5 cho thấy năng suất thân lá biến động từ 71,8 - 106,6 tạ/ha. Trong đó, công thức 1 (50 cm x 30 cm) và công thức 4 (60 cm x 25 cm) có năng suất thân lá lần lượt là 106,6; 95,8 tạ/ha cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 5) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức 2 (50 cm x 35 cm) và 3 (60 cm x 30 cm) có năng suất thân lá tương đương so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

4.6. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của công tác nghiên cứu và sản xuất ngô. Đồng thời, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khả ăng thích ứng với điều kiện môi trường của giống. Năng suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng, khối lượng nghìn hạt, chiều dài bắp và đường kình bắp. Ngoài ra, năng suất ngô còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như: Thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ

thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh. Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai HN88 chúng tôi thu được kết quảở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014

tại Thái Nguyên

Công thức Số bắp/ cây Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số hàng/ bắp (hàng) Số hạt/ hàng (hạt) P 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 0,97 14,2* 4,3ns 12,7* 28,8* 330,0* 78,2* 32,5* 2 0,92 12,6ns 4,2ns 12,0ns 26,3ns 298,7ns 49,6ns 28,5ns 3 0,94 13,1ns 3,8* 11,8ns 26,7ns 306,7ns 50,4ns 27,9ns 4 0,95 13,3* 4,2ns 12,1ns 28,4* 310,0ns 67,1* 30,8* 5 (Đ/c) 0,90 12,1 4,1 11,6 25,3 288,3 44,7 26,8 P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) - 4,8 2,4 2,2 3,6 4,2 4,7 3,4 LSD.05 - 1,2 0,2 0,5 1,8 24,4 5,2 1,9 Hình 4.2: Biu đồ năng sut lý thuyết và năng sut thc thu ca các công thc thí nghim

4.6.1. S bp trên cây

Qua số liệu bảng 4.6 cho thấy: Tất cả các công thức thí nghiệm có số bắp trên cây tương đương so với công thức đối chứng (số bắp/cây dao động từ 0,90 - 0,97 bắp/cây). Như vậy, mật độ khoảng cách khác nhau không ảnh hưởng nhiều tới số bắp trên cây của giống ngô nếp lai HN88.

4.6.2. Chiu dài bp

Chiều dài bắp được đo từ đầu bắp đến tận múp bắp. Chiều dài bắp là một chỉ tiêu quan trọng cấu thành nên năng suất và tỷ lệ thuận với năng suất, chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngược lại. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền giống, còn phụ thuộc diều kiện chăm sóc, chế độ phân bón.

Bảng số liệu 4.6 cho thấy: Chiều dài bắp của các công thức thí nghiệm biến động từ 12,1 - 14,2 cm. Trong đó công thức 1 và công thức 4 có chiều dài bắp cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 5) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Công thức 2 và công thức 3 có chiều dài bắp tương đương so với công thức đối chứng.

4.6.3. Đường kính bp

Chiều dài bắp và đường kính bắp là hai yếu tố quyết định số hạt/bắp và tỷ

lệ thuận với năng suất của ngô. Đường kính bắp càng lớn thì năng suất càng cao và ngược lại. Đường kính bắp phụ thuộc vào giống và chếđộ chăm sóc.

Qua bảng 4.6 cho thấy: Đường kính bắp của giống ngô nếp lai HN88 ở

các công thức thí nghiệm biến động từ 3,8 - 4,3 cm. Trong đó công thức 3 có

đường kính bắp đạt 3,8 cm thấp hơn so với công thức đối chứng (công thức 5) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có đường kính bắp tương đương so với công thức đối chứng.

4.6.4. S hàng trên bp

Số hàng trên bắp chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, ít phụ thuộc vào điêu kiện khí hậu và chế độ canh tác. Được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái, số hàng trên bắp thường là số chẵn.

Qua bảng 4.6 cho thấy: Số hàng trên bắp của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức thí nghiệm biến động từ 11,6 - 12,7 hàng. Công thức 1 có số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)